WB khuyến cáo về ảnh hưởng kinh tế của xung đột tại Ukraine
Ngân hàng Thế giới (WB) ngày 30/5 công bố báo cáo cho biết số người Ukraine sống trong cảnh nghèo đói đã tăng thêm 1,8 triệu kể từ năm 2020, nâng tỷ lệ nghèo đói ở quốc gia Đông Âu này lên khoảng 29% trong bối cảnh xung đột bùng phát hồi tháng 2/2022 tiếp tục tàn phá nền kinh tế nước này.
Cảnh tàn phá do xung đột tại Izyum thuộc vùng Kharkiv, Ukraine, ngày 20/2/2023. AFP/TTXVN
Theo ông Arup Banerji, Giám đốc khu vực Đông Âu của WB, tình hình sẽ tồi tệ hơn nhiều nếu Ukraine không nhận được hỗ trợ ngân sách nước ngoài đáng kể để trả lương hưu và lương cho người già. Ông nói với Reuters trong một cuộc phỏng vấn: “Nếu các đối tác quốc tế không tập trung nguồn lực dành riêng cho những chi tiêu xã hội này thì sẽ có thêm 3 triệu người rơi vào cảnh nghèo đói”.
Báo cáo của WB, dựa trên các cuộc khảo sát qua điện thoại hàng tháng với 2.000 hộ gia đình, ước tính khoảng 9 triệu người Ukraine đang sống trong cảnh nghèo đói vào năm 2023, trong khi tổng dân số nước này ước tính vào khoảng 32 triệu người.
Báo cáo cho biết tỷ lệ nghèo đói gia tăng là do việc làm giảm sút, với hơn 1/5 số người trưởng thành làm việc trước xung đột đã bị mất việc làm. Gần 1/4 số người Ukraine được khảo sát không có đủ tiền để mua thực phẩm vào một thời điểm nào đó trong tháng 6/2023, mặc dù tốc độ tăng trưởng kinh tế phục hồi và lạm phát chậm lại đã giúp cải thiện an ninh lương thực trong nửa cuối năm.
Báo cáo cho thấy 85-92% phòng khám y tế ở Ukraine vẫn hoạt động bình thường vào năm 2023 dù xung đột vẫn diễn ra. Cuộc khảo sát cũng cho thấy 97% lương hưu và 85% trợ cấp xã hội được chuyển giao đúng hạn, một yếu tố quan trọng giúp ngăn chặn nhiều người rơi vào cảnh nghèo đói.
Thụy Sĩ hy vọng Trung Quốc hỗ trợ tổ chức hội nghị hòa bình Ukraine
Phóng viên TTXVN tại Thụy Sĩ đưa tin, Ngoại trưởng Thụy Sĩ Ignazio Cassis ngày 7/2 cho biết ông hy vọng Trung Quốc sẽ hỗ trợ việc tổ chức hội nghị về hòa bình ở Ukraine.
Cảnh tàn phá do xung đột tại Izyum thuộc vùng Kharkiv, Ukraine, ngày 20/2/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Tuyên bố được đưa ra sau khi Bern đồng ý tổ chức hội nghị thượng đỉnh hòa bình toàn cầu về Ukraine.
Ukraine cho biết họ đã mời Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tham gia "hội nghị thượng đỉnh hòa bình" dự kiến của các nhà lãnh đạo thế giới ở Thụy Sĩ nhằm tìm cách chấm dứt xung đột. Theo đề nghị của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy, Thụy Sĩ trung lập đã đồng ý đăng cai sự kiện, tuy nhiên ngày giờ và địa điểm vẫn chưa được ấn định.
Khi được hỏi tại cuộc họp báo ở Bắc Kinh về việc liệu Trung Quốc có đáp lại lời mời tham dự hội nghị thượng đỉnh hay không, Ngoại trưởng Casis đã nói: "Đây là một hội nghị cấp cao, chúng tôi không thể mong đợi một câu trả lời ngay lập tức. Tôi quan tâm đến việc nhận được sự giúp đỡ từ Trung Quốc vì Trung Quốc có mối quan hệ tuyệt vời với Nga".
Cùng ngày, một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết: "Chúng tôi sẽ tiếp tục theo cách riêng của mình để thúc đẩy các cuộc đàm phán hòa bình và thúc đẩy giải pháp chính trị cho cuộc khủng hoảng".
Trước đó, tại thủ đô tại Bắc Kinh, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị cùng với người đồng cấp Thụy Sĩ Ignazio Cassis đã đồng chủ trì vòng thứ ba của cuộc Đối thoại chiến lược giữa ngoại trưởng hai nước. Ông Vương cho biết quan hệ Trung Quốc-Thụy Sĩ đã đứng trước thử thách của thời gian và là hình mẫu, đi đầu trong quan hệ song phương của Trung Quốc với các nước phương Tây. Theo ông, Trung Quốc sẵn sàng hợp tác với Thụy Sĩ để mở ra những triển vọng mới cho quan hệ đối tác chiến lược đổi mới Trung Quốc-Thụy Sĩ.
Chuyến bay giải cứu du khách đầu tiên hạ cánh xuống New Caledonia Ngày 20/5, một máy bay vận tải quân sự đã hạ cánh xuống New Caledonia, vùng lãnh thổ hải ngoại của Pháp để sơ du khách mắc kẹt tại đây. Đây là chuyến bay giải cứu du khách đầu tiên hạ cánh xuống vùng lãnh thổ này kể từ khi bất ổn bùng phát. Một công trình bị thiêu rụi trong cuộc biểu...