WEF 2023: Phần lớn các doanh nghiệp giảm niềm tin về triển vọng tăng trưởng toàn cầu
Kết quả khảo sát do công ty kiểm toán PricewaterhouseCoopers (PwC) công bố ngày 16/1 cho thấy niềm tin của các doanh nghiệp về triển vọng tăng trưởng đã giảm mạnh nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007-2008 do lạm phát gia tăng, biến động kinh tế vĩ mô và xung đột địa chính trị.
Cảng container ở Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. Ảnh: THX/TTXVN
Theo PwC, khoảng 73% giám đốc điều hành (CEO) các doanh nghiệp trên khắp thế giới cho rằng tăng trưởng kinh tế toàn cầu giảm trong 12 tháng tới. Điều này cho thấy niềm tin của doanh nghiệp giảm mạnh nhất kể từ khi PwC bắt đầu tiến hành cuộc khảo sát này cách đây hơn 1 thập kỷ, khác hẳn so với triển vọng lạc quan đối với năm 2021 và 2022. Tuy nhiên, khảo sát cho thấy 60% CEO các doanh nghiệp không có kế hoạch giảm số lượng nhân viên trong 12 tháng tới, trong khi 80% không có kế hoạch cắt giảm tiền thưởng cho nhân viên để giữ chân nhân tài và giảm thiểu tỷ lệ tiêu hao lực lượng lao động.
PwC cho biết thêm gần 40% trong số hơn 4.400 CEO các doanh nghiệp tham gia khảo sát cho biết doanh nghiệp của họ sẽ không thể phát triển về mặt kinh tế trong thập kỷ tới nếu họ không đổi mới và chuyển đổi với tốc độ nhanh hơn. Theo PwC, khoảng 50% số CEO các doanh nghiệp cho biết họ đang giảm chi phí hoạt động, 51% đang tăng giá sản phẩm và 48% đang đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ. Theo khảo sát, rủi ro khí hậu không còn được coi là rủi ro ngắn hạn đáng chú ý trong 12 tháng tới so với các rủi ro toàn cầu khác.
Phát biểu bên lề Hội nghị thường niên lần thứ 53 của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) diễn ra tại Davos (Thụy Sĩ), Chủ tịch toàn cầu của PwC, Bob Moritz, cho rằng những doanh nghiệp hoạt động tốt trong năm 2022 có thể sẽ chứng kiến một năm nhiều thách thức hơn phía trước.
Trong khi đó, kết quả cuộc khảo sát do WEF thực hiện cũng cho thấy hơn 60% các chuyên gia kinh tế hàng đầu trong lĩnh vực công và tư đều dự báo suy thoái kinh tế toàn cầu trong năm 2023.
Tổng thư ký Liên hợp quốc kêu gọi G20 làm đầu tàu phục hồi kinh tế toàn cầu
Ngày 13/10, Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres kêu gọi các nước thuộc Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) làm đầu tàu phục hồi kinh tế toàn cầu.
Cảng container ở Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. Ảnh: THX/TTXVN
Người đứng đầu LHQ đưa ra thông điệp này trong thư gửi tới các bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng trung ương các nước G20, đồng thời nhấn mạnh G20 cần định hướng lại để có thể hồi phục nền kinh tế cho tất cả thế giới. Ông nhấn mạnh "hướng đi mới lúc này là lựa chọn đúng đắn".
Để đạt được mục tiêu này, LHQ và các đối tác liên quan đã đề xuất chương trình kích thích các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDG) nhằm giải quyết tình trạng thị trường ngày càng tồi tệ và đẩy nhanh tiến độ tiến tới các SDG.
Theo đó, chương trình kích thích SDG sẽ khuyến khích khu vực công tăng cường cam kết thực hiện các mục tiêu liên quan tới phát triển, nhân đạo và ứng phó với biến đổi khí hậu.
Cụ thể hơn, chương trình này gồm 5 khuyến nghị: tăng cường giãn nợ ngay lập tức cho các nước nghèo, dễ bị tổn thương; cân đối mức cho vay của các ngân hàng phát triển đa phương và các ngân hàng phát triển của nhà nước dành cho SDG; khuyến khích các công ty trái phiếu tư nhân và các chủ thể nợ công tham gia vào nỗ lực xóa nợ; tăng cường hỗ trợ thanh khoản cho các quốc gia dễ bị tổn thương thông qua việc tăng cường sử dụng Quyền rút vốn đặc biệt; cũng như điều chỉnh các dòng tài chính cho phù hợp với SDG và Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu.
Kim ngạch ngoại thương của Trung Quốc tăng mạnh Số liệu chính thức được công bố ngày 7/8 cho thấy trong 7 tháng đầu năm 2022, kim ngạch ngoại thương của Trung Quốc đã tăng 10,4% so với cùng kỳ năm ngoái, lên mức 23.600 tỷ Nhân dân tệ (khoảng 3.500 tỷ USD). Cảng container ở Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. Ảnh: THX/TTXVN Theo Tổng cục Hải quan Trung Quốc...