‘Whiplash’ và cái giá cho sự vĩ đại
Câu chuyện về chàng sinh viên chơi trống nhạc jazz cùng người thầy bạo ngược của cậu khiến người xem đặt ra không ít câu hỏi về cái giá thực sự để vươn đến sự hoàn hảo.
“Anh muốn trở thành một người vĩ đại”. Đó là lý do mà Andrew Neyman ( Miles Teller) chia tay cô bạn Nicole sau khi họ mới hẹn hò nhau được chưa lâu. Mới trước đó hơn một tháng, Andrew là chàng sinh viên chân ướt chân ráo tại Nhạc viện Shaffer, nơi được cho là đào tạo ra những nhạc công hàng đầu thành phố New York, nước Mỹ. Là một người chơi trống thể loại nhạc jazz, Andrew mơ một ngày sẽ có thể trở thành huyền thoại, sánh ngang với Buddy Rich.
Lọt vào mắt xanh của thầy Terrence Fletcher hóa ra là cơn ác mộng đối với cậu sinh viên năm đầu Andrew Neyman.
Ước mơ của Andrew Neyman không phải là không có cơ sở bởi cậu sở hữu thực tài chơi trống. Một cuộc gặp tình cờ với thầy giáo Terrence Fletcher ( J.K. Simmons) mau chóng đưa cậu đến với ban nhạc danh giá nhất ngôi trường. Tuy nhiên, đó lại mở đầu cho chuỗi ác mộng dành cho Andrew khi thầy Fletcher vốn là người luôn đòi hỏi ở các sinh viên của ông sự hoàn hảo tối đa.
Lấy nhạc jazz làm chủ đạo, tuy nhiên Whiplash lại là câu chuyện xoay quanh mối quan hệ giữa Andrew và Terrence, qua đó đặt ra câu hỏi về cái giá của sự hoàn hảo, cũng như những giới hạn để con người có thể vươn tới sự vĩ đại trong nghệ thuật nói chung. Điều này phần nào khiến nhiều khán giả khi theo dõi Whiplash có thể liên tưởng đến bộ phim Black Swan của đạo diễn Darren Aronofsky năm 2010.
Andrew Neyman khi mới tới Nhạc viện Shaffer có chút gì đó còn bối rối, bỡ ngỡ nhưng bỗng trở nên tự tin hơn hẳn sau khi lọt vào mắt xanh của thầy Terrence. Liệu có gì đáng lo khi thầy Terrence tỏ ra khá quan tâm và tỏ ra tương đối nhã nhặn với cậu trong những buổi gặp chớp nhoáng? Nhưng ở trong phòng tập âm nhạc, mọi chuyện xoay chuyển 180 độ. Người thầy giáo có mái đầu trọc sẵn sàng buông những lời sỉ vả khủng khiếp nhất, lấy những bí mật trong cuộc sống riêng tư mà Andrew vừa mới chia sẻ để hạ nhục cậu trước cả ban nhạc, quăng cả ghế vào đầu và tát vào mặt Andrew chỉ bởi cậu chơi sai nhịp, trong lần đầu tiên chơi cùng ban nhạc.
Thầy giáo Terrence Fletcher sẵn sàng “khủng bố” học sinh theo cách tàn ác nhất.
Xuyên suốt bộ phim, khán giả được chứng kiến Terrence nhiều lần “khủng bố” học sinh của ông một cách kinh hoàng. Lý do của điều đó? Theo ông, công việc của một người chỉ huy kiêm thầy giáo không chỉ là dạy dỗ, giữ nhịp cho cả ban mà là đẩy các thành viên vượt xa hơn giới hạn của họ. Chỉ có làm như vậy, thế giới mới được chứng kiến những Louis Armstrong hay Charlie Parker mới, trong thời đại nhạc jazz đang chết dần chết mòn bởi thứ nhạc dễ dãi đang được bật trong các quán cà phê Starbucks.
Cũng theo Terrence Fletcher, hai từ nguy hiểm nhất trong tiếng Anh là “good job” (tạm dịch: làm tốt lắm). Nếu các sinh viên của ông hàng ngày liên tục nhận được nó thì họ sẽ không bao giờ có ý chí tiến thủ. Với Fletcher, đây là niềm tin mạnh mẽ bên trong người thầy giáo. Ông thú nhận mình không thích hành hạ sinh viên, nhưng luôn sẵn sàng làm tất cả mọi thứ để theo đuổi cái niềm tin đó.
Video đang HOT
Thầy Fletcher càng khắc nghiệt thì Neyman càng cố gắng, tới mức máu đã đổ trên dàn trống của cậu.
Trong hơn 100 phút của Whiplash, khán giả theo chân Andrew Neyman, trải nghiệm sự thay đổi và trưởng thành bên trong con người cậu sau cuộc gặp gỡ định mệnh với Terrence Fletcher. Vốn là một người cô độc, ít bạn bè và có chút gì đó lập dị, cậu càng trở nên cô lập và hà khắc với bản thân hơn để miệt mài luyện tập, sao cho có thể làm vừa lòng thầy Fletcher và giữ được vị trí trong ban nhạc. Điển hình như chuyện cậu sẵn sàng chia tay bạn gái, bảo vệ tình yêu với nhạc jazz trong một bữa ăn gia đình với các người bà con… Trên hết còn là niềm tin vào sự vĩ đại của cậu. Với Andrew, nếu người nghệ sĩ chết ở tuổi 36 vì nghiện ngập nhưng vẫn còn được nhắc tới trên bàn ăn 50 năm sau, thì đó chính là một nhân vật vĩ đại.
Khi niềm tin của Terrence và Neyman đụng độ, lẽ ra những thử thách sẽ mau chóng bị phá vỡ. Nhưng không hề! Không biết bao lần máu đã đổ trên dàn trống và dùi trống của Neyman, nhưng cậu vẫn chưa thể được chấp nhận. Thậm chí, cậu sinh viên trẻ suýt chút nữa phải đánh đổi cả mạng sống nhưng vẫn chỉ là một kẻ thất bại trong mắt của người thầy giáo bạo ngược.
Là một tác phẩm độc lập, mọi thứ trong Whiplash tương đối tối giản. Câu chuyện chỉ xoay quanh chủ yếu hai nhân vật Andrew và Terrence, bối cảnh phim cũng tối giản và không có gì quá đặc biệt. Ngay cả phần nhạc phim cũng tối giản khi chỉ chủ yếu sử dụng hai bản nhạc Whiplash vàCaravan. Điều này có thể khiến những người hâm mộ nhạc jazz phần nào thất vọng khi xem phim.
Câu chuyện của hai thầy trò đặt ra không ít câu hỏi cho người xem về cái giá để vươn tới sự hoàn hảo trong nghệ thuật.
Với những sự tối giản như thế, gánh nặng đè lên vai hai diễn viên Miles Teller và J.K. Simmons trong hai vai chính. Tuy nhiên, cả hai đã xuất sắc hóa thân thành những nhân vật đầy ám ảnh trong câu chuyện, đặc biệt là J.K. Simmons trong vai người thầy Terrence Fletcher. Xuất hiện ngay trong trường đoạn đầu tiên, Miles Teller với áo trắng, J.K. Simmons với một “cây đen” như báo trước về hai tuyến nhân vật đối lập của câu chuyện sắp sửa diễn ra. Sau đó, cứ mỗi lần xuất hiện trên màn ảnh, J.K. Simmons luôn vận bộ đồ đen từ trong ra ngoài, khiến không khí xung quanh ông như đặc quánh, ngột ngạt thông qua những lời nói khó nghe, những cơn giận dữ không biết bao giờ mới chấm dứt. Ngoài ra, không khí căng thẳng cũng được tôn lên qua những cảnh quay cận mặt nhân vật: gương mặt Andrew nhăn nhó vì đau đớn, máu chảy trên tay nhưng vẫn phải cố gắng giữ nhịp trống; gương mặt Terrence hò hét văng cả nước miếng khi sỉ vả học trò… là những hình ảnh hết sức đáng nhớ của bộ phim.
Có lẽ sẽ không nhiều người đồng tình với cách thức mà Terrence Fletcher dạy dỗ, thúc ép học trò của ông; cũng như cảm thấy xót thương cho một Andrew Neyman bị cuốn theo nỗi ám ảnh về sự hoàn hảo của người thầy. Nhưng trong trường đoạn cuối cùng của bộ phim, Andrew Neyman đem đến một màn trình diễn tuyệt hảo, khiến toàn bộ khán phòng như muốn nổ tung. Phải chăng những cơn giận dữ và sỉ vả trong thời gian tập luyện của Terrence rốt cuộc cũng trở nên hiệu nghiệm, tạo ra được một huyền thoại âm nhạc mới? Và phải chăng người xem đang tung hô cho thành quả của chúng sau tất cả những gì được chứng kiến? Trong một năm mà cái ác lên ngôi trên màn ảnh rộng, sau khi Amy Dunne của Gone Girlkhiến người xem khiếp sợ xen lẫn thán phục; Lou Bloom củaNightcrawler khiến người xem phải ghê tởm; thì Terrence Fletcher củaWhiplash hẳn sẽ khiến người xem phải đặt ra rất nhiều suy ngẫm, về cái giá thực sự để vươn tới sự hoàn hảo và vĩ đại trong nghệ thuật.
Trailer bộ phim ‘Whiplash’
Whiplash là bộ phim từng giành cả giải thưởng của khán giả lẫn giám khảo tại Liên hoan phim độc lập Sundance năm 2014. Phim lọt vào rất nhiều danh sách top ten phim 2014 do các nhà phê bình bầu chọn. Bản thân J.K. Simmons hiện đang nhận được đề cử tại giải thưởng Quả cầu vàng ở hạng mục Nam diễn viên phụ xuất sắc nhất.
Theo Zing
10 nam diễn viên là ứng viên sớm của Oscar 2015
Hạng mục "Nam diễn viên chính xuất sắc nhất" của Oscar năm nay sẽ hết sức khó lường với những cái tên như Eddie Redmayne, Benedict Cumberbatch, Steve Carell, Channing Tatum...
Eddie Redmayne trong The Theory of Everything: Thể loại phim tiểu sử thường đem tới những ứng viên nặng ký tại các hạng mục diễn xuất và hiện Eddie Redmayne là một trong những cái tên được nhắc tới nhiều nhất cho Oscar 2015. Trong The Theory of Everything, nam diễn viên trẻ hóa thân thành nhà vật lý thiên tài Stephen Hawking. Bộ phim kể lại quãng đời của nhân vật từ khi ông còn ở trường đại học cho tới khi mắc phải các chứng bệnh về thần kinh vận động và dẫn tới bị teo cơ. Không chỉ Eddie Redmayne mà cả Felicity Jones, người thủ vai người vợ của Stephen Hawking, hiện cũng được các nhà cái đánh giá rất cao.
Michael Keaton trong Birdman or (The Unexpected Virtue of Ignorance): Màn diễn xuất của Michael Keaton trongBirdman được nhiều người đánh giá rất cao, bất chấp việc bộ phim gây ra ít nhiều chia rẽ trong giới phê bình. Có ý kiến cho rằng đây giống như một bộ phim được làm ra để vinh danh Michael Keaton và một đề cử cho nam diễn viên 63 tuổi là điều gần như chắc chắn. Trong phim, ông thủ vai một diễn viên chuyên hóa thân thành siêu anh hùng nhưng nay đã hết thời, ấp ủ giấc mộng giành lại vinh quang nhờ một vở diễn trên sân khấu Broadway.
Benedict Cumberbatch trong The Imitation Game: Giống như Theory of Everything, The Imitation Game kể lại cuộc đời của một nhân vật người Anh nổi tiếng khác trong lịch sử: nhà toán học thiên tài Alan Turing, người từng phá giải mật mã Enigma của Phát xít Đức trong Thế chiến thứ II. Tuy nhiên, bộ phim này còn mang yếu tố giật gân và không giống như các tác phẩm tiểu sử truyền thống. Sự hưởng ứng nhiệt liệt mà The Imitation Game nhận được từ các liên hoan phim trong thời gian qua đều nhắc tới dấu ấn của Benedict Cumberbatch, tài tử từng khiến cả thế giới mến mộ khi hóa thân thành Sherlock Holmes thời hiện đại. Sẽ không ngạc nhiên nếu như anh không lọt vào danh sách 5 đề cử cuối cùng tại Oscar 2015.
Timothy Spall trong Mr. Turner: Trào lưu các tác phẩm tiểu sử đến từ nước Anh tiếp tục với Mr. Turner của đạo diễn Mike Leigh. Trong phim, nam diễn viên kỳ cựu Timothy Spall hóa thân thành người họa sĩ từng gây ra rất nhiều tranh cãi trong lịch sử, J.M.W Turner. Mr. Turner từng được LHP Cannes ca ngợi, nhưng lại bị giám khảo tại Toronto và Telluride thờ ơ. Dẫu vậy, Timothy Spall vẫn là một cái tên không thể bỏ qua khi cuộc đua tới Oscar mới chỉ đang ở giai đoạn bắt đầu.
Steve Carell trong Foxcatcher: Suốt từ khi LHP Cannes 2014 khép lại, báo chí không ngừng tới màn trình diễn của Steve Carell trong bộ phim Foxcatcher. Tác phẩm điện ảnh của đạo diễn Bennett Miller kể lại câu chuyện có thật đầy bi kịch giữa anh em đô vật Schultz và nhà tài trợ - tỷ phú John du Pont. Steve Carell hóa thân thành John du Pont, được cho là có màn diễn xuất lột xác và khiến tất cả không thể nhận ra hình ảnh người ta thường hay thấy ở ông.
Channing Tatum trong Foxcatcher: Hãng Sony hết sức táo bạo khi lên kế hoạch đưa cả Channing Tatum cũng trongFoxcatcher tham gia tranh tài ở hạng mục Nam diễn viên chính xuất sắc nhất. Nếu như Steve Carell gây ấn tượng mạnh nhờ việc thay đổi ngoại hình, thì Tatum dường như lại chinh phục khán giả bằng những màn diễn xuất nội tâm ấn tượng không kém trong phim. Nếu như cả Steve Carell và Channing Tatum của Foxcatcher cùng nhận được đề cử thì đây sẽ là một điều hết sức hiếm hoi từ trước tới nay trong lịch sử Oscar.
Matthew McConaughey trong Interstellar: "Đương kim vô địch" của hạng mục Nam diễn viên chính xuất sắc nhất tại Oscar tái ngộ đại chúng trong siêu phẩm Interstellar của đạo diễn Christopher Nolan. Trong phim, tài tử thủ vai Cooper, phi hành gia bỏ lại gia đình và con cái để lao vào một hố đen bí ẩn trong vũ trụ, nơi được cho là nắm giữ chìa khóa đối với sự tồn vong của nhân loại. Interstellar hiện đang chia rẽ giới phê bình, nhưng Matthew McConaughey vẫn tiếp tục được khen ngợi. Có ý kiến táo bạo thậm chí cho rằng tài tử trong Interstellar còn xuất sắc hơn cả trongDallas Buyers Club năm ngoái.
Miles Teller trong Whiplash: Được ngợi khen tại LHP Sundance năm nay là Miles Teller với màn diễn xuất ấn tượng trong Whiplash. Trong phim, nam diễn viên 27 tuổi thủ vai một chàng trai chơi trống tài ba. Khi tới theo học tại học viện âm nhạc danh giá, cậu vô tình bị xếp vào lớp của một giáo sư nổi tiếng là hay chèn ép học sinh và những rắc rối giữa hai thầy trò cứ thế nảy sinh. Bởi Whiplash là một phim độc lập nên Miles Teller được coi là một chú ngựa ô trong cuộc đua và nhận được đề cử cũng đã là một thành công đối với cá nhân của nam diễn viên.
Jack O'Connell trong Unbroken: Jack O'Connell chưa ghi được nhiều dấu ấn trong sự nghiệp nhưng vẫn được Angelina Jolie chọn để thủ vai huyền thoại Louis Zamperini trong bộ phim tiểu sử Unbroken. Khả năng nhận được đề cử Oscar của anh phụ thuộc rất nhiều vào thành bại chung của toàn bộ phim. Tuy nhiên, Unbroken phải tới cuối tháng 12 mới chính thức ra mắt nên nhiều người vẫn còn khá e dè khi nhắc tới cơ hội của Jack O'Connell trong cuộc đua đầy cam go.
Oscar Isaac trong A Most Violent Year: Đây là một ẩn số thực sự của Oscar 2015, nhất là khi Oscar Isaac từng bị Viện hàn lâm làm ngơ một cách oan uổng hồi năm ngoái với màn diễn xuất xuất sắc trong Inside Llewyn Davis. A Most Violent Year lấy bối cảnh mùa đông năm 1981, xoay quanh một gia đình di cư tới New York, cố gắng làm ăn nhưng bị thời cuộc đưa đẩy mà rơi vào bi kịch. Oscar Isaac cùng kiều nữ Jessica Chastain thủ hai vai chính trong bộ phim của J.C. Chandor, dự kiến được phát hành vào đúng ngày 31/12, vừa đủ điều kiện để tranh tài tại Oscar 2015.
Theo Zing
Emma Watson yêu rồi lại dứt tình với mỹ nam "Bộ Tứ Siêu Đẳng" Trong bộ phim mới "La La Land", Emma Watson và anh chàng Miles Teller sẽ yêu nhau rồi lại bỏ nhau. Emma Watson và anh chàng Miles Teller - ngôi sao của The Fantastic Four (Bộ Tứ Siêu Đẳng) mới - đang được nhắm cho hai vai chính trong bộ phim âm nhạc có tên gọi La La Land (tạm dịch: Vùng đất...