WB đề xuất Mỹ Latinh thúc đẩy xét nghiệm nước thải nhằm cảnh báo sớm đại dịch
Theo phóng viên TTXVN tại Mỹ Latinh, ngày 25/1, Ngân hàng Thế giới (WB) công bố báo cáo, trong đó khẳng định xét nghiệm nước thải là một biện pháp hiệu quả và rẻ tiền mà các nước Mỹ Latinh và Caribe có thể áp dụng nhằm nâng cao khả năng cảnh báo về sự lây lan của dịch COVID-19 trong cộng đồng.
Các chuyên gia của WB nhấn mạnh, biện pháp này bổ sung cho các nghiên cứu lâm sàng khác và cung cấp cho các cơ quan chức năng một công cụ bền vững để giám sát và cải thiện sức khỏe cộng đồng.
Theo WB, sau khi phân tích các mẫu nước thải từ hệ thống cấp nước và vệ sinh tại các đô thị, các cơ quan y tế có thể xác định nồng độ virus SARS-CoV-2 để ước tính mức độ dịch bệnh lây lan trong dân số.
Video đang HOT
Phó Giám đốc khu vực Mỹ Latinh và Caribe của WB Felipe Jaramillo cho rằng, hoạt động giám sát hệ thống nước thải hiện là một trong những biện pháp hiệu quả trong nghiên cứu đại dịch COVID-19. Nếu được sử dụng đúng cách, biện pháp tiếp cận này có thể giúp giới chức y tế công xây dựng khả năng ứng phó với các dịch bệnh do virus gây ra.
Quan chức này cho biết đại dịch COVID-19 đã tác động mạnh tới những thành tựu phát triển trong nhiều năm qua của các quốc gia trong khu vực, đồng thời nhấn mạnh sự cần thiết phải phát triển các công cụ mới nhằm ứng phó tốt hơn với các cuộc khủng hoảng trong tương lai. Ông Jaramillo khẳng định, WB sẽ hợp tác và hỗ trợ các quốc gia Mỹ Latinh “thực hiện các khoản đầu tư thông minh” nhằm giải quyết các vấn đề phức tạp, chẳng hạn như đại dịch COVID-19.
Mỹ Latinh và Caribe là một trong những điểm nóng của đại dịch COVID-19 với hơn 1,56 triệu ca tử vong được ghi nhận kể từ khi dịch bệnh bắt đầu lây lan. Đây cũng là tỷ lệ tử vong ở mức cao nhất thế giới.
Thương mại Trung Quốc-Mỹ Latinh lập kỷ lục trong năm 2021
Tổng kim ngạch thương mại giữa Mỹ Latinh và Trung Quốc đạt kỷ lục 451,59 tỷ USD trong năm 2021, tăng 41,1% so với năm 2020 bất chấp những bất ổn trong nền kinh tế thế giới và tác động của đại dịch COVID-19.
Tổng cục Hải quan Trung Quốc cho biết với kết quả này, Trung Quốc tiếp tục là đối tác thương mại lớn thứ 2 của khu vực.
Các container hàng hóa tại cảng Thanh Đảo, Trung Quốc. Ảnh: AFP/TTXVN
Các chuyên gia Trung Quốc và Mỹ Latinh nhận định nguyên nhân chính thúc đẩy tăng trưởng thương mại là sự phục hồi kinh tế mạnh mẽ của cả hai bên, đồng thời cho rằng mối quan hệ thương mại ngày càng sâu sắc trong thời kì đại dịch phản ánh tính bổ trợ trong cấu trúc hàng hoá xuất khẩu của hai bên.
Yue Yunxia, Giám đốc Khoa Kinh tế của Viện Mỹ Latinh thuộc Viện hàn lâm Khoa học Xã hội Trung Quốc, nhấn mạnh kim ngạch thương mại 2 chiều Trung Quốc-Mỹ Latinh và xuất khẩu của Trung Quốc sang khu vực này đều ghi nhận mức tăng trưởng cao nhất trong năm qua.
Năm 2021, xuất khẩu của Mỹ Latinh sang Trung Quốc đạt 222,58 tỷ USD, tăng 31,4% so với năm 2020. Theo bà Yu, sự tăng trưởng này là nhờ Trung Quốc gia tăng nhập khẩu nông sản và khoáng sản từ Mỹ Latinh, cũng như do giá nguyên liệu thô tăng.
Ở chiều ngược lại, xuất khẩu của Trung Quốc sang khu vực tăng 52%, lên hơn 229 tỷ USD, chủ yếu do trang thiết bị y tế và các mặt hàng giải trí để phục vụ nhu cầu trong thời kì khủng hoảng y tế. Bên cạnh đó, sự gia tăng các hoạt động kinh tế khu vực và nhu cầu tiêu dùng phục hồi ở Mỹ Latinh đã thúc đẩy xuất khẩu ô tô, thiết bị cơ điện và các sản phẩm truyền thống khác của Trung Quốc.
Về phần mình, giáo sư người Argentina Maya Alvisa, chuyên gia về Viễn Đông của Đại học El Salvador, nhận định Trung Quốc là nền kinh tế có khả năng quản lí hiệu quả nhất cuộc khủng hoảng do đại dịch gây ra, do đó tiếp tục là đối tác lí tưởng của khu vực.
Trong khi đó, nhà tư vấn kinh tế người Brazil Jose Mauro Delella, giáo sư khoa Quản trị của Quỹ Armando Alvares Penteado, cho rằng Trung Quốc là một nhân tố quan trọng trong "duy trì và ổn định" nền kinh tế thế giới và là đối tác mà Brazil có thể dựa vào.
Ecuador cam kết hỗ trợ quá trình sản xuất vaccine ngừa COVID-19 tại Nam Mỹ Bộ trưởng Y tế Ecuador Ximena Garzón ngày 21/1 khẳng định Chính phủ quốc gia Mỹ Latinh này cam kết ủng hộ quá trình sản xuất lâu dài vaccine ngừa COVID-19, với mục tiêu đảm bảo quyền tiếp cận vaccine một cách công bằng cho 9 quốc gia thành viên khối Diễn đàn vì sự tiến bộ và phát triển của Nam Mỹ...