WB nâng dự báo tăng trưởng kinh tế của Mexico
Ngày 9/1, Ngân hàng Thế giới (WB) đã nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Mexico lên 3,6% trong năm 2023; 2,6% trong năm 2024 và 2,1% vào năm 2025, dù việc chỉ số lạm phát tăng và sức mua trong nước giảm có thể cản trở đà tăng trưởng.
Trụ sở Ngân hàng Thế giới (WB) tại Washington, DC, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Mexico, trước đó, WB đưa ra dự báo kinh tế Mexico sẽ chỉ đạt mức tăng trưởng 2,5% trong năm 2023; 1,9% trong năm 2024 và 2% năm 2025. Mexico là quốc gia duy nhất tại khu vực Mỹ Latinh được WB nâng triển vọng tăng trưởng trong 3 năm liên tiếp.
WB cũng dự báo tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của khu vực Mỹ Latinh và Caribe sẽ đạt mức 2,3% trong năm 2024 và 2,5% trong năm 2025, trong đó nền kinh tế lớn nhất khu vực là Brazil sẽ tăng trưởng lần lượt ở mức 1,5% và 2,2% trong cùng giai đoạn, nhờ kiểm soát được chỉ số lạm phát và lãi suất thấp. Trong khi đó, dự báo GDP của Argentina – nền kinh tế lớn thứ 3 Mỹ Latinh đạt 2,7% trong năm 2024 và 3,2% trong năm 2025.
Video đang HOT
WB nhận định nguy cơ suy thoái kinh tế thế giới đã giảm so với năm 2023, nhờ sự phục hồi của nền kinh tế Mỹ. Dự kiến đến cuối năm 2024, 25% dân số tại các quốc gia đang phát triển và khoảng 40% quốc gia có thu nhập thấp vẫn tiếp tục đối mặt với tình trạng nghèo đói hơn so với giai đoạn trước đại dịch COVID-19. Tăng trưởng GDP toàn cầu sẽ chậm lại trong năm thứ 3 liên tiếp, sau khi ghi nhận mức tăng trưởng 2,4% trong năm 2024, giảm 0,2% so với năm 2023 và thấp hơn gần 0,75 điểm phần trăm so với con số trung bình trong những năm 2010.
Theo ông Indermit Gill – nhà kinh tế trưởng WB, tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong giai đoạn ngắn hạn sẽ tiếp tục duy trì ở mức khiêm tốn, khiến nhiều quốc gia đang phát triển, đặc biệt là những nước nghèo nhất phải đối mặt với khó khăn và thách thức trong việc giải quyết các khoản nợ, cũng như khả năng đảm bảo an ninh lương thực.
Dự báo thế giới 2024: Những yếu tố định hình kinh tế Mỹ
Theo trang Business Insider, năm 2023 chứng kiến kinh tế Mỹ tăng trưởng mạnh mẽ và có thể sẽ sớm đạt mục tiêu "hạ cánh mềm".
Lạm phát đã giảm đáng kể trong bối cảnh việc làm tăng trưởng ổn định và đầu tư sản xuất tăng đột biến.
Vận chuyển hàng hóa tại Cảng Long Beach ở Los Angeles, bang California, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Nhà kinh tế Shannon Seery Grein thuộc Công ty dịch vụ tài chính Wells Fargo dự báo kinh tế Mỹ sẽ suy thoái nhẹ vào năm 2024, nhưng sẽ không quá nghiêm trọng. Tương tự, nhiều nhà kinh tế kỳ vọng 2024 sẽ là một năm tương đối yên bình đối với nền kinh tế lớn nhất thế giới. Business Insider đã điểm qua một số yếu tố được dự đoán sẽ định hình nền kinh tế Mỹ trong năm tới.
Về lạm phát, năm 2023, tỷ lệ này chậm lại đáng kể. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) giảm từ 6,3% tháng 1 xuống còn 3,1% trong tháng 11 vừa qua. Việc giá lương thực, năng lượng và hàng hóa tăng chậm lại đã khiến lạm phát giảm xuống trong gần mức mục tiêu 2% của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (ngân hàng trung ương - Fed). Trong năm nay, Fed đã 4 lần tăng lãi suất và giữ ổn định kể từ tháng 7. Lãi suất chuẩn hiện trong khoảng 5,25% - 5,5%. Fed cho biết sẽ có 3 lần cắt giảm vào năm 2024 với mong muốn đưa lãi suất của ngân hàng trung ương này xuống khoảng 2 - 2,25% vào năm 2026. Dù có thể đã đạt đỉnh, lãi suất của Fed vẫn ảnh hưởng đến các lãi suất khác như lãi suất thẻ tín dụng hay thế chấp. Theo Bankrate, lãi suất thẻ tín dụng đang ở mức cao kỷ lục 20,7%. Trong khi đó, lãi suất thế chấp 30 năm ở mức gần 7,5%, gây khó khăn cho những người muốn mua nhà.
Về thị trường lao động, năm 2023 ghi nhận mức tăng trưởng việc làm bền vững, nhưng với tốc độ chậm hơn so với 2 năm trước. Năm nay, kinh tế Mỹ tạo thêm bình quân 232.200 việc làm mới mỗi tháng, tăng khoảng 55.000 việc làm lần lượt so với năm 2018 và 2019. Những công việc trên thuộc các lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ, trợ giúp xã hội, giải trí, khách sạn và việc làm nhà nước.
Kể từ đầu năm 2022, ngay cả khi lãi suất tăng, tỷ lệ thất nghiệp duy trì tương đối ổn định trong khoảng từ 3-4%. Theo Văn phòng Ngân sách Quốc hội (CBO) Mỹ, tỷ lệ thất nghiệp dự kiến tăng nhẹ vào năm tới lên mức 4,4% trong quý IV, vẫn thấp hơn so với mức tiêu chuẩn trong lịch sử.
Về Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Mỹ, tăng trưởng kinh tế năm 2023 một phần xuất phát từ chi tiêu tiêu dùng mạnh mẽ, bất chấp lạm phát hàng hóa bán lẻ và dịch vụ ở mức cao. Chỉ số giá tiêu dùng cá nhân (PCE) vào tháng 11/2023 cao hơn 2,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Năm 2023, sự thay đổi trong chi tiêu của người tiêu dùng đều có dấu hiệu tích cực qua các tháng, trừ tháng 3. Tăng trưởng kinh tế Mỹ cũng được thúc đẩy nhờ đầu tư sản xuất tăng.
Tuy nhiên, kinh tế Mỹ dự kiến sẽ tăng trưởng chậm lại vào năm 2024. Các ngân hàng và các nhà kinh tế hàng đầu dự đoán tăng trưởng GDP của nước này năm tới từ 0,5 - 2%. J.P. Morgan dự báo thận trọng ở mức 0,7%, trong khi tổ chức Conference Board đưa ra ước tính là 0,9%. CBO dự báo tăng trưởng kinh tế sẽ chậm lại ở mức 1,5%.
Bên cạnh đó, Business Insider cũng đề cập đến các lĩnh vực giải trí và công nghệ. Năm 2023, nhiều người đã chi hàng nghìn USD để xem hòa nhạc, du lịch và tham gia các sự kiện. Điều này khiến giá vé xem phim và xem ca nhạc tăng 4,4% so với năm trước.
TikTok cũng là trung tâm của một số xu hướng kinh tế, chẳng hạn như chế biến món ăn từ những nguyên liệu sẵn có và với giá phải chăng, giúp giảm chi phí thực phẩm. Trong khi đó, Chat GPT được xem là công cụ có khả năng giúp con người làm việc năng suất hơn, nhưng cũng đe dọa tước đi việc làm của nhiều người. Trong khi nhiều nhà kinh tế chưa chắc chắn trí tuệ nhân tạo (AI) có ảnh hưởng đến thị trường việc làm, nhưng một số ý kiến cho rằng AI có thể giúp các công ty tăng năng suất và doanh thu.
Tuần hành ở Brussels (Bỉ) phản đối chính sách 'thắt lưng buộc bụng' của EU Ngày 12/12, trên 5.000 người ở thủ đô Brussels của Bỉ đã tham gia cuộc tuần hành kêu gọi cải thiện tiền lương và công bằng xã hội, đồng thời bày tỏ phản đối các biện pháp thắt chặt chi tiêu của Liên minh châu Âu (EU). Hàng nghìn người tham gia cuộc tuần hành kêu gọi cải thiện tiền lương và dịch...