WHO báo động tình trạng sử dụng rượu, thuốc lá điện tử trong thiếu niên
Văn phòng của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại khu vực châu Âu ngày 24/4 công bố báo cáo cho thấy một “bức tranh đáng lo ngại” về việc sử dụng chất gây nghiện trong thiếu niên.
Trẻ em hút thuốc lá tại Jakarta, Indonesia. Ảnh: AFP/ TTXVN
Báo cáo “Hành vi sức khỏe ở trẻ em trong độ tuổi đi học” được thực hiện 4 năm/lần. Năm nay báo cáo được xây dựng dựa trên dữ liệu khảo sát đối với 280.000 thanh niên trong độ tuổi 11, 13 và 15 ở châu Âu, Trung Á và Canada, với kết quả chỉ ra rằng việc sử dụng rượu và thuốc lá điện tử phổ biến ở thiếu niên hiện nay là “đáng báo động”.
WHO nêu rõ các nhà hoạch định chính sách không thể bỏ qua những phát hiện chấn động nêu trên do hậu quả về lâu dài của những xu hướng này này là rất lớn.
Theo báo cáo, 57% số thiếu niên 15 tuổi được hỏi thừa nhận đã uống rượu ít nhất 1 lần. Ngoài ra, 9% thiếu niên cho biết đã từng say xỉn ít nhất 2 lần.
Video đang HOT
Có 56% số các em gái được hỏi cho biết từng uống rượu, trong khi tỉ lệ này ở các em trai là 56%. WHO lưu ý rằng việc uống rượu nói chung đã giảm ở các nam thiếu niên, trong khi lại tăng lên ở các nữ thiếu niên. Có tới 38% số các em gái được hỏi thừa nhận rằng mình đã say rượu ít nhất 1 lần trong 30 ngày qua, trong khi tỷ lệ này ở các nam thiếu niên là 36%.
Báo cáo của WHO nhấn mạnh: “Những phát hiện này nêu bật tình trạng rượu sẵn có và phổ biến, qua đó cho thấy nhu cầu cấp thiết về các biện pháp chính sách tốt hơn để bảo vệ trẻ em và thanh thiếu niên khỏi tác hại do rượu gây ra”.
Theo WHO khu vực châu Âu – chịu trách nhiệm quản lý vấn đề y tế tại 53 quốc gia châu Âu, trong đó có một số quốc gia ở Trung Á, tỷ lệ trẻ em uống rượu tăng từ 5% ở độ tuổi 13 lên 20% ở độ tuổi 15, “chứng tỏ xu hướng lạm dụng rượu trong giới trẻ ngày càng gia tăng”.
Báo cáo của WHO cũng nhấn mạnh việc sử dụng thuốc lá điện tử (thường được gọi là “vape”) ngày càng tăng trong thiếu niên.
Kết quả khảo sát cho thấy trong năm 2022 có 13% số trẻ em từ 11-15 tuổi đã hút thuốc, ít hơn 2 điểm phần trăm so với 4 năm trước đó. Khoảng 32% thiếu niên 15 tuổi đã sử dụng thuốc lá điện tử và 20% cho biết đã hút 1 lần trong 30 ngày qua.
Giám đốc WHO khu vực châu Âu Hans Kluge cho biết: “Việc sử dụng các chất có hại rộng rãi ở trẻ em tại nhiều quốc gia thuộc khu vực châu Âu và cả tại các khu vực khác nữa đang là một mối đe dọa nghiêm trọng đối với sức khỏe cộng đồng”. Ông đề xuất các chính phủ cần tăng thuế đối với rượu và thuốc lá điện tử, hạn chế lưu hành và quảng cáo về những sản phẩm này trên thị trường, đồng thời ban hành lệnh cấm các chất tạo hương liệu.
Theo WHO: “Việc một người tham gia các hành vi có nguy cơ cao khi còn ở lứa tuổi thanh thiếu niên có thể hình thành hành vi của họ ở giai đoạn trưởng thành, trong đó việc sử dụng chất kích thích khi còn nhỏ sẽ gây nguy cơ nghiện cao hơn ở thời điểm sau đó. Bản thân họ, cũng như cả xã hội sẽ phải trả giá đắt cho những hậu quả này”.
WHO kêu gọi thành lập mạng lưới toàn cầu phát hiện virus cúm gia cầm
Ngày 24/4, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) kêu gọi tăng cường các mạng lưới phát hiện toàn cầu đối với virus cúm gia cầm H5N1 hiện đã lây nhiễm ở một số lượng lớn các loài động vật.
Các chuyên gia đã phát hiện hiện virus H5N1 với nồng độ rất cao trong sữa nguyên liệu hoặc sữa chưa thanh trùng từ những con bò mắc bệnh. Ảnh minh họa: REUTERS
Mới đây WHO đã phát hiện virus H5N1 với nồng độ rất cao trong sữa nguyên liệu hoặc sữa chưa thanh trùng từ những con bò mắc bệnh. Các chuyên gia đã rất ngạc nhiên về phát hiện này vì bò vốn không dễ mắc chủng cúm này.
Phát biểu tại họp báo ở Geneva (Thụy Sĩ), bà Maria Van Kerkhove - người phụ trách công tác phòng ngừa và ứng phó đại dịch của WHO - nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giám sát chặt chẽ các loài động vật trên toàn cầu, bên cạnh công tác giám sát các loài chim và gia cầm đang được triển khai. Bà Van Kerkhove nêu rõ cần phải mở rộng tăng cường giám sát đối với các sản phẩm sữa để bảo vệ sức khỏe của người dân. Bà cũng lưu ý rằng phương pháp thanh trùng, bao gồm đun nóng sữa để diệt vi khuẩn, là biện pháp được khuyến khích và an toàn. Bà cho biết mặc dù việc phát hiện virus cúm gia cầm ở bò sữa không làm thay đổi cơ bản đánh giá rủi ro của WHO, song đây là điều đáng lo ngại.
Hiện tại không có bằng chứng virus H5N1 lây từ người sang người, nhưng các quan chức y tế quan ngại rằng nếu virus lây lan rộng sẽ biến đổi thành một dạng có thể lây truyền giữa người với người. Theo bà Van Kerkhove, chừng nào H5N1 còn tiếp tục lưu hành và kết hợp với các loài động vật, virus này vẫn có nguy cơ làm bùng phát dịch bệnh và thậm chí có khả năng dẫn đến đại dịch.
Gia cầm được nuôi tại trang trại ở Sant' Anna dal Faedo, Italy. Ảnh: AFP/TTXVN
Từ năm 2003 đến ngày 1/4/2024, WHO đã ghi nhận 463 trường hợp tử vong trong số 889 trường hợp nhiễm cúm H5N1 ở người tại 23 quốc gia. Tuy nhiên, theo bà Van Kerkhove, kể từ năm 2021, chỉ có 28 trường hợp nhiễm chủng cúm này ở người.
Cúm H5N1 (cúm A) xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1996, nhưng kể từ năm 2020, số đợt bùng phát ở các loài chim đã tăng theo cấp số nhân, cùng với xu hướng gia tăng số lượng động vật có vú mắc bệnh.
Chủng virus này đã làm chết hàng chục triệu gia cầm, trong khi các loài chim hoang dã, động vật có vú trên cạn và dưới biển cũng mắc bệnh.
Đầu tháng 4 này, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) của Mỹ thông báo ghi nhận một người nhiễm cúm gia cầm ở bang Texas sau khi tiếp xúc với bò sữa được cho là nhiễm virus. Đây là trường hợp thứ 2 nhiễm cúm gia cầm H5N1 ở người được ghi nhận tại Mỹ.
WHO: Siro ho nhiễm độc của Johnson & Johnson không còn được bán ở châu Phi Ngày 22/4, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết lô siro ho trẻ em bị nhiễm độc mang nhãn hiệu Benylin Paediatric đã không còn được bán tại các nước châu Phi. Đầu tháng này, Nigeria đã thu hồi một lô thuốc ho và dị ứng dành cho trẻ em sau khi các xét nghiệm cho thấy sản phẩm chứa hàm...