WHO bác bỏ quan điểm cho rằng biến thể Omicron không gây ra nguy cơ nào
Ngày 18/1, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus nhận định phải mất thời gian dài nữa đại dịch COVID-19 mới có thể kết thúc, đồng thời bác bỏ quan điểm cho rằng biến thể Omicron không gây ra nguy cơ nào.
Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus phát biểu tại một cuộc họp báo ở Geneva, Thụy Sĩ. Ảnh: AFP/TTXVN
Người đứng đầu WHO cảnh báo không nên xem nhẹ biến thể Omicron vốn lây lan nhanh kể từ tháng 11/2021. Hiện đang có luồng ý kiến cho rằng biến thể Omicron có khả năng lây lan nhanh hơn so với các biến thể trước, song dường như ít gây bệnh nặng. Điều này đã làm dấy lên cuộc tranh luận liệu COVID-19 có đang ở thời điểm chuyển từ giai đoạn đại dịch sang bệnh đặc hữu – mà con người có thể chung sống với virus SARS-CoV-2. Tuy nhiên, WHO nêu rõ số ca mắc mới tăng mạnh đồng nghĩa với việc nhiều người vẫn còn mắc bệnh nặng và nguy kịch.
Phát biểu với báo giới ngày 18/1, Giám đốc phụ trách xử lý các tình huống khẩn cấp của WHO, ông Michael Ryan, cho rằng việc số ca mắc mới gia tăng theo cấp số nhân sẽ kéo theo số ca nhập viện và tử vong gia tăng. Theo ông, làn sóng dịch do Omicron gây ra có thể ít nghiêm trọng hơn song việc cho rằng Omicron chỉ gây ra bệnh nhẹ là “sai lầm”. Chuyên gia hàng đầu của WHO chỉ rõ rằng: “Omicron đang khiến các ca nhập viện và tử vong và thậm chí là cả các ca bệnh ít nghiêm trọng hơn tràn ngập các cơ sở y tế”. Có dữ liệu cho thấy số ca mắc mới COVID-19 chủ yếu do sự lây lan của biến thể Omicron đã đạt đỉnh tại một số nước. Điều này làm dấy lên hy vọng điều tồi tệ nhất của làn sóng lây nhiễm hiện nay đã qua, song thực tế vẫn chưa nước nào thoát ra khỏi làn sóng đó.
Video đang HOT
Chính vì vậy, Tổng Giám đốc WHO Ghebreyesus nhấn mạnh cần dỡ bỏ ngay áp lực đối với hệ thống y tế, đặc biệt là ở những nước có độ bao phủ vaccine ngừa COVID-19 còn thấp. Theo ông, hiện không phải là thời điểm từ bỏ và đầu hàng trước bệnh dịch. Thế giới vẫn có thể giảm đáng kể tác động của làn sóng dịch hiện nay thông qua việc chia sẻ và sử dụng hiệu quả các công cụ y tế, thực thi các biện pháp y tế công cộng và xã hội vốn có tác dụng khống chế sự lây lan của dịch bệnh.
Đồng quan điểm trên, bà Maria Van Kerkhove, Trưởng nhóm kỹ thuật thuộc bộ phận dịch bệnh khẩn cấp của WHO chỉ ra thực tế thế giới mỗi tuần vẫn ghi nhận khoảng 45.000 ca tử vong do mắc COVID-19. Theo bà, điều này không nên xảy ra khi thế giới đã có trong tay các công cụ phòng, chống dịch bệnh.
Trong bối cảnh dữ liệu cho thấy các vaccine ngừa COVID-19 hiện nay kém hiệu quả trong việc chống lại sự lây lan của biến thể Omicron, nhiều hãng dược phẩm đang nỗ lực tạo ra loại vaccine đặc hiệu chống biến thể. Theo bà Soumya Swaminathan, Trưởng nhóm khoa học của WHO, dù ý tưởng tạo ra loại vaccine chống biến thể đặc hiệu rất hấp dẫn, song sẽ phải mất vài tháng mới có thể phát triển được loại vaccine này và điều nguy hiểm là sẽ luôn phải chạy theo để đối phó biến thể. Do đó, các hãng dược phẩm cần tạo ra loại vaccine đa trị hoặc lý tưởng nhất là siêu vaccine chống mọi loại virus corona.
WHO cũng nhấn mạnh các loại vaccine ngừa COVID-19 hiện nay vẫn phát huy vai trò bảo vệ chống lại bệnh nặng, do đó, cần phải đảm bảo quyền tiếp cận lớn hơn, bình đẳng hơn đối với vaccine. Các chuyên gia y tế cũng cảnh báo việc virus SARS-CoV-2 tiếp tục lây lan tại một số khu vực làm tăng đáng kể cơ hội để các biến thể mới nguy hiểm hơn sinh sôi, nảy nở. Như lời của Tổng Giám đốc WHO thì với sự lây lan đáng kinh ngạc của Omicron trên phạm vi toàn cầu, các biến thể mới cũng có thể xuất hiện.
WHO kỳ vọng đánh bại đại dịch COVID-19 trong năm 2022
Tổng giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) hy vọng đại dịch COVID-19 sẽ chấm dứt trong năm 2022 khi thế giới đã có kiến thức và năng lực để chống dịch.
Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus - Ảnh: REUTERS
"Năm 2021 khép lại, chúng ta đang phải đối mặt với cột mốc quan trọng và lựa chọn khó nhằn. Đêm giao thừa này đánh dấu năm thứ 2 của đại dịch COVID-19, một lời nhắc nhở về những gì cộng đồng toàn cầu đạt được lẫn đánh mất khi cùng nhau ứng phó cuộc khủng hoảng toàn cầu.
Đây là dịp để chúng ta nhìn lại và tiếp tục nỗ lực hành động để chấm dứt đại dịch trong năm 2022. Chúng ta có sức mạnh để xoay chuyển cuộc khủng hoảng này một lần và mãi mãi", ông Tedros Adhanom Ghebreyesus nhấn mạnh trong bài viết đăng trên mạng xã hội LinkedIn ngày 30-12.
Nhà lãnh đạo WHO cho biết thế giới hiện nay đã có đủ hiểu biết về virus gây bệnh và những công cụ hiệu quả để chống dịch, từ khẩu trang, giữ khoảng cách, vệ sinh, xét nghiệm, cho đến vắc xin phòng ngừa và phương pháp điều trị.
Tuy nhiên, những công cụ này hiện đang không được phân phối công bằng trên thế giới. "Sự bất bình đẳng càng kéo dài, thì khả năng vi rút đột biến thành các biến thể mới mà chúng ta không thể ngăn chặn cũng như dự đoán được càng lớn, trói chúng ta vào vòng lặp mất mát, khó khăn và hạn chế", ông Tedros nhấn mạnh.
Để đạt được kỳ vọng chấm dứt đại dịch, ông Tedros đưa ra các giải pháp cho năm mới, bao gồm việc tất cả các quốc gia phải cùng nhau để tiêm ngừa COVID-19 cho 70% dân số toàn cầu vào giữa năm 2022.
Ngoài ra, ông cũng kêu gọi xây dựng khung hợp tác quốc tế vững chắc về an ninh sức khỏe toàn cầu và tất cả quốc gia đầu tư nhiều hơn cho chăm sóc y tế.
"Tôi tin rằng nếu chúng ta đạt tiến triển đối với những mục tiêu này, khi cùng ngồi lại vào cuối năm 2022, chúng ta sẽ không phải đánh dấu kết thúc năm thứ ba của đại dịch mà sẽ ăn mừng sự trở lại của trạng thái bình thường trước dịch COVID-19", ông nói.
WHO: Làn sóng lây nhiễm COVID-19 sắp đạt đỉnh tại Italy Ngày 17/1, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) dự báo làn sóng lây nhiễm COVID-19 thứ tư sẽ đạt đỉnh ở Italy trong vòng 2-3 tuần tới và sau đó là một giai đoạn đại dịch suy giảm. Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện ở Cremona, Italy ngày 11/1/2022. Ảnh: AFP/TTXVN Theo WHO, sự lây...