WB: Khu vực châu Á đang phát triển sẽ tăng trưởng 4,6% trong năm 2024
Trong báo cáo Cập nhật Tình hình Kinh tế Đông Á và Thái Bình Dương vừa công bố hôm 1/4, Ngân hàng Thế giới (WB) nhận định các nền kinh tế đang phát triển ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, ngoại trừ Trung Quốc, sẽ tăng trưởng 4,6% trong năm 2024 – nhanh hơn mức 4,4% của năm 2023, nhờ thương mại phục hồi.
Trụ sở Ngân hàng Thế giới (WB) ở Washington, DC, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Đối với Trung Quốc, WB dự báo nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sẽ chỉ tăng trưởng 4,5% trong năm nay so với mức 5,2% của năm ngoái.
Báo cáo của WB cảnh báo rằng mặc dù xuất khẩu hàng hóa trong khu vực bắt đầu phục hồi từ nửa cuối năm 2023 nhưng khu vực châu Á đang phát triển có thể phải đối mặt với các chính sách bóp méo thương mại tại các thị trường điểm đến quan trọng như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc.
Các chính sách này, nhằm thúc đẩy hoạt động của các công ty ở những quốc gia sử dụng chúng, có thể sẽ gây bất lợi cho các công ty khác cùng ngành trong khu vực châu Á. Theo WB, trong năm 2023, có đến gần 3.000 chính sách như vậy được ban hành, cao gấp ba lần con số của năm 2019.
Video đang HOT
WB cho rằng giữa bối cảnh lĩnh vực bất động sản và tiêu dùng nội địa của Trung Quốc suy yếu, các nỗ lực nhằm chuyển hướng đầu tư từ hạ tầng và bất động sản sang sản xuất tiên tiến có thể tạo ra sự mất cân bằng giữa năng lực sản xuất cũng như nhu cầu trong và ngoài đất nước. Dấu hiệu dư cung, đặc biệt là trong lĩnh vực xe điện, đã bắt đầu lan rộng sang các nước láng giềng như Thái Lan.
Chuyên gia Aaditya Mattoo, nhà kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương, cho biết: “Chúng ta có thể thấy hiện tượng tương tự khi giá tấm pin năng lượng Mặt Trời giảm”. Theo chuyên gia này, khả năng hấp thụ các cú sốc từ Trung Quốc của thế giới là kém hơn so với trước đây.
Trong khi đó, do khách du lịch Trung Quốc ít hơn dự kiến, lượng khách nước ngoài đến các nền kinh tế phụ thuộc vào du lịch ở châu Á được duy trì ở dưới mức trước đại dịch.
WB ước tính tăng trưởng sản lượng công nghiệp của các nước đang phát triển ở châu Á sẽ giảm 0,5 điểm phần trăm nếu lạm phát gia tăng bất ngờ ở Mỹ và lãi suất được duy trì ở mức cao hơn trong thời gian dài. Trong khi đó, những cú sốc vĩ mô có thể khiến tốc độ tăng trưởng kinh tế Trung Quốc giảm 0,3 điểm phần trăm.
Báo cáo của WB cảnh báo rằng tỷ lệ nợ tư nhân/Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của khu vực cứ tăng 10 điểm phần trăm thì đầu tư sẽ giảm 1,1 điểm phần trăm. Hiện nay, tỷ trọng đầu tư tư nhân trong GDP vẫn thấp hơn mức trước đại dịch. Tình trạng này gần đây đã được khắc phục nhờ sự cải thiện của đầu tư công ở Việt Nam và Philippines trong hai năm qua. Tuy nhiên, đầu tư công ở các quốc gia như Trung Quốc, Malaysia và Thái Lan lại sụt giảm.
Ngoài ra, khi đầu tư tư nhân suy yếu, tăng trưởng cần được thúc đẩy nhờ năng suất. Mặc dù vậy, WB cho rằng khả năng cạnh tranh và đổi mới của các công ty tư nhân đang bị cản trở bởi sự xu hướng bảo hộ và sự thiếu kỹ năng cần thiết.
Ngân hàng Thế giới khuyến nghị rằng việc loại bỏ các rào cản cạnh tranh, cải thiện cơ sở hạ tầng và cải cách giáo dục sẽ giúp thu hẹp khoảng cách năng suất ngày càng lớn giữa các doanh nghiệp tư nhân ở châu Á và các đối thủ ngoài khu vực.
Khu vực châu Á đang phát triển bao gồm các quốc gia Trung Quốc, Mông Cổ, Timor-Leste và 10 thành viên thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
Kinh tế Mỹ có dấu hiệu hạ nhiệt
Doanh số bán lẻ của Mỹ phục hồi ít hơn dự kiến trong tháng Hai. Điều này cho thấy chi tiêu tiêu dùng chậm lại trong quý I/2023 giữa bối cảnh lạm phát gia tăng và chi phí vay vẫn cao.
Khách hàng chọn mua đồ trong siêu thị ở Millbrae, Mỹ ngày 13/2/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Các dấu hiệu cho thấy hoạt động kinh tế chậm lại khó có thể thúc đẩy Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) bắt đầu cắt giảm lãi suất trước tháng Sáu khi các số liệu khác ngày 14/3 cho thấy giá sản xuất tháng trước tăng cao hơn dự kiến. Một báo cáo từ Bộ Lao động Mỹ cho thấy chỉ số giá sản xuất đã tăng 0,6% trong tháng Hai sau khi tăng 0,3% trong tháng Một.
Bộ Thương mại Mỹ cho biết doanh số bán lẻ đã tăng 0,6% trong tháng trước, nhờ doanh thu tại các đại lý xe và phụ tùng tăng 1,6%. Doanh thu trong lĩnh vực dịch vụ ăn uống đã tăng 0,4% trong tháng Hai sau khi giảm 1% trong tháng Một. Các nhà kinh tế coi việc đi ăn hàng là một chỉ số quan trọng về tài chính hộ gia đình. Các hộ gia đình ngày càng tập trung vào những nhu cầu thiết yếu và cắt giảm chi tiêu tùy ý.
Số liệu về lượng tồn kho kinh doanh không thay đổi đáng kể trong tháng Một đã khiến Fed chi nhánh Atlanta hạ ước tính tăng trưởng GDP quý I xuống từ 2,5% xuống 2,3%. Trong quý IV/2023, kinh tế Mỹ tăng trưởng 3,2% nhờ chi tiêu của người tiêu dùng.
Fed đã tăng lãi suất chính sách lên 5,25 - 5,5% và dự kiến sẽ bắt đầu giảm chi phí đi vay vào tháng Sáu.
Stephen Juneau, nhà kinh tế tại tổ chức tài chính Bank of America Securities, cho rằng Fed sẽ bắt đầu chu kỳ cắt giảm vào tháng Sáu. Tuy nhiên dữ liệu lạm phát sắp tới cần cải thiện nhiều hơn để Fed có đủ niềm tin để bắt đầu hạ lãi suất.
Số lượng giờ làm tại Mỹ giảm sau đại dịch COVID-19 Theo một báo cáo mới từ Viện Nghiên cứu ADP, người Mỹ không làm việc nhiều như trước đại dịch. Ảnh minh họa: Pexels Theo báo cáo, từ tháng 12/2019 đến tháng 12/2023, số giờ làm việc trung bình của những người lao động theo giờ ở Mỹ đã giảm từ 38,4 xuống 37,7 một tuần, giảm gần 2%. Các nhà khoa học...