WHO cảnh báo các quốc gia châu Phi có thể bỏ lỡ mục tiêu tiêm chủng
Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, ngày 3/9, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo hầu hết các quốc gia châu Phi sẽ bỏ lỡ mục tiêu “quan trọng” là tiêm chủng cho 10% dân số dễ bị tổn thương nhất trước đại dịch COVID-19 vào cuối tháng 9/2021.
Tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Tunis, Tunisia, ngày 15/8/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Văn phòng WHO tại châu Phi cảnh báo: 42/54 quốc gia, tương đương gần 80% quốc gia ở châu Phi, sẽ không đạt mục tiêu trừ khi tăng tốc độ cung cấp vaccine và tiêm chủng. Theo Tiến sĩ Matshidiso Moeti, Giám đốc WHO khu vực châu Phi, việc tích trữ vaccine đã kìm hãm châu Phi và khu vực này cần thêm vaccine khẩn cấp. Bà nói thêm rằng khi có nhiều vaccine hơn, các quốc gia châu Phi phải tập trung thực hiện và thúc đẩy các kế hoạch nhanh chóng tiêm chủng cho hàng triệu người vẫn đang đối mặt với mối đe dọa nghiêm trọng từ COVID-19.
Theo WHO, việc cung cấp vaccine COVID-19 cho châu Phi đã được cải thiện với gần 21 triệu liều sẽ được phân bổ vào tháng 8, thông qua hệ thống phân phối Covax. Con số này bằng tổng số vaccine của bốn tháng trước đó cộng lại. Tuy có nguy cơ bỏ lỡ mục tiêu tiêm chủng quan trọng nói trên, nhưng với nhiều loại vaccine hơn dự kiến từ Covax và Liên minh châu Phi vào cuối tháng 9, mục tiêu vẫn có thể đạt được. Hiện 26 quốc gia đã sử dụng ít hơn một nửa số liều vaccine COVID-19 mà họ đã sở hữu. Các chuyên gia lo ngại rằng việc miễn cưỡng dùng vaccine, xuất phát từ sự hoài nghi của công chúng đối với các mũi tiêm từ nước ngoài và lo sợ về tác dụng phụ, có thể kéo dài đại dịch ở châu Phi, lục địa có gần 1,3 tỷ dân.
WHO cho biết thêm số ca nhiễm COVID-19 đã giảm nhẹ ở châu Phi nhưng vẫn ở mức cao. Chín quốc gia châu Phi, bao gồm Nam Phi, Maroc và Tunisia, đã đạt được mục tiêu tiêm chủng 10% của tổ chức này.
WHO hối thúc Tunisia tăng tốc tiêm chủng dù đã qua đỉnh dịch COVID-19
Ngày 2/8, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đánh giá Tunisia, quốc gia thuộc nhóm có tỷ lệ tử vong vì COVID-19 cao nhất thế giới, có thể đã qua đỉnh dịch trong làn sóng lây nhiễm mới nhất, song khuyến cáo chính phủ nước này vẫn cần phải tăng tốc chương trình tiêm chủng.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Tunis, Tunisia, ngày 4/6/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo WHO, các thông số cho thấy đỉnh dịch tại Tunisia có thể đã trôi qua. Tuy nhiên, tình trạng thiếu hụt nguồn cung vaccine, các bệnh viện bị quá tải, tình trạng thiếu oxy và sự lây lan nhanh của biến thể Delta trên khắp đất nước cho thấy nguy cơ xảy ra thảm họa y tế ở Tunisia vẫn còn hiện hữu.
Đại diện của WHO tại Tunisia Yves Souteyrand cho biết biến thể Delta gây ra hơn 90% số ca bệnh tại Tunisia, trong khi khó đánh giá được đầy đủ tác động từ việc các gia đình tập trung trong một kỳ nghỉ lễ gần đây, do đó những yếu tố này hoàn toàn có thể đảo ngược những tiến bộ đã đạt được. Bà nhấn mạnh việc đẩy nhanh chiến dịch tiêm chủng là một thách thức đối với quốc gia này.
Trong 10 ngày qua, Tunisia đã nhận được khoảng 7 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 và có thể sẽ sớm nhận được thêm 2 hoặc 3 triệu liều nữa. Bên cạnh đó, WHO cũng đã cung cấp hơn 400 máy tạo oxy cho quốc gia trên. Ngày 3/8, Tunisia bắt đầu chiến dịch tiêm phòng lưu động tại nhiều khu vực, mở rộng đối tượng tiêm phòng đến độ tuổi trên 40. Trong 7 ngày qua, quốc gia Bắc Phi này liên tục là nước có tỷ lệ tử vong vì COVID-19 cao nhất thế giới, với tỷ lệ trung bình là 10,64 ca/100.000 dân.
COVAX dự kiến có thêm 250 triệu liều vaccine trong những tuần tới Ngày 28/7, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thông báo cơ chế chia sẻ vaccine toàn cầu COVAX dự kiến sẽ tiếp nhận 250 triệu liều vaccine COVID-19 trong 6 đến 8 tuần tới. Vaccine ngừa COVID-19 được phân phối theo cơ chế COVAX tại làng Salem, phía đông thành phố Nablus, Bờ Tây. Ảnh: THX/TTXVN Cụ thể, trong bản báo cáo...