Webgame Bá Đồ đã được mua về Việt Nam
Theo thông tin của Game4V, webgame Bá Đồ đã được một NPH trong nước mua về thành công và dự kiến sẽ ra mắt vào khoảng cuối tháng 8 này.
Bá Đồ (tên gốc là Tam Quốc Luận Kiếm) là một webgame Q bản kết hợp SLG vs RPG , game dựa trên cốt truyện tam quốc, game thủ sẽ nhập vai một vị minh chủ thời kì tam quốc, vì tạo dựng bá nghiệp cần phải trải nghiệm qua nhiều thử thách để đạt được mục đích. Đương nhiên game thủ bắt buộc phải nâng cấp và cường hóa kiến trúc thành trì cùng với võ tướng của mình để có thể đánh bại các game thủ khác, đạt được đỉnh bá nghiệp.
Những phiên chợ mua bán thần bí, hệ thống võ tướng thần kì, những đắc kĩ tất sát huyền ảo và tàn khốc, hệ hống tu luyện bác đại tinh thông, hệ thống giao lưu đặc sắc, kĩ năng PK đặc sắc và rực rỡ, tạo cho người chơi một thể nghiệm được một game Tam quốc khác biệt.
Sau đây là một số tính năng đặc sắc trong trò chơi:
1/ Chiến đấu và PK
Xuất chinh
“Xuất chinh” dựa theo các chương trong tam quốc, trong mỗi chương sẽ rơi ra trang bị, môn khách, tiền và công tích, sau khi chiến đấu kết thúc sẽ tiêu hao thể lực, sau khi chiến thắng thì sẽ được quay thưởng, nếu rút phải phần thưởng không mong muốn thì có thể quay lại, tổng cộng có 3 lần quay lại, 2 quay lại thì mất kim tiền, quay lại lần thứ 3 thì mất thông bảo.
Người chơi đạt đến level nhất định có thể bấm tàn diệt trong chiến dịch , xuất sắc vượt qua ải, tiến hành quay thưởng.
Thảo phạt
Người chơi lựa chọn người chơi khác để tiến hành thảo phạt. Thảo phạt có thể đặt được phần thưởng là công tích và kim tiền, nếu thất bại cũng có thể nhận được phần thưởng nhất định. Bên cạnh đó, người chiến thắng còn có thể quay thưởng, phần thưởng là công tích hoặc tiền.
Số lần thảo phạt trong ngày có giới hạn, VIP có thể tăng số lần thảo phạt, Sau khi hết lần thảo phạt có thể dùng thông bảo để mua hoặc đạo cụ để tăng thêm số lần thảo phạt. Mỗi ngày đều có thể nhận thưởng ở đây, xếp hạng càng cao thì kim tiền nhân được càng nhiều.
Võ đấu trường
Người chơi tham gia tỉ võ theo hệ thống rút thăm ngẫu nhiên. Mỗi ngày sau khi tham gia 3 trận võ đài có thể lựa chọn liên tục võ đấu (treo máy) , tiêu hao tiền hoặc thông bảo.
Người chơi có thể rời khỏi đấu trường để tiến hành các thao tác khác, liên tục võ đấu kết thúc, hệ thống sẽ tự động gửi thông báo. Người thắng có thể đạt được số lượng nhất định điểm tranh kĩ và vinh dự, người thua sẽ bị trừ điểm tranh kĩ. Thông qua xếp hạng võ đấu, 3 người chơi đứng đầu có thể nhận được đạo cụ, xưng hiệu và thưởng kinh nghiệm.
Khiêu chiến boss
Người chơi trong khi xuất chinh thông quang có thể dùng thẻ bài tương ứng để mở khóa “khiêu chiến boss” . Đội ngũ thấp nhất là 2 người, cao nhất là 5 người tiến hành khiêu chiến, khiêu chiến thành công có thể quay thưởng, có tỉ lệ nhất định đạt được trang bị cấp sử thi.
Video đang HOT
Cấp sao của trang bị tương ứng với số thẻ bài. Mỗi ngày người chơi có 3 lần khiêu chiến, dùng hết có thể dùng thông bảo để mua thêm. Người chơi cũng có thể lựa chọn đơn độc khiêu chiến, tự mình đánh boss.
Qua ải trảm tướng
Mỗi ngày người chơi có 2 lần miễn phí tham gia ” qua ải trảm tướng”, tại mỗi ải người chơi sẽ tiến hành PK với người chơi khác được hệ thống lựa chọn ngẫu nhiên, qua ải thành công có thể nhận được công tích, cùng với tự tăng lên của số thẻ vượt ải, số công tích cũng tăng lên, công tích tích lũy. Nếu qua ải thất bại thì công tích tích lũy sẽ bị giảm 20%, vượt ải thành công có thể đạt được toàn bộ công tích.
2/ Nâng cấp võ tướng
Cường hóa
Có thể cường hóa thuộc tính võ tướng bằng cách tiêu hao công tích, cường hóa tăng thêm 10 thì sẽ điểm sáng một sao, thuộc tính tức khắc sẽ tăng lên . Hệ thống cứ mỗi 30′ sẽ làm mới tỉ lệ cường hóa thuộc tính thành công. Người chơi có thể dùng thông bảo để đưa tỉ lệ thành công lên 100%. Tỉ lệ thành công càng thấp thì lượng thông bảo cần dùng càng nhiều
Huyết tế
Huyết tế võ tướng cần tiêu hao võ tướng khác, cấp huyết tế càng cao thì số lượng võ tướng tiêu hao càng nhiều. Cấp huyết tế càng lên cao thì tỉ lệ huyết tế thành công càng thấp. Huyết tế thất bại thì sẽ bị giảm đi một cấp. Sử dụng đạo cụ có thể nâng cao tỉ lệ thành công, khi huyết tế thất bại cũng không bị trừ cấp. Ở phiên bản mới cấp huyết tế cao nhất là 40. Huyết tế là nơi mà người chơi phải tiêu hao kim tiền.
Hệ thống thăng cấp trang bị
Tinh luyện: Tinh luyện có thể nâng cao thuộc tính cảu trang bị, cần tiêu hao kim tiền và tinh phách thạch, đẳng cấp tinh luyện càng cao thì tiêu hao càng nhiều tinh phách thạch và kim tiền. Lựa chọn cực viêm tinh luyện thì lượng tinh phách thạch sẽ mất 3 lần bình thường nhưng mỗi lần tinh luyện lại có thể nâng cao đẳng cấp tinh luyện 2.
Giám định: Giám định có thể đạt được các cấp như cực yếu, bình thường, tương đối mạnh, cực mạnh và điên phong, đẳng cấp giám định càng cao, thuộc tính của trang bị tăng lên càng nhiều. Mỗi lần giám định thì tiêu hao càng nhiều kim tiền
Phân hóa: Phân hóa những trang bị không cần thiết trong túi đồ có thể nhận được tinh phách thạch. Phân hóa có thể lựa chọn phân hóa miễn phí hoặc dùng 10 thông bảo phân hóa, dùng thông bảo phân hóa có thể nhận được thêm nhiều tinh phách thạch. ( hệ thống cần nhiều tinh phách thạch để cường hóa trang bị)
3/ Hệ thống minh hội
Người chơi có thể lựa chọn thành lập minh hội hoặc gia nhập minh hội. Danh tiếng của minh hội sẽ quyết định xếp hạng của minh hội đó, uy vọng của minh hội dùng để thắp sáng kĩ năng minh hội, quân chủ thuộc minh hội có thể sử dụng tất cả các kĩ năng của minh hội.Người chơi hoàn thành nhiệm vụ màu đỏ trong mật lệnh minh hội sẽ nhận được danh tiếng minh hội
Thông qua lợi ích tập thể của các thành viên trong minh hôi, sẽ đoàn kết được thành viên trong minh hội, thúc đấy sự giao lưu giữa người chơi với nhau và tạo thêm sự hấp dẫn của game
Game dự kiến sẽ ra mắt tại Việt Nam vào cuối tháng 8 này, các thông tin chi tiết sẽ được Game4V cập nhật liên tục.
Thông tin nhà phát hành
Công ty công nghệ EBO Thiên Tân , vốn đăng ký 1000 vạn tệ, thành lập vào tháng 6 năm 2010, chủ yếu sản xuất trong phạm vi game online kĩ thuật cao. Là một công ty tập chung chủ yếu cả về mặt nghiên cứu sản xuất và cả về mặt vận hành game.
Công ty công nghệ EBO hiện nay có trên 90 nhân viên, là công ty công nghệ kĩ thuật cao được chính phủ khu công nghệ mới kĩ thuật cao Tân Hải thành phố Thiên Tân công nhận , là một công ty công nghệ kĩ thuật cao với quy mô vừa và nhỏ. Trước mắt công ty có đã có 6 dự án được đăng kí bản quyền trí tuệ.
Dựa trên tinh thần bao dung hải hà, công ty đã thu hút được những nhân viên nghiên cứu cao cấp có ý chí và quyết tâm, dám theo đuổi sáng tạo, hình thành nên đội ngũ nghiên cứ ưu tú với kỹ thuật cao. Đồng thời cũng thành lâpk được đội ngũ những nhà quản lý có kinh nghiệm phong phú, tạo nên một công ty ổn định và thành thục.
Công ty từ khi thành lập đến này không ngừng phát triển và lớn mạnh, đã quy tụ được lượng lớn nhân tài, nghiên cứu và phát triển được nhiều sản phẩm game, trong đó có webgame ” Tam Quốc Luận Kiếm” và sẽ được phát hành tại Việt Nam với tên là “Bá Đồ” .
Theo VNE
"Bà đỡ" không găng tay đỡ đẻ cho sản phụ nhiễm HIV
Cả xã có một "bà đỡ" duy nhất, chị đã chứng kiến tất cả nỗi vui buồn của các bà mẹ mỗi khi vượt cạn. Và có lúc chị phải rơi nước mắt trước những cảnh ngộ éo le. Đó là câu chuyện về "bà đỡ" của những sản phụ bị HIV
"Bà đỡ" bản nghèo mang trái tim người mẹ
Về xã Phúc Thịnh huyện Chiêm Hóa (Tuyên Quang), hỏi chị Liên, nữ hộ sinh, chúng tôi luôn nhận được những câu trả lời rất gần gũi và trân trọng. Nhiều người sẵn sàng đi bộ dẫn chúng tôi đến tận nơi chị làm việc.
Chị Nguyễn Thị Bích Liên, cán bộ sản nhi xã Phúc Thịnh (huyện Chiêm Hóa - Tỉnh Tuyên Quang) sinh năm 1963 và đã có hơn 25 năm tuổi nghề. Chị tâm sự: "Ngày đó người dân ở đây khổ lắm, họ đều đẻ ở nhà, các bà mẹ chẳng được chăm sóc và cũng chẳng biết cách chăm sóc các con của mình. Thấy người già trong bản bảo làm thế nào thì làm thế ấy, các cháu đẻ ra thấy chết nhiều lắm..."
Yêu công việc chăm sóc bà mẹ và trẻ em, chị Liên xin đi học y sỹ sản tại tỉnh Hà Bắc (nay là Bắc Ninh và Bắc Giang), vừa tốt nghiệp thì chị về ngay trạm làm.
Chị Nguyễn Thị Bích Liên, cán bộ sản nhi xã Phúc Thịnh (Chiêm Hóa - Tuyên Quang)
"Ngày ấy, bệnh nhân chẳng đến trạm y tế xã mấy đâu, tôi thấy các bà mẹ đẻ nhiều, đẻ mau mà cũng tâm sự không muốn đẻ nhưng đã trót có thai rồi nên phải đẻ thôi. Vậy nên ngày ngày tôi mang bộ dung cụ đặt vòng đến từng nhà bà mẹ hỏi xem họ có muốn tránh thai không? Với 1 chiếc ghi đo nhỏ tôi giúp các bà mẹ đặt vòng ngay tại nhà, rồi dần dần các bà mẹ quen với tôi hơn, tin tưởng tôi nên cũng ra trạm xã khám và xin tư vấn nhiều hơn. Bây giờ kỹ thuật y học hiện đại rồi nhưng các bà mẹ vẫn đến đây đẻ nhiều, không những các bà mẹ trong xã mà họ truyền tai nhau đến các bà mẹ ở xã lân cận như Tân Thịnh, Xuân Quang... cũng đến xã tôi đẻ"- Chị Liên trầm ngâm kể.
Việc nhiều hơn nhưng lương cũng không tăng vì các bà mẹ ở đây nghèo lắm, họ chẳng có gì cả, chỉ có tình cảm chân thành... Ngày tết các anh chị em ở trạm được mọi người biếu nhiều bánh, ăn không hết lại mang phân phát cho các gia đình nghèo.
Chị Liên kể: "Năm 1997 có bà mẹ đến đây đẻ nhưng chồng thì bị gẫy tay, gia đình nghèo lại neo đơn không ai chăm sóc. Tôi vừa đun nước cho tắm cho con họ vừa thuốc men chăm sóc 2 vợ chồng, đến bữa cơm rồi cũng chẳng thấy họ ăn gì tôi lại gọi về nhà kêu chồng nấu cơm mang ra cho vợ chồng họ ăn."
Có những hôm, cùng một lúc chị phải đỡ đẻ cho 2 bà mẹ. Chị đỡ đẻ cho bà mẹ này xong đặt con lên bụng rồi nhờ người nhà họ giữ rồi lại đỡ cho bà mẹ kia.
Điều kiện phòng ốc ở đây sơ sài lắm nhưng chị Liên lúc nào cũng cố gắng giữ gìn phòng đẻ được sạch sẽ. Trần nhà làm bằng xốp đã bị thủng nhưng ngày nào chị cũng quét dọn lau chùi bàn đẻ sạch sẽ để những ca sinh được an toàn.
Các dụng cụ này đã gắn bó với chị Liên nhiều năm và luôn được chị giữ gìn sạch sẽ.
Vì cả trạm chỉ có một mình làm y sỹ sản nên cứ có ca sinh là chị Liên lại được gọi ra bất kể đêm hay ngày. Chị nhớ lại ngày chị sinh cháu thứ nhất, khi mới được 9 ngày tuổi nhưng chị đã phải địu con trên lưng đỡ đẻ cho bà mẹ khác.
Nói về người chồng luôn tận tâm giúp vợ, chị Liên chia sẻ: "Anh nhà chị kém chị 2 tuổi nhưng tốt tính lắm. Có những hôm chị không trực ở trạm nhưng có bà mẹ nào sắp sinh mà người ta gọi là anh ấy lại dậy ra trạm phụ giúp vợ. Nhiều hôm mang cơm cho vợ anh lại nấu nhiều hơn vì sợ ở trạm có bà mẹ không có cơm ăn."
Yêu quý và tin tưởng chị Liên, nhiều người thường gặp chị để hỏi ý kiến khi gia đình có chuyện. Vậy là chị thành "chuyên gia tư vấn hôn nhân gia đình" bất đắc dĩ.
Tại thôn Húc có gia đình chị Minh, chị này một thời ra Hà Nội làm ăn sau đó về quê lấy anh Hường. Được một thời gian phát hiện chị Minh bị nhiễm HIV, gia đình chồng đã đuổi đánh, bắt chị Minh phải về nhà mẹ đẻ. Người chồng lúc này cũng đã bị lây nhiễm HIV, 2 người phải sống cách ly ở 2 nơi. Chị Liên thấy họ vẫn còn yêu thương nhau nên đã đến động viên người chồng và gia đình nhà chồng cho chị Minh về ở cùng để 2 người tiện bề chăm sóc lẫn nhau.
Nỗi nguy hiểm của "bà đỡ"
Ở trạm cơ sở trang thiết bị còn rất đơn sơ, nhiều khi trang thiết bị không về kịp nên chị Liên phải khám cho sản phụ theo kinh nghiệm. Đôi khi còn phải "đánh liều" đỡ đẻ bằng tay không, không có găng.
Chị Liên còn nhớ, cách đây 1 năm, chị Nguyễn Thị Vân đến trạm trong cơn đau đẻ dữ dội. Chị tiên lượng thấy ca đẻ khó nên động viên gia đình cho lên huyện sinh nhưng gia đình không chịu vì không có tiền. Chị dùng hết khả năng của mình, rất may ca đẻ được "mẹ tròn con vuông".
Được 1 tháng sau thấy chị Vân mang con ra trạm khám vì cháu bé gầy yếu và lở loét khắp người. Thấy bất thường chị Liên khuyên gia đình mang cháu ra huyện xét nghiệm máu và đã phát hiện ra cháu bị HIV. Hai tháng sau cháu bé tử vong, vài tháng sau nữa mẹ cháu cũng qua đời vì HIV.
Chị Liên lo lắng có thể mình cũng bị nhiễm HIV vì khi đỡ đẻ không có găng tay và tiếp xúc nhiều với máu của sản phụ. Tuy nhiên, mấy ngày sau, chị lấy lại tinh thần và tự nhủ: "Nếu bị nhiễm thì mình cũng bị nhiễm rồi. Bây giờ có buồn chán cũng chẳng làm được gì, mình vẫn còn có ích cho nhiều người. Mình sống thế này có bị nhiễm HIV chắc cũng không ai nghĩ xấu về mình".
Sau đó, chị còn xuống tận nhà chị Vân động viên an ủi người chồng chị Vân phải tiếp tục sống để nuôi cậu con trai đầu. Nhưng bi kịch đã xảy ra, chỉ vài tháng sau đó cả người chồng và cậu con trai cũng không thoát được "thần chết" HIV.
Rất may ông trời không bạc với chị, sau đợt đỡ đẻ cho người mẹ nhiễm HIV ấy, chị đã đi xét nghiệm HIV và kết quả là âm tính. Chị vui mừng đến chảy nước mắt và tự nhủ thầm phải cẩn thận hơn.
Hơn 25 năm, chị Liên đã lặng lẽ chứng kiến, đón chào rất nhiều đứa trẻ trong xã ra đời. Dù thù lao của một người y sỹ rất ít ỏi nhưng chị vẫn luôn cảm thấy hạnh phúc và nguyện gắn bó với nghiệp "bà đỡ" này.
* Tên các nhân vật nhiễm HIV đã được thay đổi
Theo Infonet