Web quân sự Nga bóc mẽ tên lửa DF – 21D của Trung Quốc
Tên lửa DF-21D của Trung Quốc trước khi muốn đánh trúng mục tiêu lớn cần phải vượt qua bức tường lửa của tên lửa đánh chặn SM3 và mạng lưới phòng không dày đặc, hoàn bị của hạm đội Mỹ.
Hình ảnh tưởng tượng của dân mạng TQ về tên lửa DF-21D Trung Quốc tấn công hạm đội tàu sân bay Mỹ
Một trang web chuyên đưa thông tin về quân sự của Nga đưa ra nhận định nói rằng tên lửa DF-21D (Đông Phong) của Trung Quốc không phải là mối đe doạ đối với hạm đội tàu sân bay của Hải quân, đồng thời cho rằng giới truyền thông thường bị cuốn theo những báo cáo thần thánh hoá “siêu vũ khí mới” của Trung Quốc.
Trang Wantchinatimes dẫn báo cáo được website quân sự của Nga đăng tải cho biết, trước đó có rất nhiều bài báo bàn về những mối nguy cơ mà các tàu sân bay của Mỹ có thể sẽ gặp phải khi chúng tiếp cận các vùng nước quanh lãnh thổ Trung Quốc trong điều kiện có phát sinh xung đột quân sự với nước này.
Các cáo này chủ yếu cho rằng các hạm đội tàu sân bay của Mỹ có thể sẽ bị tấn công bằng các tên lửa Đông Phong 21D của Trung Quốc và không có khả năng tự vệ lại những đòn tấn công huỷ diệt này.
Trong những năm thập niên 60, Liên Xô và Mỹ bắt đầu quay sang tập trung nghiên cứu và chế tạo các loại tên lửa chống hạm. Tiếp đó, vào thập niên 70, Liên Xô bắt đầu thử nghiệm tên lửa chống hạm đạn đạo tầm trung 4K18 (còn được biết đến với cái tên khác là R-27K) và loại tên lửa tấn công này đã đưa Liên Xô (Nga ngày nay) trở thành một quốc gia đầu tiên chế tạo thành công tên lửa đạn đạo chống hạm hạng nặng.
Các vụ thử nghiệm liên quan đến tên lửa R-27K đều thành công mỹ mãn và ngay sau đó đã được trang bị cho các đơn vị quân đội của Liên Xô. Tuy nhiên, vì rất nhiều lý do khác nhau, loại tên lửa chống hạm của Liên Xô đã không được phổ biến và đến những năm 1980 chúng đã bị đưa ra khỏi các đơn vị chiến đấu để tiêu huỷ.
Quay trở lại thập niên 70, người Mỹ khi đó cũng đã chế tạo tên lửa tầm gần Pershing II và triển khai chúng ở khu vực châu Âu 10 năm sau đó. Chính sự kiện này đã châm ngòi cho một khủng hoảng lớn nữa Liên Xô và khối đồng minh quân sự Bắc Đại Tây Dương/NATO.
Cuối những năm 1980, sau khi các nước ký kết với nhau một thoả thuận giới hạn lực lượng hạt nhân, quân đội Mỹ đã rút các tên lửa Pershing II từ châu Âu về nước.
DF-21D Trung Quốc
Trong khi đó, cả Liên Xô và Mỹ đều không có ý định phát triển các tên lửa tương tự. Mặc dù vậy, bước vào thập niên 1990, Trung Quốc bắt đầu tập trung sự chú ý và khao khát muốn đạt được loại tên lửa này.
Video đang HOT
Trong thập niên 1980, hầu hết kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc đều chủ yếu là các tên lửa tấn công tầm ngắn. Tình trạng này thậm chí vẫn đang kéo dài cho đến cả giai đoạn hiện nay.
Tên lửa đạn đạo Đông Phong 21 xuất hiện lần đầu tiên tại Trung Quốc là đầu những năm 1990 sau đó được nâng cấp lên phiên bản DF-21A. Theo đánh giá của trang web quân sự Nga, DF-21A sử dụng hệ thống dân đường gần giống công nghệ của tên lửa DF-21A Pershing II của Hoa Kỳ và chỉ kém vũ khí Mỹ về khả năng bắn chính xác, mức độ dao động từ 100 đến 300 m.
Đầu những năm 2000 là thời điểm xuất hiện các tin đồn về một loại “siêu vũ khí” của Trung Quốc với cái tên DF-21D. Các báo cáo này cho biết tên lửa DF-21 có khả năng tấn công tàu sân bay Mỹ một cách dễ dàng.
Tuy nhiên, theo chuyên trang quân sự của Nga khả năng của DF-21 đã bị truyền thông phóng đại quá mức.
Tầm bắn của tên lửa DF-21 có lẽ chỉ giới hạn trong khoảng 3000 km và khả năng chống tàu sân bay của nó vẫn chỉ là tin đồn.
Trung Quốc có thể đã bắt đầu chế tạo các tên lửa có khả năng tấn công tàu sân bay nhưng chưa từng có một thử nghiệm trên biển nào được thực hiện hay báo cáo. Chỉ riêng điều đó cũng có thể cho thấy “siêu vũ khí” của Trung Quốc chưa hoàn thiện ở cấp độ cuối cùng.
Theo báo cáo đăng trên trang quân sự Nga, Trung Quốc sẽ phải mất thêm nhiều thời gian nữa để hoàn thiện được những khả năng như những gì được các báo cáo tâng bốc.
Một trong những vấn đề mà tên lửa DF-21 của Trung Quốc phải giải quyết đó chính là độ chính xác bắn. Muốn làm được điều đó, quân đội của PLA cần phải thiết lập và bố trí được một hệ thống mạng lưới radar trên quy mô lớn để có thể phát hiện và lần theo được các mục tiêu trên khoảng cách 3000 km.
Để thực hiện được điều đó cần nhiều thời gian và tiền bạc, chí ít cũng phải mất vài năm nếu không vấp phải những vấn đề khó khăn, hóc búa.
Ngay cả khi đã được triển khai toàn diện, tên lửa của Trung Quốc sẽ phải đối mặt với nhiều vấn đề tiếp theo.
Trước tiên, mỗi hạm đội tàu sân bay của Hải quân Mỹ đền có ít nhất 1 chiến hạm hộ tống có khả năng và kinh nghiệm sử dụng tên lửa đánh chặn SM-3 – vốn đã quá quen thuộc với việc đánh chặn các tên lửa tầm gần.
Điều này có nghĩa là tên lửa DF-21D của Trung Quốc trước khi muốn đánh trúng mục tiêu lớn cần phải vượt qua bức tường lửa của tên lửa đánh chặn SM3 và mạng lưới phòng không dày đặc, hoàn bị nhất thế giới hiện nay của các hạm đội tấn công tàu sân bay Mỹ.
Hơn nữa, hệ thống dân đường của tên lửa Đông Phong 21 có thể trở thành điểm yếu bởi để tìm và khoá mục tiêu đầu đạn phải giảm tốc độ xuống còn 2 đến 3 Mach và phải bay ở vỹ độ trên 20 km. Đây lại là điều kiện lý tưởng mà các tên lửa đánh chặn của Mỹ đã được lập trình và hoàn thiện rất tốt.
Báo cáo đăng trên website quân sự của Nga cho biết các tên lửa chống hạm thường bay ở tốc độ giống nhau cách bề mặt biển chỉ khoảng vài mét để có thể giảm thiểu khả năng bị phát hiện bởi hệ thống radar phòng ngự của các hạm đội tác chiến, trước khi tìm được đến mục tiêu cần diệt nó phải trải qua tường lửa phòng không, chống tên lửa diệt hạm của các tàu hộ tống đi kèm.
Hoà Bình
Theo_Người Đưa Tin
Trực thăng Ka-52K Hải quân Nga có gì đặc biệt?
Trực thăng tấn công Ka-52K của Hải quân Nga có khả năng mang tên lửa chống hạm siêu âm tầm xa để diệt tàu chiến địch.
Trực thăng tấn công Ka-52K của Hải quân Nga có khả năng mang tên lửa chống hạm siêu âm tầm xa để diệt tàu chiến địch.
Nhằm tăng cường sức mạnh tấn công đường không cho Hải quân Nga, chi viện cho Hải quân Đánh bộ Nga trong các chiến dịch đổ bộ đường biển. Nước này đã tiến hành phát triển biến thể trực thăng tấn công Ka-52 cho tác chiến biển - định danh là Ka-52K.
Trực thăng tấn công Ka-52K "Katrans" được thiết kế để hỗ trợ hỏa lực trên không cho lực lượng đổ bộ, với khả năng tiêu diệt các mục tiêu mặt đất như xe tăng, xe thiết giáp, phương tiện cơ giới và các loại trực thăng tấn công của đối phương.
Ka-52K có thể được trang bị một pháo tự động 2A42-1 30mm, rocket phóng loạt S-8 80mm hay S-13 122mm, các loại tên lửa chống tăng dẫn đường 9K121 Vikhr và 9M120 Ataka cùng nhiều loại bom và tên lửa khác.
Trong số các loại vũ khí được trang bị cho Ka-52K, tên lửa chống tăng dẫn đường bằng laser 9K121 Vikhr được đánh giá là sở hữu sức mạnh vượt trội. Với kiểu dẫn đường laser, khi bản thân phi công không cần thấy mục tiêu vẫn có thể tấn công chính xác nhờ sự hỗ trợ của lực lượng mặt đất. Nghĩa là, tên lửa có thể được điều khiển bởi bộ phát laser chuyên dụng cho bộ binh.
Trực thăng Ka-52K huấn luyện hạ cánh trên tàu chiến Nga.
Bên cạnh đó, nhờ được trang bị động cơ VK-2500 mạnh mẽ Ka-52K có thể bay ở độ cao hơn 5.000m với tốc độ hơn 300km/h và cho phép nó cất hoặc hạ cánh ở những vùng có khí hậu khắc nghiệt hay địa hình đồi núi. Đặc biệt, cơ cấu cánh quạt đồng trục đem lại sự ổn định rất cao, thao tác cơ động tuyệt vời. Kiểu cánh này cũng góp phần khiến chiều dài trực thăng rút gọn, phù hợp để mang trên tàu chiến.
Bản thân phần khung hoặc cánh quạt của Ka-52K có khả năng chống ăn mòn phần cánh quạt cũng có thể được gấp lại.
Biến thể Ka-52 dành cho hải quân cũng có thiết kế hai chỗ ngồi với phạm vi hoạt động hơn 540km có khả năng hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết.
Một số nguồn tin quân sự còn cho biết, Nga đang phát triển một loại radar mới cho Ka-52K cho phép nó sử dụng các tên lửa chống hạm như Kh-31 và Kh-35. Nâng cấp này sẽ giúp Ka-52K hoạt động hiệu quả hơn trên các tàu hải quân hay các đơn vị không quân hải quân của Nga.
Trực thăng Ka-52K ban đầu được phát triển nhằm trang bị cho các tàu đổ bộ lớp Mistral mua từ Pháp. Tuy nhiên, việc này đang gặp khó khi Pháp "quyết" không giao tàu Mistral cho Nga dù đã qua thời hạn phải giao hàng.
Không có Mistral, Nga vẫn sản xuất Ka-52K
Tờ RIR dẫn lời quan chức Nga cho biết, bất chấp việc không nhận được hai tàu đổ bộ tấn công lớp Mistral từ Pháp, Nga vẫn sẽ tiếp tục sản xuất biến thể chiếc trực thăng tấn công Ka-52 dành cho hải quân.
"Nga vẫn tiếp tục sản xuất lô trực thăng tấn công Ka-52K cho dù có các tàu Mistral hay không. Khi mà những chiếc Ka-52K vẫn có thể được trang bị trên các tàu chiến thế hệ mới của Hải quân Nga hoặc được biên chế cho các đơn vị không quân hải quân của nước này", Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nga Yury Borisov trả lời phỏng vấn hãng thông tấn Itar-Tass.
Pháp "lật lọng" không giao 2 tàu Mistral cho Nga, việc này khiến uy tín của Pháp trên thị trường vũ khí thế giới sụt giảm nghiêm trọng.
Trước đó, Nga đã đặt mua hai tàu đổ bộ tấn công lớp Mistral từ Pháp. Nhưng cuối cùng cả hai tàu này lại không được chuyển giao cho Hải quân Nga theo kế hoạch, do mối quan hệ giữa Nga và Liên minh châu Âu xấu đi, cùng với đó là các lệnh cấm vũ khí từ EU do tình hình bất ổn ở Ukraine.
Cũng theo Thứ trưởng Borisov cho hay, ban đầu dự kiến những chiếc Ka-52K đầu tiên sẽ được thử nghiệm vào đầu năm 2015, nhưng sau đó kế hoạch này đã bị trì hoãn. Một phần là do các điều kiện hoạt động trên biển khác hoàn toàn so với trên mặt đất, do đó Ka-52K sẽ được cải thiện hơn về mặt vật liệu chế tạo để phù hợp với so một biến thể dành cho hải quân.
Trà Khánh
Theo_Kiến Thức
Vũ khí công nghệ cao trong chiến tranh vùng Vịnh (6) Trong Chiến tranh vùng Vịnh, Hải quân Mỹ và đồng minh đã bắn 216 tên lửa hành trình Tomahawk tấn công các mục tiêu cố định, giá trị cao Iraq. Trong Chiến tranh vùng Vịnh, Hải quân Mỹ và đồng minh đã bắn 216 tên lửa hành trình Tomahawk tấn công các mục tiêu cố định, giá trị cao trên lãnh thổ Iraq....