WB tài trợ 385 triệu đô la cho vùng Sừng châu Phi để ứng phó với biến đổi khí hậu
Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, ngày 9/6, Ngân hàng Thế giới (WB) đã thông qua một khoản tài trợ trị giá 385 triệu USD từ Hiệp hội Phát triển Quốc tế (IDA) cho các quốc gia ở vùng Sừng châu Phi để khai thác tiềm năng của nước ngầm và xây dựng khả năng chống chịu với khí hậu khắc nghiệt.
Người dân chờ lấy nước sinh hoạt tại một trại tị nạn ở Baidoa, Somalia, ngày 13/2/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong một tuyên bố của mình, WB nêu rõ Dự án khả năng phục hồi nước ngầm ở Sừng châu Phi (HoAGWRP), một dự án mới bao gồm nhiều giai đoạn, sẽ giúp tăng cường khả năng thích ứng của khu vực với các tác động của biến đổi khí hậu.
WB cho biết thêm dự án sẽ thúc đẩy Ethiopia, Kenya, Somalia và Cơ quan liên chính phủ về phát triển (IGAD) hợp tác và làm việc cùng nhau để khai thác các nguồn nước ngầm của khu vực mà cho đến nay gần như chưa được khai thác để ứng phó và thích ứng với hạn hán cũng như các yếu tố khí hậu bất lợi khác đang ảnh hưởng đến những vùng biên giới hiểm trở của các quốc gia này.
Theo WB, Djibouti và Nam Sudan cũng bày tỏ quan tâm đến việc tham gia chương trình trong các giai đoạn sau.
Tổ chức Bretton Woods đã chỉ ra rằng giai đoạn đầu của dự án dự kiến sẽ tiếp cận được 3,3 triệu người hưởng lợi trực tiếp, ít nhất 50% trong số đó là phụ nữ, thông qua các biện pháp can thiệp nhằm tăng cường khả năng tiếp cận nguồn cung cấp nước và giảm tính dễ bị tổn thương trước tác động của biến đổi khí hậu.
Dự án cũng sẽ góp phần cải thiện an ninh lương thực ở khu vực đang bị hạn hán nghiêm trọng này.
Cảnh báo nạn đói nghiêm trọng tại vùng Sừng châu Phi
Hàng triệu người ở các nước thuộc vùng Sừng châu Phi, gồm Kenya, Somalia và Ethiopia, đang đối mặt với nạn đói.
Nguyên nhân là do lượng mưa trong 4 mùa liên tiếp ở mức thấp, trong khi dự báo mùa mưa trong tháng 10 và 11 tới nhiều khả năng không thể thay đổi tình hình.
Đây là kết luận được các cơ quan viện trợ và các nhà khí tượng học đưa ra ngày 30/5.
Người dân lấy nước sinh hoạt tại một trại tị nạn ở Baidoa, Somalia. Ảnh: AFP/TTXVN
Kết luận trên nêu rõ đây là đợt hạn hán chưa từng xảy ra trong ít nhất 40 năm qua và mùa mưa từ tháng 3 đến tháng 5/2022 có thể là khô hạn nhất từ trước đến nay. Lượng mưa thấp đã hủy hoại mùa màng, khiến gia súc bị chết và buộc một lượng lớn người dân phải rời bỏ nhà cửa để đi tìm nguồn nước và thức ăn. Nếu mùa mưa thứ 5 không thể cung cấp đủ lượng nước, khủng hoảng nhân đạo hiện nay ở khu vực có thể nghiêm trọng hơn.
Hạn hán ở các vùng của Kenya và Ethiopia đã khiến 3,6 triệu gia súc chết. Đây cũng là các địa phương mà người dân sống dựa vào nghề chăn nuôi. Trong khi đó, từ giữa năm ngoái đến nay, hơn 30% số vật nuôi đã chết ở Somalia. Dự báo số người đối mặt với nạn đói ở 3 nước này có thể tăng từ mức hơn 16,7 triệu người hiện nay lên 20 triệu người vào tháng 9 tới.
Các cơ quan nhân đạo đã hối thúc các tổ chức và các nước tăng cường viện trợ cho các quốc gia vùng Sừng châu Phi để ngăn chặn nạn đói trong bối cảnh nguồn lực ứng phó với vấn nạn này hiện khá thấp.
Tháng 2 vừa qua, Chương trình Lương thực thế giới (WFP) chỉ huy động được chưa đến 4% số tiền cần thiết. Trên thực tế, trong đợt hạn hán nghiêm trọng xảy ra tại Đông Phi hồi năm 2017, việc hành động sớm đã giúp Somalia tránh được nạn đói. Tuy nhiên, có tới 260.000 người, trong đó 50% là trẻ em dưới 6 tuổi, đã chết vì đói hoặc mắc các rối loạn liên quan đến đói khi nạn đói tấn công nước này vào năm 2011.
FAO kêu gọi hỗ trợ khẩn cấp để đảm bảo an ninh lương thực ở Somalia Ngày 5/5, Tổ chức Lương Nông Liên hợp quốc (FAO) kêu gọi cộng đồng quốc tế viện trợ khẩn cấp 131,4 triệu USD để tăng khả năng tiếp cận lương thực đối với các vùng nông thôn ở Somalia, quốc gia vùng Sừng châu Phi có đến 40% dân số đang phải đối mặt với nguy cơ xảy ra nạn đói. Người dân...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Động đất như bom nguyên tử ở Myanmar: Số người chết tăng vọt lên 1.644

Bộ Ngoại giao Mỹ tuyên bố chính thức đóng cửa USAID

Mỹ thúc đẩy kiểm soát Greenland để đối phó Nga và Trung Quốc

Somalia sẵn sàng trao cho Mỹ quyền kiểm soát căn cứ không quân, cảng biển?

Tổng thống Ukraine ra điều kiện ký thỏa thuận khoáng sản với Mỹ

Tỉ phú Elon Musk 'mua' mạng xã hội X thêm lần nữa

"Làng đại gia" ẩn trong núi sâu: Dân ở biệt thự, con cái đi học không mất tiền

Mỹ đẩy mạnh tinh giản, căng thẳng vụ lộ mật chưa dứt

Kinh tế châu Á giữa sóng gió vì thuế của Mỹ

Chờ đột phá cứu vãn lệnh ngừng bắn Gaza

Tập đoàn tỉ phú Lý Gia Thành 'quay xe' vụ bán cảng kênh đào Panama?

Cháy rừng lớn nhất lịch sử Hàn Quốc: điều tra một người tảo mộ
Có thể bạn quan tâm

Chuyển Cơ quan điều tra vụ Trường quốc tế Mỹ bị "vỡ nợ" sau khi đã huy động vài nghìn tỷ đồng
Pháp luật
01:09:20 30/03/2025
Động đất 7,7 độ có sức phá hủy như thế nào?
Tin nổi bật
01:04:52 30/03/2025
Sang tháng 4, có 4 con giáp may mắn vượt bậc, thu hút tài lộc, dễ "hái" ra tiền còn dễ gặp quý nhân
Trắc nghiệm
23:52:43 29/03/2025
Stranger Things, One Piece và những bộ phim "tốn kém" nhất trên Netflix
Hậu trường phim
23:22:37 29/03/2025
Visual của "ông hoàng" G-Dragon làm MXH náo loạn, khẳng định ngôi vương bằng vương miện bạc tỷ!
Nhạc quốc tế
23:17:15 29/03/2025
Khi Cuộc Đời Cho Bạn Quả Quýt và cho khán giả tuyệt tác hay nhất 2025
Phim châu á
23:02:12 29/03/2025
'Lưỡi hái tử thần: Huyết thống': Tử thần đã quay trở lại, hứa hẹn gieo rắc nỗi khiếp sợ mới vào mùa hè này
Phim âu mỹ
22:56:41 29/03/2025
Phía "nữ ca sĩ Hàn Quốc" bị ViruSs từ chối không cho lên livestream nói gì sau ồn ào tối qua?
Sao việt
22:52:40 29/03/2025
Chương trinh truyền hình thực tế Hàn Quốc bị hủy bỏ vì bóc lột trẻ em
Tv show
22:42:11 29/03/2025
3 nữ ca sĩ nổi tiếng quê Nam Định là ai?
Nhạc việt
21:47:29 29/03/2025