WB tài trợ Tunisia nhập khẩu ngũ cốc, giảm tác động từ xung đột Nga-Ukraine
Bộ trưởng Bộ Kinh tế và Kế hoạch Tunisia Samir Saed đã hoan nghênh Ngân hàng Thế giới (WB) hỗ trợ Tunisia, đặc biệt là trong bối cảnh đất nước này đang gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng y tế gây ra bởi đại dịch COVID-19 và những hậu quả kinh tế bắt nguồn từ cuộc xung đột Nga-Ukraine.
Phóng viên TTXVN tại châu Phi dẫn thông tin từ Bộ Kinh tế và Kế hoạch Tunisia cho biết ngày 4/7, Ngân hàng Thế giới (WB) đã phê duyệt một thỏa thuận cho vay trị giá 130 triệu USD dành cho Tunisia để tài trợ nhập khẩu một số sản phẩm ngũ cốc.
Cũng theo nguồn tin này, thỏa thuận đã được Bộ trưởng Bộ Kinh tế và Kế hoạch Tunisia, ông Samir Saed, và ông Alexandre Arrobio, đại diện của WB tại Tunisia, ký kết tại thủ đô Tuni. Khoản vay sẽ được sử dụng để tài trợ cho việc nhập khẩu lúa mỳ và lúa mạch mềm, thu mua hạt giống cho các vụ mùa tiếp theo trong chương trình phát triển nông nghiệp quốc gia cũng như thúc đẩy các nhà sản xuất nâng cao năng suất nhằm đạt được khả năng tự cung tự cấp cho Tunisia.
Nhân dịp này, Bộ trưởng Saed đã hoan nghênh sự hỗ trợ của WB đối với Tunisia, đặc biệt là trong bối cảnh đất nước này đang gặp nhiều khó khăn với những ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng y tế đại dịch COVID-19 gây ra và những hậu quả kinh tế bắt nguồn từ cuộc xung đột Nga-Ukraine.
Với thỏa thuận mới nhất này, hỗ trợ tài chính của WB cho Tunisia trong năm nay đã lên tới 500 triệu USD, được triển khai trong các lĩnh vực y tế, chương trình an sinh xã hội và đóng góp vào việc đảm bảo nhu cầu về ngũ cốc cũng như hạt giống.
Trước đó vào ngày 24/6, phát biểu qua video tại Hội nghị Đoàn kết vì an ninh lương thực toàn cầu, Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres ho rằng cuộc xung đột ở Ukraine đã làm trầm trọng thêm các vấn đề tồn tại trong những năm gần đây như biến đổi khí hậu, tác động của đại dịch COVID-19, sự phục hồi không đồng đều giữa các quốc gia…
Theo ông Guterres, sẽ không thể có giải pháp hiệu quả cho cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu trừ khi Ukraine và Nga – hai nhà xuất khẩu lúa mì lớn trên thế giới, chiếm khoảng 25% nguồn cung lúa mì toàn cầu, nối lại hoạt động thương mại.
Tunisia giải cứu 108 người di cư bất hợp pháp
Lực lượng Vệ binh quốc gia Tunisia ngày 29/6 cho biết nước này đã giải cứu 108 người di cư bất hợp pháp và trục vớt được 5 thi thể người di cư ngoài khơi bờ biển của Tunisia.
Người di cư sau khi được lực lượng bảo vệ bờ biển Tunisia cứu. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Người phát ngôn của Lực lượng Vệ binh quốc gia Tunisia Houcemeddine Jbabli nêu rõ "Chiến dịch giải cứu đã diễn ra vào cuối ngày 28/6 ngoài khơi bờ biển miền Trung". Tuyên bố cho biết thêm trong số những người di cư được giải cứu có 104 người châu Phi.
Trước đó, ngày 25/5, Lực lượng Bảo vệ bờ biển Tunisia thông báo hơn 70 người đã mất tích trong một vụ chìm thuyền chở người di cư ngoài khơi bờ biển nước này.
Mỗi năm có hàng nghìn người di cư bất hợp pháp tìm cách vượt Địa Trung Hải từ bờ biển của Tunisia vì nước này là một trong những địa điểm chính để tiếp cận châu Âu. Theo số liệu mới nhất, trong 5 tháng đầu năm nay, hơn 2.000 người di cư trái phép của Tunisia đã tìm cách đến các bờ biển của Italy.
Bộ Nội vụ Tunisia xác nhận âm mưu đe dọa Tổng thống K.Saied Ngày 24/6, Bộ Nội vụ Tunisia xác nhận thông tin rằng Tổng thống Kais Saied vừa đối mặt với những mối đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng và sự an toàn. Tổng thống Tunisia Kais Saied phát biểu trong cuộc họp nội các ở thủ đô Tunis, ngày 13/12/2021. Ảnh: AFP/TTXVN Phát biểu họp báo, người phát ngôn Bộ Nội vụ Tunisia...