Webgame tại Việt Nam – đã tới lúc bão hòa?
Webgame Việt đã có những bước trưởng thành nhanh chóng trong năm 2009 nhưng điều này không đồng nghĩa với việc năm 2010 sẽ lại là một năm “được mùa”.
Webgame là tên gọi chung của những trò chơi trực tuyến trên nền trình duyệt internet. Nếu không tính đến các mini- game dưới dạng flash thông thường thì thể loại này “du nhập” vào Việt Nam từ cuối năm 2008 với đại diện Đế Chế Quật Khởi của NPH Trò chơi Việt.
Với đặc điểm không cần cài đặt, chơi được mọi lúc mọi nơi miễn là có đường truyền mạng nên webgame nhanh chóng thu hút được một lượng người chơi đông đảo và phát triển với tốc độ chóng mặt suốt năm 2009. Thế nhưng, năm 2010 chắc chắn không phải là năm thành công dễ dàng của mảnh đất này.
2010 có còn là “năm nhuận” của thể loại webgame? (Hình minh họa).
Webgame phá triển mạnh do đâu?
Không ai có thể phủ nhận sức lan toả mạnh mẽ và hiệu quả mà các webgame mang lại cho doanh nghiệp. Bằng chứng là Linh Vương dù “bớt hot” nhưng vẫn nằm trong số những game doanh thu cao của VTC Game, một Đắc Kỷ khỏe mạnh cũng đủ làm nên một thương hiệu SGame… Vậy sức mạnh của webgame đến từ đâu?
Điểm đầu tiên không thể bỏ qua và ai cũng biết đó chính là sự tiện lợi của webgame. Nếu như với client-game (game cài đặt) bạn phải download bộ cài và trải qua một quá trình cài đặt đầy nhiêu khê thì với webgame mọi chuyện trở nên quá đơn giản.
Video đang HOT
Webgame là sự lựa chọn “vừa rẻ vừa bổ” của nhiều NPH. (Hình minh họa).
Điều này khiến cho cộng đồng game thủ được mở rộng đáng kể. Hơn nữa, nếu như client-game game thủ còn đau đầu với vấn đề cấu hình máy thì webgame hoàn toàn không có chuyện này.
Thứ hai, với việc không yêu cầu người chơi phải “cắm đầu” vào màn hình mọi lúc mọi nơi, chơi webgame đa phần thời gian bạn chỉ cần click rồi… ngồi chờ, đặc điểm này rất phù hợp với… dân văn phòng. Webgame thành công phần lớn là nhờ thành phần này nhất là giai đoạn đầu năm 2009 khi thị trường còn đang “khát”.
Đất lành nhưng không phải chim nào cũng đậu
Ngay từ khi ra đời, webgame đã được không ít NPH để ý đến về những đặc điểm hút khách và hút… tiền của nó. Khi đối tượng chính game phục vụ là dân văn phòng – đối tượng có khả năng chi trả cao.
Thế nên, dù có tuổi thọ không dài nhưng các webgame vẫn là những thương vụ đầu tư xứng đáng mà bất cứ NPH cũng quan tâm. Hãy nhìn tốc độ phát triển kinh người của thể loại này trong năm qua: đầu năm mới có đại diện duy nhất của NPH Trò Chơi Việt thì đến cuối năm con số này đã vượt qua con số 10.
Linh Vương có thể coi là webgame thành công nhất Việt Nam..
Tuy nhiên, quá nhiều game ra mắt trong vòng 1 năm ngắn ngủi đã là fan của thể loại game này “quá tải”. Trong số hơn 10 game ra mắt thì chỉ có hai tựa game thực sự thành công là Linh Vương (VTC Game) và Đắc Kỷ (SGame) hay ở mức tạm chấp nhận được như: Gunny (VinaGame).
Còn các tựa game khác đều sống một cách “lay lắt” thậm chí có game còn không mấy người biết đến hoặc đã quên hẳn sự tồn tại của chúng như Võ Lâm Truyền Kỳ Web (VinaGame) hay Đế Chế… Có nhận định còn cho rằng NPH mua những trò chơi này về chỉ là để “làm đầy” thư viện của mình.
Còn ai nhớ tới VLTK Web?
Có thể nhìn thấy khá rõ ràng, những tựa game thành công nhất của thể loại webgame là những tựa game thuộc thể loại “xây nhà” quen thuộc trong khi các tựa game thể loại khác mà đặc biệt là RPG luôn phải đón nhận thất bại ở nhiều mức độ khác nhau.
Nhận xét này có phần khá khắc nghiệt với một số game như Gunny hay Vua Pháp Thuật nhưng rõ ràng thành quả của hai game này thua xa những gì 2 NPH kỳ vọng còn các webgame khác tuy có lối chơi mới như Đại Gia vẫn khó tiếp cận giới trẻ, nhất là khi làn sóng MMORPG hoành hành dữ dội.
Webgame nhập vai khó ăn khách còn chiến thuật lại quá bão hòa.
Nguyên nhân cho vấn đề này khá rõ ràng, webgame dù có hoàn hảo như thế nào đi nữa chắc chắn sẽ thua xa các client game cùng thể loại đặc biệt là là thể loại nhập vai. Hơn nữa, chức năng giao tiếp trong webgame cũng hạn chế dẫn tới khía cạnh cộng đồng khó phát triển.
Chỉ thành công dễ dàng với thể loại chiến thuật nhưng sự thật là chính game thủ Việt cũng bắt đầu cảm thấy ngấy món ăn này, vậy thì giải pháp nào sẽ khiến webgame tiếp tục tăng trưởng trong năm 2010 hay rốt cuộc sẽ chìm nghỉm nhanh chóng?
Theo Gamek
Corvette Z06 phiên bản đặc biệt
Khi Corvette Z06 ra mắt năm 2006, nó là mẫu xe gần nhất với những chiếc xe đua Corvette. Đến mẫu Corvette ZR1 phiên bản 2009, khoảng cách giữa xe đua và xe thương mại được thu hẹp thêm nữa. Và năm nay, hãng xe Mỹ tiếp tục giới thiệu Corvette Z06 Carbon Limited Edition.
Ra đời để kỷ niệm 50 năm cuộc đua đầu tiên của Corvette tại giải 24 Hours of Le Mans, phiên bản đặc biệt này kết hợp động cơ V8 LS7 7.0L tiêu chuẩn của mẫu Z06 với hệ thống treo và phanh của dòng ZR1. Không có gì thay đổi với động cơ nên Corvette Z06 Carbon Limited Edition có công suất cực đại 505 mã lực.
Những trang bị đặc biệt gồm: hệ thống phanh đĩa gốm Brembo, bộ la-zăng màu đen 19-inch cho bánh trước và 20-inch cho bánh sau đi cùng lốp Michelin PS2, hệ thống treo chủ động Magnetic Selective Ride Control, và nhiều chi tiết làm bằng vật liệu sợi carbon.
Về nội thất, Chevrolet chủ yếu sử dụng chất liệu da màu đen kết hợp da lộn (may chỉ màu xanh hoặc cam ở ghế ngồi), vô-lăng, bậu cửa có nhận diện của phiên bản đặc biệt, dựa đầu thêu logo.
Tùy chọn gói tính năng vận hành cao hơn, Z07, gồm những nâng cấp kỹ thuật dùng cho phiên bản đặc biệt này cũng có thể dùng cho xe Z06 phiên bản 2011 thông thường. Gói này gồm bộ la-zăng mới cùng một số nâng cấp hệ thống làm mát và khung xe.
Xe Chevrolet Corvette Z06 Carbon Limited Edition 2011 cùng các gói tùy chọn Z07 và CFZ Z06 sẽ có mặt trên thị trường từ cuối mùa hè năm nay. Chevrolet sẽ chỉ sản xuất 500 chiếc, với 2 lựa chọn màu sắc: cam Inferno và xanh Supersonic.
Theo Dân Trí
Lý giải mới về vụ án Vũ Thị Kim Anh Dưới góc độ nghiên cứu tâm lý tội phạm, chắc hẳn các nhà nghiên cứu cũng có thể nhìn thấy rõ lối sống buông thả ở Kim Anh. Cuối cùng, vụ án được coi là ầm ĩ nhất của năm 2009 - vụ sát hại người tình trên xe Lexus - cũng là tạm thời khép lại bằng phiên tòa sơ thẩm diễn...