WB: Thu nhập dưới 10 triệu không có khả năng mua nhà
Theo Ngân hàng Thế giới, Việt Nam hiện có 40% dân số có thu nhập không đủ để mua nhà, dù đã có nhiều nỗ lực từ cơ quan quản lý.
Báo cáo “Nhà ở giá hợp lý ở Việt Nam – Con đường phía trước” do Ngân hàng Thế giới (WB) vừa công bố cho biết mặc dù liên tục tăng trưởng về kinh tế, Việt Nam vẫn gặp phải thiếu hụt lớn về nhà ở đảm bảo chất lượng.
Theo WB, hiện có khoảng 20% (gần 4,8 triệu hộ gia đình) trong tổng số 24,2 triệu hộ gia đình củaViệt Nam vẫn sống trong đói nghèo. Gia tăng dân số và đô thị hoá đã vượt quá khả năng của Chínhphủ trong việc đảm bảo cho mọi công dân được tiếp cận với nhà ở an toàn với giá hợp lý.
Nghiên cứu của WB cho thấy 40% những gia đình cóthu nhập dưới 10 triệu đồng ở thành phố lớn như Hà Nội, TP HCMkhông có cơ hội mua nhà. (Đơn vị tính: nghìn đồng)
Video đang HOT
Tỷ lệ dânsố đô thị ước tính sẽ chiếm 50% vào năm 2040. Với số hộ gia đình thành thị ước tính sẽ tăng lên 10,1 triệu hộ vào năm 2020 (từ 8,3 triệu năm 2015), do gia tăng dânsố đô thị và giảm quy mô hộ gia đình ở thành thị với tỷ lệ 1,09% mỗi năm sẽdẫn đến một sự thiếu hụtnhà ở trung bình hàng năm 374.000 căn nhàtrong 5 năm tới.
“Mặc dù nhu cầu cao như vậy nhưng các giải pháp nhà ở chính thức vẫn nằm ngoài khả năng chi trảcủa người thu nhập thấp. Chỉ nhữngngười ở nhóm thu nhập cao nhất mới có đủ khả năng chi trả cho các căn hộ thương mại do các chủ dự án xây. Các căn hộ tiêu chuẩn vẫn nằmngoài khả năng chi trả của các nhóm thu nhập thấp hơn, đặc biệt với 40% dân số ở phân khúc thunhập thấp nhất”, báo cáo nhận định.
WB cũng nhận định, mức thuế đất của Việt Nam hiện đang rất thấp, góp phần gây ra tình trạng đầu cơ và giá đất ngàycàng cao.Thuế đất chỉ chiếm 2-3% tổng nguồn thu của nhà nước do thuế suất quá thấp và việc địnhgiá hơn giá thị trường của uỷ ban nhân dân các tỉnh trong khung giá đất. Điều đó làmgiảm đáng kể nguồn thu để từ đó cung cấp dịch vụ, hạ tầng và vốn cho các chương trình công khác.
Ngân hàng Thế giới cũng đánh giácó khoảng hơn một chụcchương trình nhà ở đang được thực hiện. Các chương trình nhà ở hiện tại đã có một số kết quả tích cực, tuy nhiên phần lớn các chương trìnhnày đều vẫn đang trong giai đoạn thực hiện và kết quả chưa rõ ràng.
“Một vài chương trình phải rất khó khăn xoay sở mới nhận được nguồn tiền cần thiết để thực hiện. Các chương trình khác thì thực hiện với chi phí kinh tế cao và tốnkém cho Chính phủ. Cuối cùng, chính sách nhà ở còn chưa tập trung vào các hộ nghèo đô thị”, báo cáo đánh giá. Theo đó, tổ chức này kiến nghị cácchương trình này cần được cải thiện để đạt hiệu quả cao hơn thông qua việc củng cố hệ thống thựchiện và tập trung phát triển các phân khúc thị trường rộng thay vì chỉ hướng cho một vài nhómđối tượng riêng biệt.
Theo_NDH
Hậu Giang hỗ trợ xây mới và sửa chữa nhà cho người có công
Ngày 26-10, thông tin từ Văn phòng UBND tỉnh Hậu Giang cho biết, UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 94/KH-UBND về việc thực hiện hỗ trợ nhà ở cho 1.720 hộ người có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh.
Cụ thể, xây dựng mới 680 căn và sửa chữa, cải tạo 1.040 căn, với tổng kinh phí 48,24 tỷ đồng. Trong đó, từ nguồn vốn Trung ương phân bổ 45,6 tỷ đồng, ngân sách tỉnh 2,64 tỷ đồng.
Đối tượng được hỗ trợ trực tiếp là hộ gia đình có công với cách mạng có nhà ở bị hư hỏng, dột nát (kể cả các hộ đã được hỗ trợ theo các chính sách khác trước đây nay nhà ở đã bị hư hỏng, dột nát) để các hộ gia đình này xây dựng mới, sửa chữa nhà ở hiện có, bảo đảm nâng cao điều kiện về nhà ở của người có công với cách mạng.
Mức hỗ trợ cho một hộ xây dựng mới là 40 triệu đồng và hỗ trợ sửa chữa, cải tạo là 20 triệu đồng. Nhà ở xây dựng mới, sửa chữa phải bảo đảm tiêu chuẩn ba cứng (nền cứng, khung - tường cứng, mái cứng), có diện tích sử dụng tối thiểu là 30 m2 (nếu là những hộ độc thân thì có thể xây dựng nhà ở có diện tích sử dụng nhỏ hơn 30 m2 nhưng không thấp hơn 24 m2), có tuổi thọ từ 10 năm trở lên. Nhà ở của các hộ dân phải bảo đảm vệ sinh môi trường, chắc chắn, bao che kín đáo, tránh được tác động xấu của khí hậu, thời tiết.
Việc hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở được thực hiện theo phương châm Nhà nước hỗ trợ và khuyến khích cộng đồng giúp đỡ, hộ gia đình tham gia đóng góp để xây dựng nhà ở bảo đảm tiêu chuẩn, chất lượng và phù hợp với điều kiện cụ thể của từng hộ gia đình; kết hợp, lồng ghép với các chương trình đầu tư, hỗ trợ khác của Trung ương và địa phương để phát huy hiệu quả chính sách.
Dự kiến, kế hoạch này được thực hiện từ nay đến ngày 15-1-2016 sẽ hoàn thành công tác xây dựng và đưa vào sử dụng.
PHÙNG DŨNG
Theo_Báo Nhân Dân
Xây dựng chuẩn nghèo mới không chỉ dựa vào thu nhập Chuẩn nghèo còn bao gồm mức độ tiếp cận các dịch vụ cơ bản như tiếp cận về y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch - vệ sinh và tiếp cận thông tin. Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt đề án tổng thể "Chuyển đổi phương pháp tiếp cận đo lường nghèo từ đơn chiều sang đa chiều áp dụng cho...