WHO bất ngờ hủy công bố báo cáo sơ bộ về nguồn gốc virus corona ở Vũ Hán
Căng thẳng quan hệ Mỹ – Trung gia tăng xung quanh cuộc điều tra về nguồn gốc virus corona của WHO ở Vũ Hán, Trung Quốc. Trong diễn biến mới nhất, một nhóm các nhà khoa học hối thúc mở thêm một cuộc điều tra khác.
Úc nói Trung Quốc đừng trì hoãn đón tiếp các chuyên gia WHO tìm hiểu nguồn gốc virus Chuyên gia Trung Quốc nói ‘virus corona có nguồn gốc từ Ấn Độ, nhảy từ vật sang người’ Chuyên gia WHO tới Trung Quốc điều tra nguồn gốc virus corona
Một nhân viên an ninh đứng bên ngoài Viện virus học Vũ Hán ngày 3-2 khi các thành viên trong nhóm điều tra của WHO tới làm việc ở đây – Ảnh: REUTERS
Theo báo Wall Street Journal , nhóm điều tra nguồn gốc virus corona do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) chủ trì sẽ hủy bỏ việc công bố báo cáo sơ bộ về chuyến công tác gần đây của họ tới Vũ Hán.
Ý định hủy bỏ công bố báo cáo của nhóm có liên quan tới tình hình gia tăng căng thẳng trong quan hệ giữa Bắc Kinh và Washington về cuộc điều tra này.
Trong khi đó, một nhóm các nhà khoa học quốc tế đã gửi thư ngỏ, hối thúc mở cuộc điều tra khác về nguồn gốc virus, trong đó có cả việc điều tra về giả thuyết virus corona đã thoát ra từ một phòng thí nghiệm ở Trung Quốc.
Trong bức thư ngỏ đề ngày gửi 4-3 của một nhóm 26 nhà khoa học từ nhiều nước cùng ký tên đồng thuận, các nhà khoa học hối thúc mở một cuộc điều tra quốc tế mới về nguồn gốc virus corona.
Họ cho rằng tháng trước, nhóm điều tra của WHO tới thành phố Vũ Hán, nơi những ca bệnh COVID-19 đầu tiên được phát hiện, đã chưa được tiếp cận đủ với các nguồn gốc có thể là nơi phát sinh mầm bệnh corona, trong đó có cả giả thuyết virus này đã bị thoát ra từ một phòng thí nghiệm.
Video đang HOT
Đề nghị của nhóm các nhà khoa học được đưa ra trong bối cảnh Mỹ cũng đang vận động để có một sự minh bạch lớn hơn về cuộc điều tra nguồn gốc virus corona.
Washington cho biết họ đang chờ để được xem xét, đánh giá báo cáo về cuộc điều tra của nhóm công tác tại Vũ Hán.
Mỹ cũng hối thúc Trung Quốc công bố mọi dữ liệu liên quan, trong đó gồm cả thông tin về những ca nhiễm COVID-19 đầu tiên được xác định trong tháng 12-2019 và cả những ca mắc bệnh có thể sớm hơn thời điểm ấy.
Trong khi đó Bắc Kinh lại cũng đang hối thúc để WHO phải tổ chức các đoàn công tác điều tra nguồn gốc virus corona tại các nước khác, trong đó có Mỹ, để làm rõ chuyện có hay không việc virus corona bắt đầu phát sinh từ một nước khác, sau đó lan tới Trung Quốc qua đường lây là thực phẩm đông lạnh.
Ngày 12-2, tổng giám đốc WHO, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus, từng nói nhóm điều tra sẽ công bố một báo cáo sơ bộ tóm tắt về chuyến làm việc tại Vũ Hán trong tuần sau đó, và sẽ công bố một báo cáo đầy đủ trong nhiều tuần sau nữa.
Tuy nhiên tới nay bản báo cáo tóm tắt đó vẫn chưa được công bố, và theo ông Peter Ben Embarek – nhà khoa học an toàn thực phẩm là trưởng đoàn công tác ở Vũ Hán, nhóm công tác của WHO sẽ hủy bỏ kế hoạch công bố báo cáo sơ bộ.
Ông Ben Embarek cho rằng “theo định nghĩa thì một bản báo cáo tóm tắt không bao gồm mọi chi tiết”, và “sẽ không làm thỏa mãn sự tò mò của độc giả”.
Một người phát ngôn của WHO cho biết bản báo cáo cuối cùng “sẽ được công bố trong những tuần tới và sẽ bao gồm các phát hiện chính”.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc bình luận bức thư ngỏ của nhóm 26 nhà khoa học thực chất chỉ là một thứ “bình mới rượu cũ”, nhắc lại việc đoàn công tác tới Vũ Hán của WHO đã cho biết khả năng virus corona thoát ra từ một phòng thí nghiệm là không thể xảy ra và không đáng để tiếp tục nghiên cứu nữa.
WHO phát hiện đã có 13 biến thể nCoV ở Vũ Hán vào tháng 12/2019
Nhóm điều tra WHO tại Trung Quốc tìm thấy 13 biến thể nCoV ở Vũ Hán trong đợt bùng phát cuối năm 2019, cho thấy dịch bệnh có thể lớn hơn báo cáo.
Thông tin được điều tra viên thuộc phái đoàn của Tổ chức Y tế Thế giới Peter Ben Embarek cho biết hôm 14/2. Nhóm chuyên gia WHO tới Trung Quốc để điều tra được giới chức nước này cho nói chuyện với những bệnh nhân đầu tiên, gồm một nhân viên văn phòng khoảng 40 tuổi, được xác nhận nhiễm virus hôm 8/12.
Dữ liệu từ chuyến đi của phái đoàn WHO có thể tăng thêm lo ngại của các nhà khoa học đang nghiên cứu về nguồn gốc của Covid-19. "Virus đã lưu hành rộng rãi ở Vũ Hán vào tháng 12, đây là một phát hiện mới", Embarek nói.
Chuyên gia của WHO cho biết thêm phái đoàn đã được các nhà khoa học Trung Quốc trình bày về 174 ca nhiễm nCoV tại thành phố Vũ Hán và vùng lân cận vào tháng 12/2019. 100 trường hợp trong số này được xác nhận nhiễm nCoV bằng các xét nghiệm trong phòng thí nghiệm và 74 người còn lại được xác nhận thông qua chẩn đoán lâm sàng dựa trên các triệu chứng của bệnh nhân.
Phái đoàn WHO thăm Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Động vật Hồ Bắc ở Vũ Hán, Trung Quốc, hôm 2/2. Ảnh: Reuters.
Embarek cho biết dữ liệu trên cho thấy Covid-19 có thể đã ảnh hưởng đến hơn 1.000 người ở Vũ Hán vào thời điểm cuối tháng 12/2019 và các bác sĩ Trung Quốc có thể chỉ chú ý sớm đến các ca nhiễm nghiêm trọng như 174 trường hợp trên.
"Chúng tôi không thực hiện bất cứ mô hình dự đoán nào kể từ đó. Nhưng chúng tôi biết, trong số liệu về những người bị nhiễm nCoV, khoảng 15% là các ca bệnh tiến triến nặng, còn phần lớn là ca bệnh nhẹ", Embarek đưa ra căn cứ dự đoán.
Chuyên gia WHO cho biết thêm phái đoàn của họ cũng đã có thể thu thập 13 chuỗi gen khác nhau của nCoV từ tháng 12/2019. Các chuỗi này, nếu được kiểm tra với dữ liệu bệnh nhân nhiễm virus rộng hơn ở Trung Quốc vào năm 2019, có thể cung cấp manh mối tiềm năng về địa điểm và thời gian bùng phát Covid-19 trước tháng 12.
"Một số đến từ các khu chợ, nhưng một số khác thì không. Đây là thứ mà chúng tôi đã tìm thấy như một phần trong sứ mệnh của mình", Embarek nói về các chủng nCoV.
Những thay đổi trong cấu trúc gen của virus là điều phổ biến và thường vô hại, xảy ra theo thời gian khi bệnh truyền giữa người hay động vật. Chuyên gia Embarek từ chối đưa ra kết luận về việc liệu 13 biến thể virus có ảnh hưởng như nào đối với lịch sử xuất hiện của Covid-19 trước tháng 12.
Tuy nhiên, việc phát hiện ra rất nhiều biến thể khác nhau của nCoV cũng có thể cho thấy virus này đã lưu hành lâu hơn chỉ trong vòng tháng 12/2019, như một số nhà virus học đã gợi ý trước đây.
"Vì đã có sự đa dạng di truyền trong các trình tự nCoV được lấy mẫu từ Vũ Hán vào tháng 12/2019, có khả năng là virus đã lưu hành trong khoảng thời gian dài hơn là chỉ trong vòng một tháng đó", Giáo sư Edward Holmes, nhà virus học tại Đại học Sydney, nói.
Holmes, người đã nghiên cứu về thời gian xuất hiện của nCoV, cho biết 13 chủng virus này có thể cho thấy nCoV đã lây lan trong một thời gian mà không bị phát hiện trước khi bùng phát dịch ở Vũ Hán, trong đó lần đầu được phát hiện ở chợ hải sản Hoa Nam.
Nhóm chuyên gia quốc tế thuộc WHO vừa kết thúc cuộc điều tra tại thành phố Vũ Hán, nơi Covid-19 khởi phát, với đánh giá rằng không đủ bằng chứng để kết luận nCoV đã lan truyền tại Vũ Hán trước tháng 12/2019, thời điểm những ca nhiễm đầu tiên được chính quyền công bố.
Dominic Dwyer, chuyên gia Australia và cũng là một thành viên nhóm điều tra của WHO, cho biết Trung Quốc đã từ chối cung cấp dữ liệu thô về 174 trường hợp nhiễm nCoV đầu tiên ở Vũ Hán, bao gồm thông tin chi tiết về các các ca bệnh. Thay vào đó, Bắc Kinh chỉ đưa ra bản tóm tắt.
Anh, Mỹ đã bày tỏ lo ngại về cuộc điều tra Covid-19 của WHO, đặc biệt là về mức độ tiếp cận thông tin mà nhóm được phía Trung Quốc cung cấp. Đáp lại, đại sứ quán Trung Quốc tại Mỹ cáo buộc Washington "làm tổn hại sâu sắc hợp tác quốc tế trong ứng phó Covid-19, nhưng lại ra vẻ như chưa có gì xảy ra và đang đổ lỗi cho WHO, cùng các nước ủng hộ cơ quan này".
Các giả thuyết của WHO về nguồn gốc COVID-19 khi tới Vũ Hán Phái đoàn công tác của WHO vừa kết thúc 28 ngày tới Vũ Hán điều tra về dịch COVID-19 để tìm các chứng cứ giúp xác định cách thức dịch bệnh đã bùng lên và lây lan ra sao. Từ phải qua: Bà Marion Koopmans và ông Ben Embarek, các thành viên trong nhóm chuyên gia của WHO tới Vũ Hán; ông Liang...