WHO: Cần thêm nhiều nghiên cứu về tác hại của hạt vi nhựa
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 22-8 công bố báo cáo cho biết, các hạt vi nhựa chứa trong nước uống gây ra nguy cơ thấp với sức khỏe con người ở các mức độ hiện tại, tuy nhiên cần có thêm nhiều nghiên cứu hơn nữa để đưa ra được kết luận trấn an người tiêu dùng.
Trong báo cáo đầu tiên về các mối nguy cơ sức khỏe tiềm ẩn liên quan đến tiêu hóa, WHO cho hay, các nghiên cứu trong hơn một năm qua về các hạt nhựa phát hiện trong nước máy và nước đóng chai đã gây ra những quan ngại trong công chúng.
Hạt vi nhựa đi vào trong các nguồn nước chủ yếu qua dòng chảy và nước thải. Các bằng chứng cho thấy các hạt vi nhựa được tìm thấy trong một số nước đóng chai phần nhỏ là do quá trình đóng chai hoặc từ bao bì hay những chiếc nắp nhựa.
Nghiên cứu này tập trung vào các vấn đề như, điều gì xảy ra khi phụ gia hóa chất trong các hạt nhựa khi chúng đi vào đường tiêu hóa.
Theo báo cáo, phần lớn các hạt nhựa trong nước lớn hơn 150 mcm và được đào thải khỏi cơ thể, trong khi “các hạt nhỏ hơn có khả năng xuyên qua thành ruột và đến các mô khác”.
Chuyên gia kỹ thuật của WHO và là một trong những đồng tác giả của bản báo cáo, Jennifer De France cho hay, các quan ngại y tế tập trung vào những hạt nhựa có kích thước nhỏ hơn 150 mcm.
Video đang HOT
Theo bà, những bằng chứng về các hạt nhựa có kích thước rất nhỏ còn rất hạn chế, do đó cần phải có thêm nhiều nghiên cứu hơn về việc chúng được hấp thụ thế nào, phân tán ra sao và các tác động của chúng với cơ thể con người. Và cũng cần phải có nhiều hơn nghiên cứu về mối nguy cơ của việc hấp thụ những hạt vi nhựa qua môi trường sống của chúng ta, như trong nước uống, không khí và thực phẩm.
Chuyên gia nghiên cứu hạt vi nhựa Alice Horton đến từ Trung tâm Hải dương học Quốc gia Anh, viết trong bản báo cáo mới nhất của WHO rằng, mặc dù chưa có những dữ liệu có thể kết luận việc hấp thụ những hạt vi nhựa gây nguy hiểm với sức khỏe loài người, “song điều này không có nghĩa là chúng vô hại”.
Theo một nghiên cứu của Quỹ WWF hồi tháng sáu vừa qua, sự ô nhiễm rác thải nhựa đang lan rộng trong môi trường sống của chúng ta đến mức như mỗi người phải tiêu hóa 5gr rác thải nhựa mỗi tuần, tương đương với việc ăn một tấm thẻ tín dụng.
Nghiên cứu này nói rằng nguồn nhựa lớn nhất mà con người đưa vào cơ thể là nước uống, nhưng có một lớn khác là từ các loài nhuyễn thể.
Trong báo cáo, WHO khuyến cáo người tiêu dùng và các chính phủ cần phải làm nhiều hơn nữa để giảm việc sử dụng đồ nhựa nhằm bảo vệ môi trường.
Bên cạnh đó, WHO cũng khuyến cáo người dân cần tập trung chú ý hơn vào việc loại bỏ các vi khuẩn gây hại trong nước uống, là nguyên nhân của gần 500 nghìn ca tử vong do tiêu chảy mỗi năm.
Theo CNA, DW/nhandan
Nghiên cứu phát hiện ra tuyết trên Bắc cực chứa đầy... hạt vi nhựa
Có đến hơn 10.000 hạt vi nhựa trong mỗi lít băng ở Bắc cực!
Vi nhựa, những hạt nhựa siêu nhỏ có mặt trên tất cả mọi thứ, đã được phát hiện trộn lẫn trong tuyết ở các vùng xa xôi hẻo lánh nhất của thế giới, trong đó có cả Bắc cực.
Theo đó, trong một nghiên cứu được tiến hành gần đây, người ta tìm thấy hơn 10.000 hạt vi nhựa trong mỗi lít băng ở Bắc cực, một con số cao đến đáng ngạc nhiên, cho thấy ngay cả những khu vực chẳng ai mò đến trên Trái đất cũng không thể thoát được những vấn đề đang rất nóng liên quan đến vật liệu nhựa mà cả nhân loại đang phải đối phó.
Những mẫu tuyết đã được thu thập từ đảo Svalbard, cũng như các khu vực ở Thụy Sỹ và Đức. Vi nhựa - có nghĩa là những hạt nhựa có kích thước dưới 5mm - được tìm thấy trong rất nhiều nguồn khác nhau, một vài trong số đó có liên quan đến các loại lốp cao su và màu vẽ.
Không như các khu vực trên đất liền, đảo Svalbard khá tách biệt và chủ yếu được bao phủ bởi băng tuyết, khiến các nhà khoa học tự hỏi không rõ làm cách nào mà một lượng lớn hạt nhựa lại xuất hiện ở đây? Nghiên cứu chỉ ra rằng gió có thể đã mang các hạt vi nhựa đến khu vực này.
Những hạt vi nhựa rơi ra từ nhiều sản phẩm chúng ta đang sử dụng thường ngày đã bị gió cuốn vào bầu khí quyển, sau đó thả trở lại xuống mặt đất cùng với những cơn mưa hay tuyết rơi.
Đảo Svalbard được mệnh danh là Thủ đô của Bắc cực
Nhiều hạt nhựa được tìm thấy trong tuyết ở Bắc cực đã trải qua một quãng đường rất dài, đến từ châu Á và châu Âu, gây ô nhiễm cho một trong những khu vực được cho là hoang sơ bậc nhất trên địa cầu. Hiện vẫn chưa rõ những hạt vi nhựa này sẽ gây ảnh hưởng ra sao đến sức khỏe của những người vô tình đưa chúng vào cơ thể.
Dù trong một số trường hợp, hạt vi nhựa là một sản phẩm được tạo ra để sử dụng trong một số sản phẩm chăm sóc sắc đẹp (các hạt microbead), nhiều trong số chúng là kết quả của quá trình phân rã hoặc hư hỏng của những sản phẩm với kích cỡ lớn hơn rất nhiều.
Ví dụ, tàu thủy khi va chạm với băng sẽ khiến những hạt nhựa chứa trong lớp sơn trên vỏ tàu bong ra. Các loại lưới đánh cả bị vứt bỏ, các công-ten-nơ thất lạc, và các sản phẩm khác bị bỏ mặc và phân rã trong môi trường càng khiến vấn để trở nên phức tạp hơn.
Tham khảo: SlashGear
Theo Trí thức trẻ
Nước lọc để trong xe ô tô sẽ thành chất độc nếu bạn vẫn giữ thói quen này Thói quen để chai nước trong xe có thể vô hại trong những ngày trời mát mẻ. Tuy nhiên, khi nhiệt độ tăng cao vào những tháng hè như hiện tại sẽ tiềm nhiều ẩn nhiều nguy hiểm đến sức khỏe. Liên quan tới dự trữ nước lọc để trong xe ô tô, trước đó một nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc...