WFP cắt giảm viện trợ cho Haiti do thiếu kinh phí
Ngày 17/7, Chương trình Lương thực thế giới ( WFP) thông báo cắt giảm viện trợ khẩn cấp dành cho Haiti vì thiếu kinh phí hỗ trợ.
Theo đó, khoảng 100.000 người Haiti sẽ không được viện trợ lương thực trong tháng 7 này. Giám đốc WFP khu vực Caribe, ông Jean-Martin Bauer, nhấn mạnh đây là một quyết định “đau lòng”.
Phân phát nhu yếu phẩm cho người dân bị ảnh hưởng bởi trận động đất ở Les Cayes, Haiti. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Theo WFP, hết nửa năm 2023, kế hoạch viện trợ của WFP ở Haiti mới chỉ nhận được 16% kinh phí cần có. Sau quyết định cắt giảm nêu trên, mức viện trợ cho Haiti trong tháng 7 giảm khoảng 25% so với tháng 6. Ông Jean-Martin Bauer cho biết WFP buộc phải đưa ra quyết định “đau lòng” cắt giảm viện trợ dù người dân Haiti vẫn không ngừng đối mặt với khủng hoảng nhân đạo, đời sống và sinh kế bị đảo lộn do bạo lực, mất an ninh, suy thoái kinh tế và biến đổi khí hậu. Ông cũng cho biết WFP có thể tiếp tục cắt giảm viện trợ nếu không nhận được nguồn tài trợ thời gian tới.
Trong 6 tháng đầu năm 2023, WFP đã hỗ trợ thực phẩm hoặc tiền mặt cho khoảng 1,5 triệu người ở Haiti, trong đó có các bữa trưa tại trường học cho khoảng 450.000 trẻ em. Nếu không nhận được tài trợ, WFP ước tính khoảng 225.000 trẻ em sẽ không được cấp bữa ăn trưa tại trường trong năm học tới.
WFP ước tính cần 121 triệu USD để cấp viện trợ cho Haiti đến hết năm nay. Theo LHQ, hiện khoảng 50% dân số Haiti, tương đương 5,2 triệu người, trong đó có 3 triệu trẻ em, cần viện trợ nhân đạo. Tình hình càng khó khăn hơn do khủng hoảng chính trị trầm trọng tại Haiti trong bối cảnh bạo lực băng đảng hoành hành.
Giao tranh tiếp diễn tại Sudan
Ngày 12/5, các cuộc không kích và pháo kích tiếp tục diễn ra thủ đô Khartoum của Sudan sau khi quân đội nước này và Các Lực lượng Hỗ trợ nhanh (RSF) chưa thể thống nhất được về một lênh ngừng bắn, dù hai bên đã cam kết bảo vệ dân thường và tạo điều kiện cho các hoạt động viện trợ nhân đạo.
Khói bốc lên sau các cuộc giao tranh giữa quân đội Sudan và lực lượng bán quân sự RSF ở Khartoum, Sudan, ngày 6/5/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, quân đội Sudan và RSF đã ký tuyên bố nguyên tắc tại Saudi Arabia vào cuối ngày 11/5 sau gần một tuần đàm phán. Cố vấn của RSF Moussa Khadam cam kết lực lượng bán quân sự này sẽ tuân thủ các nguyên tắc đã thống nhất và đang hướng tới một lệnh ngừng bắn hoàn toàn. Tuy nhiên, bạo lực vẫn tái diễn và phía quân đội hiện chưa có bình luận gì.
Kể từ khi xung đột vũ trang nổ ra ngày 15/4 vốn cướp đi sinh mạng của hàng trăm người và khiến hàng trăm nghìn người phải sơ tán, các bên tham chiến tại Sudan vẫn chưa sẵn sàng ngừng giao tranh. Xung đột đã làm tê liệt nền kinh tế Sudan, bóp nghẹt hoạt động thương mại của nước này, làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng nhân đạo tại đây và có nguy cơ đẩy Sudan vào một cuộc nội chiến toàn diện.
Liên hợp quốc (LHQ) cho biết hiện đã có khoảng 200.000 người ở Sudan phải chạy sang các quốc gia láng giềng.
Theo đặc phái viên LHQ về Sudan Volker Perthes, các cuộc đàm phán ngừng bắn giữa quân đội Sudan và RSF dự kiến sẽ được nối lại vào cuối tuần này. Trước đó, hai bên đã có nhiều thỏa thuận ngừng bắn nhưng đều bị phá vỡ.
WFP tạm dừng viện trợ cho người Palestine do thiếu kinh phí Ngày 7/5, Giám đốc Chương trình Lương thực thế giới (WFP) tại Palestine, ông Samer Abdeljaber cho biết WFP sẽ ngừng viện trợ lương thực cho hơn 200.000 người Palestine từ tháng 6 tới do thiếu kinh phí. Người tị nạn Palestine nhận thực phẩm cứu trợ tại Khan Yunis, phía nam Dải Gaza ngày 28/1/2018. Ảnh: AFP/TTXVN Trả lời phỏng vấn của...