WB nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ Latinh
Ngày 4/4, Ngân hàng Thế giới (WB) công bố một báo cáo, trong đó tổ chức tài chính đa phương này đã nâng dự báo tăng trưởng kinh tế trong năm nay của khu vực Mỹ Latinh và Caribe lên 1,4%, tăng 0,1% so với ước tính đưa ra vào tháng 1/2023.
Người dân mua sắm tại một chợ ở Ozumba, Mexico. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Cùng với đó, WB dự báo tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Mỹ Latinh trong các năm 2024 và 2025 sẽ đạt 2,4%.
Trong báo cáo, các chuyên gia của WB nhận định các nền kinh tế trong khu vực đến nay đã phục hồi trở lại ở mức trước khi đại dịch COVID-19 bùng phát. Tuy nhiên, mức tăng trưởng trong những năm tới vẫn ở mức quá thấp để có thể đạt được những tiến bộ đáng kể trong cuộc chiến chống đói nghèo, thúc đẩy hòa nhập và xoa dịu căng thẳng xã hội.
Video đang HOT
Phó Chủ tịch WB phụ trách khu vực Mỹ Latinh và Caribe, Carlos Felipe Jaramillo, nhấn mạnh các quốc gia trong khu vực cần đẩy nhanh quá trình tăng trưởng toàn diện, trong đó cần tập trung giảm thiểu tình trạng thường xuyên thay đổi quy định về đầu tư, cùng với đó là đề ra các biện pháp cắt giảm chi phí và thúc đẩy lực lượng lao động có trình độ.
Về phần mình, chuyên gia kinh tế trưởng tại khu vực Mỹ Latinh của WB, William Maloney, khẳng định mức độ hội nhập của khu vực vào nền kinh tế toàn cầu tiếp tục ở mức rất thấp, cùng với đó là nhiều hạn chế trong việc thúc đẩy đầu tư vào hệ thống cơ sở hạ tầng và dịch vụ. Khu vực Mỹ Latinh chỉ đầu tư trung bình 3,5% GDP vào cơ sở hạ tầng trong những năm qua, trong khi tại châu Á hoặc châu Phi, tỷ lệ này là 7%.
Theo chuyên gia này, Mỹ Latinh cần phải tận dụng hai cơ hội lớn để thúc đẩy hội nhập kinh tế, đó là xu hướng “near-shoring” (các doanh nghiệp chuyển các cơ sở sản xuất gần với những thị trường sở tại hơn khi giá nhiên liệu và chi phí nhân công gia tăng) và tăng cường sản xuất năng lượng xanh.
Ông Maloney cho biết WB đang hợp tác với một số quốc gia Mỹ Latinh nhằm thúc đẩy thương mại hóa hydro xanh. Tuy nhiên, quá trình này đòi hỏi chính phủ các nước phải điều chỉnh các quy định phù hợp với tiêu chuẩn do các nền kinh tế tiên tiến đặt ra, chẳng hạn như vấn đề truy xuất nguồn gốc – yếu tố vô cùng quan trọng để có thể xuất khẩu nhiên liệu xanh vào thị trường châu Âu.
Trong lĩnh vực “near-shoring”, chuyên gia của WB nêu ví dụ về Mỹ – quốc gia đang nỗ lực kiểm soát quá trình sản xuất các sản phẩm chiến lược, chẳng hạn như vi mạch, với mục đích giảm thiểu sự bất ổn của chuỗi cung ứng toàn cầu và sự phụ thuộc vào Trung Quốc. Đây là cơ hội tuyệt vời để thu hút các doanh nghiệp từ “xứ sở cờ hoa” đến Mỹ Latinh do các yếu tố thuận lợi về khoảng cách địa lý và chi phí nhân công.
Kinh tế Mỹ suy thoái ảnh hưởng lớn đến các nền kinh tế đang phát triển
Kinh tế Mỹ suy thoái sẽ ảnh hưởng đáng kể tới nền kinh tế toàn cầu, đặc biệt các nước đang phát triển.
Đây là nhận định mới của ông Josua Pardede, nhà kinh tế trưởng tại Ngân hàng Permata (Indonesia).
Người dân mua sắm tại một siêu thị ở California, Mỹ. Ảnh: THX/TTXVN
Trả lời phỏng vấn Tân Hoa xã, ông Pardede cho biết, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Mỹ đã suy giảm trong 2 quý liên tiếp, là dấu hiệu cho thấy kinh tế bắt đầu suy thoái. Một số yếu tố cấu thành nền kinh tế như tiêu dùng đã giảm, lạm phát tăng tới mức cao nhất trong 40 năm. Nguy cơ kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái trong 12 tháng tới sẽ cao hơn nhiều trong bối cảnh lạm phát và lãi suất cùng tăng khiến tiêu dùng và đầu tư giảm.
Theo nhà kinh tế này, một cú sốc xảy ra với nền kinh tế Mỹ cũng sẽ khiến kinh tế toàn cầu chững lại và trao đổi thương mại toàn cầu giảm. Khi đó, xuất khẩu của Indonesia và các nước đang phát triển cũng sẽ giảm vì Mỹ là đối tác thương mại chính của những nước này. Do đó, các nước đang phát triển, trong đó có Indonesia, nên giảm thiểu hoặc tránh bị ảnh hưởng nặng nề bằng cách tìm thêm các đối tác thương mại, củng cố những nền tảng kinh tế nội địa và thúc đẩy tiêu dùng trong nước.
Ngoài ra, nhà kinh tế trưởng của Permata cũng cảnh báo khi kinh tế Mỹ suy thoái, tâm lý e ngại rủi ro cũng sẽ tăng cao dẫn tới tình trạng rút vốn từ các thị trường tài chính, đặc biệt là trái phiếu. Ông dẫn chứng khối lượng sở hữu nước ngoài đối với trái phiếu chính phủ của Indonesia đã giảm khoảng 7,8 tỷ USD nên về cơ bản, điều này khiến đồng nội tệ rupiah yếu đi so với đồng USD. Do đó, các chính phủ và các ngân hàng trung ương ở những nước đang phát triển cần thực hiện các biện pháp để ổn định tỷ giá.
Ba kịch bản có thể xảy ra với kinh tế Mỹ năm 2023 Vào năm 2022, nhiều người Mỹ cảm thấy bi quan về nền kinh tế khi lạm phát tăng cao hơn, lo ngại về suy thoái lan rộng và lãi suất tăng. Năm 2023 có thể sẽ mang đến những thay đổi. Theo tờ Vox, có ba kịch bản kinh tế có thể diễn ra với Mỹ vào năm 2023. Suy thoái nhẹ Người...