WB: Năm 2021 kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng mạnh hơn nhiều quốc gia trong khu vực
WB dự báo nền kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng mạnh, khoảng 6,6% vào năm 2021, cao hơn nhiều so với các nước trong khu vực.
Tân hoa xã đưa tin, Việt Nam ghi nhận mức tăng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong quý 1 của năm 2021 là 4,48%, vượt mức tăng trưởng 3,68% cùng kỳ năm ngoái. Năm 2020, GDP của Việt Nam tăng 2,91%, mức thấp nhất trong 1 thập kỷ qua, nhưng là mức tăng trưởng dương hiếm hoi của các nước trên thế giới trong bối cảnh dịch bệnh.
Theo Ngân hàng thế giới (WB) Việt Nam thuộc số ít các nước bị ảnh hưởng không đáng kể do đại dịch COVID-19 và không bị suy thoái trong năm 2020.
Video đang HOT
WB dự báo nền kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng mạnh, khoảng 6,6% vào năm 2021, cao hơn nhiều so với các nước trong khu vực.
Các nước đang phát triển trong khu vực Đông Á – Thái Bình Dương, ngoại trừ Trung Quốc, dự kiến có mức tăng trưởng chung là 4,4% sau khi tăng trưởng âm 3,7% trong năm 2020.
Chuyên gia Philippines: Xử lí tốt Covid-19, GDP bình quân Việt Nam sẽ vượt Philippines
Báo cáo mới đây của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho thấy, trong vòng 5 năm nữa, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) bình quân đầu người của Philippines khó có thể đuổi kịp Việt Nam.
Các chuyên gia Philippines nhận định, chính các tác động của dịch Covid-19 và cách hai chính phủ giải quyết cuộc khủng hoảng y tế khác nhau đã dẫn đến điều này.
Theo báo cáo của IMF, GDP Việt Nam năm 2020 ước tính sẽ đạt 340,6 tỷ USD trở thành quốc gia có nền kinh tế lớn thứ 4 khu vực Đông Nam Á. Trong khi đó, đối với GDP đầu người, IMF dự báo Việt Nam đứng thứ 6 trong khối ASEAN với 3.497 USD/người vào năm 2020, vượt qua mức 3.723 USD/người của Philippines. IMF còn dự đoán, đến năm 2025, người dân thủ đô Manila chỉ đạt GDP bình quân đầu người ở mức 4805,84 USD/người, trong khi đó người Hà Nội sẽ đạt bình quân là 5211,90 USD/người. Điều này phản ánh những hậu quả nghiêm trọng về mức độ nghèo đói, mà chính phủ Philippines cho rằng xảy ra do khủng hoảng trong đại dịch.
IMF dự đoán, 5 năm nữa, GDP bình quân đầu người của Philippines khó có thể đuổi kịp Việt Nam.
Theo các chuyên gia Philippines, những con số này phản ánh mức độ hiệu quả của chính phủ trong việc phản ứng với đại dịch. Ông Sonny Frica, Giám đốc điều hành tổ chức nghiên cứu Philippines IBON Foundation đánh giá: "Việt Nam đã phản ứng rất tốt với đại dịch và có thể tiếp tục phát triển mặc dù với tốc độ chậm hơn. Ngược lại, phản ứng kém và trầm lặng của chính quyền ông Duterte đã gây ra sự sụp đổ kinh tế tồi tệ nhất trong lịch sử đất nước".
Ông Sony cho rằng, việc Việt Nam vượt qua Philippines là không có gì đáng ngạc nhiên vì nền kinh tế quốc gia này đã ở "đỉnh cao" trong nhiều năm nay và cuối cùng đã có thể thu hẹp khoảng cách, thậm chí tăng cao hơn trong năm nay.
Theo dự báo của IMF, năm 2020 nền kinh tế Philippines được dự báo sẽ giảm 8,6% so với cùng kỳ năm trước, mức giảm sâu nhất kể từ khi nền dân chủ được khôi phục vào năm 1986. Ngược lại, Việt Nam được dự báo sẽ tăng trưởng 1,6% mỗi năm.
Ông Ruben Carlo Asuncion, chuyên gia kinh tế tại UnionBank của Philippines cho biết, việc ngăn chặn virus SARS-CoV-2 nhanh chóng đã tạo ra sự khác biệt cho Việt Nam, quốc gia gần đây đã tuyên bố xử lí thành công làn sóng lây nhiễm Covid-19 thứ hai và dỡ bỏ lệnh cách ly vào tuần trước. Chuyên gia này nhấn mạnh: "Ngay cả trước khi có dịch Covid-19, tôi tin rằng Việt Nam đã ở quỹ đạo tăng trưởng cao hơn Philippines, và không thể phủ nhận rằng cho đến nay, Việt Nam đã làm tốt công tác ngăn chặn Covid-19 so với Philippines".
Trong khi đó, ông Calixto Chikiamco, Chủ tịch Quỹ kinh tế tự do của Philippines cho rằng, ngoài lí do y tế cộng đồng, chậm trễ trong việc mở cửa nền kinh tế cho nhiều đầu tư nước ngoài hơn khiến nền kinh tế Philippines bị bỏ lại phía sau. Ông nhận định: "Việt Nam có nhiều thể chế hơn và rất tích cực trong việc tự do hóa các quy tắc đối với các nhà đầu tư nước ngoài và đã áp dụng một chiến lược đúng đắn đó là tập trung vào cải thiện năng suất nông nghiệp, tăng trưởng sản xuất nhẹ và xuất khẩu. Ông còn đưa ra dẫn chứng xuất khẩu của Việt Nam là 100% GDP, trong khi đó Philippines chỉ có 1/3. Thực phẩm giá rẻ cùng sức mua cao đã giúp thúc đẩy tăng trưởng trong lĩnh vực sản xuất của Việt Nam.
Theo ông Calixto, chính quyền Tổng thống Duterte đặt mục tiêu nâng nền kinh tế lên mức thu nhập trung bình trong năm nay. Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 đã làm mục tiêu này bị "trật khỏi đường ray" và làm mất niềm tin của cả người tiêu dùng và doanh nghiệp.
Tính đến thời điểm hiện tại, Philippines là quốc gia có nhiều ca mắc Covid-19 nhất khu vực Đông Nam Á với 346.536 ca mắc./.
Gói 1.900 tỉ USD ảnh hưởng ra sao tới Việt Nam? Khi Mỹ tung gói kích cầu 1.900 tỉ USD để giải cứu nền kinh tế, lượng vốn dồi dào này gián tiếp tác động đến xuất khẩu cũng như giá vàng, USD, lãi suất... tại Việt Nam. Theo các chuyên gia, Việt Nam sẽ hưởng lợi từ gói kích cầu 1.900 tỉ USD của Mỹ, bởi Việt Nam đang xuất khẩu mạnh sang...