WFP cảnh báo về một ‘đại dịch đói’ tồi tệ hơn đại dịch COVID-19
Phát biểu trong buổi lễ nhận giải Nobel Hòa bình năm 2020 được tổ chức theo hình thức trực tuyến, Giám đốc điều hành Chương trình Lương thực Thế giới ( WFP) c ảnh báo về một “đại dịch đói” có thể tồi tệ hơn đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Trẻ em nhặt ngũ cốc rơi từ các bao lương thực viện trợ của Chương trình Lương thực thế giới (WFP) tại Ayod, Nam Sudan. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu từ trụ sở của WFP tại Rome ( Italy), Giám đốc điều hành WFP David Beasley cảnh báo nạn đói đang được sử dụng như một vũ khí chiến tranh và xung đột. Ông cho rằng việc không đáp ứng nhu cầu lương thực cho người dân sẽ gây ra nạn đói, thậm chí còn tồi tệ hơn cả tác động của đại dịch COVID-19. Người đứng đầu WFP nhấn mạnh khoảng 270 triệu người trên toàn thế giới – tương đương với dân số của cả Đức, Anh, Pháp và Italy – đang đứng trên bờ vực của nạn đói.
WFP là tổ chức nhân đạo lớn nhất thế giới, năm vai trò quan trọng trong giải quyết nạn đói và thúc đẩy an ninh lương thực. Năm 2015, mục tiêu xóa đói đã được thông qua như một trong những Mục tiêu Phát triển bền vững của LHQ. Trong những năm gần đây, tình hình diễn biến xấu đi, theo đó chỉ riêng năm 2019 có 135 triệu người bị đói ở mức khẩn thiết, cao nhất trong nhiều năm, chủ yếu do chiến tranh và xung đột vũ trang. Cũng trong năm 2019, WFP đã hỗ trợ gần 100 triệu người là nạn nhân của nạn đói và mất an ninh lương thực tại 88 quốc gia.
Trong bối cảnh năm 2020 thế giới bị chi phối bởi xung đột, sự bất ổn và đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đã cướp đi sinh mạng của hơn 1,5 triệu người, việc giải thưởng Nobel Hòa bình được trao cho WFP mang rất nhiều ý nghĩa. Đại dịch COVID-19 đã làm gia tăng số nạn nhân của nạn đói trên thế giới. Tại các quốc gia như Yemen, Cộng hòa Dân chủ Congo, Nigeria, Nam Sudan và Burkina Faso, xung đột bạo lực kết hợp với đại dịch COVID-19 đã dẫn đến sự gia tăng đáng kể số người đứng bên bờ vực của nạn đói. Đối mặt với đại dịch, WFP đã chứng tỏ năng lực ấn tượng trong việc tăng cường và phát huy vai trò của mình, như tổ chức này từng chia sẻ: “Cho tới ngày chúng ta có được vaccine y tế, lương thực chính là loại vaccine tốt nhất chống lại sự hỗn loạn”.
Do tác động của đại dịch COVID-19, lễ trao giải thưởng Nobel Hòa bình năm nay thay vì được tổ chức tại thành phố Oslo (Na Uy), các quan chức WFP đã ở Rome, nhận giải thưởng qua một buổi lễ trực tuyến. Các giải Nobel còn lại gồm y học, vật lý, hóa học, văn học và kinh tế – theo truyền thống được trao tại Stockholm (Thụy Điển), năm nay cũng diễn ra theo hình thức trực tuyến. Theo các nhà tổ chức, những người đoạt giải Nobel 2020 dự kiến sẽ được mời tới dự sự kiện trao giải trực tiếp vào năm 2021 trong trường hợp đại dịch COVID-19 đã được kiểm soát.
Những bác sĩ trao 'mũi tiêm hy vọng'
Các nhân viên y tế tại một trung tâm tiêm chủng dã chiến ở Wales ví von rằng mỗi lần họ tiêm vaccine Covid-19 là một lần họ trao đi hy vọng.
Video đang HOT
Suốt 9 tháng qua, bác sĩ Venkat Chandra đã chiến đấu trên tuyến đầu chống Covid-19 tại Anh. Cha mẹ ông ở Ấn Độ nhớ con trai mình da diết. Cuộc khủng hoảng khiến ông không thể bay từ Anh tới Ấn Độ và Chandra đã không gặp cha mẹ hơn một năm nay. Sáng 8/12, Chandra được tiêm vaccine Covid-19, tiến gần hơn tới niềm mơ ước giản đơn là được về Ấn Độ thăm cha mẹ.
Chandra, bác sĩ cấp cứu 46 tuổi tại Bệnh viện Đại học Wales ở Cardriff, là một trong những người đầu tiên được tiêm vaccine Pfizer/BioNTech sau khi vaccine được chính phủ Anh cấp phép.
Darrell Baker (trái), giám đốc lâm sàng phụ trách dược phẩm của hội đồng y tế trung tâm tiêm chủng Cardiff, pha một ống tiêm vaccine Covid-19 cùng đồng nghiệp Rhys Oats. Ảnh: CNN.
Chandra và 244 người khác nhận mũi tiêm bên trong một phòng tập thể hình được chuyển đổi thành trung tâm tiêm chủng tạm thời trong ngày đầu tiên Anh triển khai chương trình tiêm chủng đại trà toàn quốc.
"Vẫn còn cả một chặng đường dài phải đi nhưng hy vọng tất cả mọi người sẽ đến tiêm chủng để đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng", ông nói. Việc không thể về Chennai, Ấn Độ, thăm cha mẹ luôn khiến Chandra cảm thấy dằn vặt. "Tại Ấn Độ, tình hình thậm chí còn tồi tệ hơn ở Anh nhiều. Vậy nên, chắc hẳn cha mẹ tôi đang rất khó khăn".
Việc tiêm chủng đại trà Covid-19 chưa đầy một tuần sau khi Anh phê chuẩn vaccine Pfizer/BioNTech là thành quả của nhiều tháng nghiên cứu, lên kế hoạch hậu cần và thử nghiệm lâm sàng. Những dược sĩ, y tá, nhân viên y tế và tình nguyện viên làm việc tại các trung tâm tiêm chủng đã chuẩn bị cho thời khắc này suốt nhiều tuần qua.
Với Chandra, mũi tiêm vaccine Covid-19 không khác gì một vết kiến cắn. "Nó diễn ra nhanh chóng và không đau đớn gì", Chandra mô tả, thêm rằng ông sẽ khuyến khích các bệnh nhân của mình đi tiêm chủng càng sớm càng tốt. Sau ba tuần, những người đã nhận mũi tiêm đầu tiên sẽ phải quay lại để tiêm mũi thứ hai.
Các y tá tại trung tâm tiêm chủng ở Cardiff được tập hợp từ nhiều bệnh viện và cơ sở y tế trên khắp thành phố. Họ gọi ngày 8/12 là "Ngày Chiến thắng".
Sharon Chapman, 60 tuổi, y tá chuyên khoa ung thư vú, tình nguyện tham gia chương trình tiêm chủng. Trước khi nhận nhiệm vụ, bà đã tham gia một khóa đào tạo kéo dài 7 ngày, huấn luyện mọi kỹ năng, từ cách sử dụng vaccine mới đến cách trấn an bệnh nhân về độ an toàn của vaccine.
"Tôi muốn nghĩ rằng chúng tôi đang tiêm niềm hy vọng cho mọi người", bà nói. "Sau một năm tồi tệ, vaccine này đã mở cho chúng ta cánh cửa nhìn về tương lai".
Niềm hy vọng mà Chapman đề cập tới đó là nếu có đủ lượng người tiêm vaccine, Anh sẽ đạt được miễn dịch cộng đồng và cuộc sống sẽ trở lại bình thường. Nhưng hiện tại, các biện pháp chống dịch nghiêm ngặt vẫn cần được duy trì.
Các vạch đánh dấu dán bằng băng dính trên sân bóng rổ thể hiện khoảng cách an toàn giữa mọi người trong khu vực chờ, trước 5 gian phòng tạm được dựng lên làm nơi tiêm vaccine.
Vaccine được bảo quản trong tủ lạnh tại một phòng riêng biệt với những điều kiện vô cùng nghiêm ngặt. Hai dược sĩ, làm việc song song, được giao nhiệm vụ mở từng lọ, pha loãng vaccine trong natri clorua và chia nhỏ thành 5 liều cho vào từng ống tiêm. Đây là một chu trình mới đối với họ. Thông thường, vaccine họ nhận đều đã được pha loãng và đựng sẵn trong ống tiêm.
Nhưng vì vaccine Covid-19 quá mới nên quy trình trên chưa được nhà sản xuất thực hiện. Vậy nên, quá trình pha loãng phụ thuộc hoàn toàn vào dược sĩ Rhys Oats, 34 tuổi, cùng người đồng nghiệp của anh.
Họ đã luyện tập trong nhiều tuần, thực hiện pha chế mô phỏng với những lọ chứa nước cất, chạy thử hệ thống phân phối và lưu trữ.
"Chúng tôi nhận được lô vaccine đầu tiên tại Wales vào hôm qua... Đó là một sự kiện trọng đại", anh chia sẻ.
Sân bóng rổ trong trung tâm thể thao ở Cardriff được chuyển đổi thành điểm tiêm vaccine Covid-19. Ảnh: CNN.
Nhu cầu vaccine Covid-19 đang rất cao, nhưng chỉ một phần rất nhỏ người muốn tiêm chủng được đáp ứng. Đây là lý do chính quyền Wales yêu cầu truyền thông giữ bí mật vị trí chính xác của trung tâm tiêm chủng dã chiến ở Cardiff. Đợt vaccine mới nhất chỉ dành cho các nhân viên y tế tuyến đầu, nhân viên chăm sóc xã hội và những người trên 80 tuổi.
Michael Fox, bác sĩ cấp cứu nhi khoa tại Cardiff, cho biết anh cảm thấy rất biết ơn khi mình nằm trong số những người đầu tiên được tiêm vaccine. "Mong rằng bước tiến này có thể chặn đứng sóng Covid-19", anh nói.
Vị bác sĩ 32 tuổi còn có một lý do khác để cảm thấy biết ơn. Vợ chồng anh sẽ chào đón đứa con đầu lòng vào tháng 3 năm sau.
"Rủi ro với những phụ nữ mang thai cao hơn một chút khi họ nhiễm Covid-19. Vì vậy, tôi chỉ hy vọng rằng khi số người tiêm chủng đạt đủ và nếu Covid-19 được kiểm soát, vợ tôi có thể sinh nở với trải nghiệm bình thường như bao người khác", anh cho hay.
Liệu vaccine có giúp thế giới an toàn hơn trước đại dịch COVID-19? Loại vaccine đầu tiên đã được tiêm tại Anh và sắp tới là tại Mỹ, câu hỏi nhận được sự quan tâm hiện nay là liệu vaccine có khiến thế giới an toàn hơn trước đại dịch? Vaccine là yếu tố quan trọng trong cuộc chiến chống lại dịch COVID-19. Do đó, thế giới đón nhận tin vui khi Anh trở thành quốc...