WHO: 99% dân số trên thế giới đang hít thở bầu không khí ô nhiễm
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), 99% người dân trên thế giới đang phải hít thở bầu không khí ô nhiễm.
Ô nhiễm không khí ở thành phố Mexico. Ảnh: Reuters
Bà Sheila Aggarwal-Khan, Giám đốc Bộ phận Kinh tế của Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP), cho biết ô nhiễm không khí là vấn nạn “không biên giới” và tác động đến tất cả chúng ta. Trong đó, những người sống ở các nước có thu nhập thấp và trung bình phải hứng chịu phần lớn hậu quả. Ô nhiễm không khí là mối đe dọa môi trường lớn nhất đối với sức khỏe con người và gây ra 7 triệu ca tử vong sớm hàng năm.
“Biện pháp duy nhất để giảm thiểu tác động của ô nhiễm không khí đối với sức khỏe và nền kinh tế là chung tay hành động, bao gồm tăng cường hợp tác quốc tế; thu thập, chia sẻ dữ liệu và nghiên cứu nâng cao nhận thức cộng đồng”, bà Sheila nói.
Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới Năm 2021, thế giới đã chi 8,1 nghìn tỷ USD cho vấn đề chăm sóc sức khỏe do ô nhiễm không khí, tương đương với 6,1% GDP toàn cầu. Một số nguyên nhân chính gây ô nhiễm không khí bao gồm khí thải từ đốt nhiên liệu hóa thạch để cung cấp năng lượng và vận tải, đốt các nhiên liệu truyền thống để đun nấu trong gia đình, cũng như đốt nông sản và chất thải.
Trên toàn thế giới, 2,4 tỷ người đang phải đối mặt với mức độ ô nhiễm không khí ở mức nguy hiểm vì nấu ăn trên bếp lộ thiên, hoặc những căn bếp không an toàn – như dầu hỏa, gỗ, phân gia súc và chất thải cây trồng. WHO cũng cho biết 3,8 triệu người đã tử vong mỗi năm do ô nhiễm không khí trong hộ gia đình. Phụ nữ và trẻ nhỏ là những đối tượng dễ bị tổn thương nhất. Gần một nửa số ca tử vong do viêm phổi ở trẻ em dưới 5 tuổi cũng là do ô nhiễm không khí gia đình.
Video đang HOT
Ô nhiễm ngoài trời cũng là một trong những nguyên nhân gây ra 4,2 triệu ca tử vong sớm trên toàn thế giới vào năm 2016- gây ra các bệnh tim mạch, hô hấp và ung thư.
Bà Martina Otto, Trưởng ban Thư ký của Liên minh Khí hậu và Không khí Sạch (CCAC), tuyên bố: “Ô nhiễm không khí là một thách thức toàn cầu và của các khu vực. Các chất ô nhiễm không khí không chỉ lưu lại đủ lâu trong khí quyển và bay qua các địa giới hành chính và biên giới quốc gia, mà còn đóng một vai trò quan trọng trong biến đổi khí hậu”.
Bà cho biết quyền được hưởng một môi trường trong sạch, lành mạnh và bền vững, đã được Đại hội đồng Liên hợp quốc công nhận. Đây là thắng lợi to lớn trong việc giúp chúng ta tồn tại mà vẫn có sức khoẻ tốt.
Ngày Quốc tế Không khí sạch vì bầu trời xanh, do UNEP hỗ trợ tổ chức, đã được Đại hội đồng Liên hợp quốc ấn định từ năm 2019. Sự kiện này nhấn mạnh tầm quan trọng của những nỗ lực có chủ đích để cải thiện chất lượng không khí, bảo vệ sức khỏe con người. Ngày Quốc tế Không khí sạch vì bầu trời xanh năm nay sẽ được tổ chức vào ngày 7/9 tới.
EU tăng gấp đôi vùng phát thải thấp, ô tô cũ ít cơ hội ra đường
Các khu vực phát thải thấp (LEZ), hiện được áp dụng tại 320 thành phố ở châu Âu, đang tăng lên nhanh chóng.
Không khí ô nhiễm là mối đe dọa môi trường lớn nhất đối với sức khỏe con người. Ảnh: PA
Theo một nghiên cứu mới dựa trên dữ liệu của Liên minh châu Âu (EU), số vùng không khí sạch trên toàn lục địa này đã tăng 40% kể từ năm 2019, khiến các phương tiện cũ và thải khí ô nhiễm nhiều hơn hiếm có cơ hội ra.
LEZ đã được giới thiệu tại 320 thành phố châu Âu và dự kiến sẽ tăng lên 507 thành phố vào năm 2025.
Tất cả 10 thành phố du lịch nổi tiếng nhất châu Âu đều hạn chế xe chạy bằng xăng và dầu diesel. Trong vòng ba năm tới, các LEZ - trong đó có London, Paris và Brussels - sẽ áp dụng những quy định quản lý xe cũ và gây ô nhiễm chặt chẽ hơn nữa.
Ông Oliver Lord, người đứng đầu "Chiến dịch các thành phố sạch" của Anh - đơn vị thực hiện nghiên cứu - cho biết kết quả cho thấy các thành phố áp dụng LEZ như Bristol, Birmingham và London đã đi đúng hướng.
Ông nói: "Vùng không khí sạch là một trong những biện pháp hiệu quả nhất để giải quyết vấn nạn ô nhiễm không khí. Chúng ta nên hoan nghênh các nhà lãnh đạo thành phố đã đưa ra quyết định cứng rắn để chúng ta có thể thay đổi chất lượng không khí và loại bỏ ô tô gây ô nhiễm".
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), ô nhiễm không khí là một nguy cơ khẩn cấp đối ới sức khỏe cộng đồng, khi gây ra hơn 300.000 ca tử vong sớm mỗi năm ở EU. Không khí độc hại được cho là làm giảm gần hai năm của tuổi thọ trung bình toàn cầu, biến nó trở thành mối đe dọa môi trường lớn nhất đối với sức khỏe con người.
Và LEZ đã được chứng minh là biện pháp đối phó hiệu quả. Ở Madrid, nồng độ khí NO2 đã giảm 32% sau khi áp dụng mô hình LEZ năm 2018.
Bà Jemima Hartshorn, người sáng lập tổ chức Mums for Lungs, nói với Guardian: "Chúng ta đã thấy LEZ giảm thiểu ô nhiễm không khí hiệu quả như thế nào tại London, với 20% khí NO2 kể từ khi áp dụng".
Hiện Italy đứng đầu về số lượng LEZ ở châu Âu với 172 vùng, xếp sau đó 78 vùng ở Đức, 17 vùng ở Anh, 14 vùng ở Hà Lan và 8 vùng ở Pháp.
Tại khu vực Trung và Đông Âu có rất ít LEZ, nhưng Ba Lan và Bulgaria sẽ mở thêm khu vực này trong những tháng tới.
Nghiên cứu mới của "Chiến dịch các thành phố sạch" khẳng định hiện tại chính là thời điểm để đẩy mạnh hành động bằng cách chuyển sang các khu vực không phát thải (ZEZ), ngay trước thềm kế hoạch cấm xe sử dụng nhiên liệu hóa thạch mới ở EU vào năm 2035 và tại Anh vào năm 2030. Theo đó, có tới 35 ZEZ đã được lên kế hoạch triển khai ở châu Âu vào năm 2030.
Vì một hành tinh khoẻ mạnh Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 vẫn chưa biết khi nào mới kết thúc, thế giới vẫn đối mặt với tình trạng ô nhiễm, còn số người mắc các căn bệnh như ung thư, hen suyễn, tim mạch tiếp tục tăng, một Trái Đất mà ở đó từ không khí đến nước và thực phẩm đều sạch, mang lại sức khỏe và hạnh...