WB: Cổng dịch vụ công quốc gia là cải cách ấn tượng của Việt Nam
Làm việc với Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng, các chuyên gia của WB cho rằng việc Việt Nam xác định tháng 11/2019 khai trương Cổng Dịch vụ công quốc gia là một cải cách ấn tượng và WB sẽ tiếp tục làm việc với Việt Nam để đạt được các mục tiêu đã đặt ra.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP chuyển thư chúc mừng của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tới tân Chủ tịch WB David Malpass. – Ảnh: VGP
Tiếp tục chương trình làm việc tại tại Washington, D.C, ngày 12/4, tại trụ sở Ngân hàng Thế giới (WB), Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng đã chúc mừng ông David Malpass, tân Chủ tịch WB và có các cuộc làm việc với các Phó Chủ tịch WB; làm việc với các chuyên gia của WB là các nhà quản lý phụ trách nhiều lĩnh vực tại Việt Nam.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP đã chuyển thư chúc mừng của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tới tân Chủ tịch WB.
Trong thư chức mừng, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc mời ông David Malpass dành thời gian sang thăm lại Việt Nam và chứng kiến sự đổi thay của nền kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây. Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP tin tưởng với sự lãnh đạo của ông David Malpass, WB sẽ tiếp tục là đối tác tin cậy và là người bạn đồng hành của Việt Nam trên đường phát triển và mong được đón ông David Malpass đến thăm và làm việc tại Việt Nam.
*Sáng cùng ngày, làm việc với bà Victoria Kwakwa – Phó Chu tich WB, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng bày tỏ vui mừng gặp lại bà Victoria Kwakwa và nhấn mạnh bà là người bạn thân thiết của Việt Nam. Chính phủ Việt Nam trân trọng và đánh giá cao những đóng góp của bà trong thúc đẩy quan hệ tốt đẹp giữa Việt Nam và WB.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng làm việc với bà Victoria Kwakwa – Phó Chu tich WB. – Ảnh: VGP
Cung cấp thông tin về tình hình phát triển kinh tế vĩ mô của Việt Nam, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP cho biết, năm 2018 để lại dấu ấn về tăng trưởng kinh tế – xã hội, kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung – cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển. Lạm phát tiếp tục được kiểm soát, tăng trưởng kinh tế đạt 7,08%, là mức tăng cao nhất 11 năm qua.
Video đang HOT
Trong thời gian qua WB đã giúp Chính phủ Việt Nam trong xây dựng Chính phủ điện tử (CPĐT). Ngày 12/3 vừa qua Trục liên thông văn bản quốc gia đã được khai trương và có sự tham dự của ông Ousmane Dione, Giám đốc quốc gia WB Việt Nam. Theo đó, hiện nay toàn bộ văn bản từ Chính phủ đến các Bộ, ngành địa phương được gửi nhận điện tử và sử dụng chữ ký số. VPCP đang xây dựng văn phòng phi giấy tờ và tiến tới thực hiện Chính phủ phi giấy tờ.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP nhấn mạnh, Việt Nam vẫn cần thiết có sự hỗ trợ của WB về cơ sở hạ tầng, tăng cường năng lực, xây dựng CPĐT… Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP mong muốn WB tiếp tục đồng hành cùng các cơ quan Chính phủ để đạt được các mục tiêu phát triển; tiếp tục hỗ trợ VPCP trong việc xây dựng Chính phủ điện tử.
Phó Chu tich WB bày tỏ ấn tượng với những con số Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP nêu trong phát triển kinh tế của Việt Nam và cho biết WB vui mừng đồng hành cùng sự phát triển của Việt Nam.
Chúc mừng Việt Nam về những thành tựu kinh tế – xã hội thời gian qua, bà Victoria Kwakwa đánh giá Việt Nam đã có sự phát triển nhanh chóng. Vị thế đối ngoại của Việt Nam trong khu vực và quốc tế được nâng lên. Bà Victoria Kwakwa cũng chúc mừng Việt Nam bởi kết quả các nghiên cứu gần đây cho thấy niềm tin của cộng đồng doanh nghiệp trên thế giới ngày càng lớn đối với tiềm năng của Việt Nam.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP làm việc với Phó Chủ tịch WB phụ trách tài chính Akihiko Nishio. – Ảnh: VGP
* Tại buổi làm việc với ông Akihiko Nishio, Phó Chủ tịch WB phụ trách tài chính phát triển, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP chúc mừng ông Akihiko Nishio được bổ nhiệm làm Phó Chủ tịch WB (từ tháng 02/2019).
Hai bên đã trao đổi về tình hình tài trợ của WB, tình hình Việt Nam sử dụng vốn IDA chuyển đổi của WB… Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP mong muốn ông Akihiko Nishio chỉ đạo các bộ phận chuyên môn của WB tăng cường trao đổi, đối thoại cấp cao về chính sách mới WB và của Việt Nam liên quan đến việc quản lý nợ công, quản lý ngân sách, định hướng lớn trong việc sử dụng vốn vay nước ngoài của Chính phủ.
Cảm ơn Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP đã đã cung cấp thông tin tổng thể về tình hình sử dụng vốn của Việt Nam, ông Akihiko Nishio cho rằng những thông tin này cho thấy Việt Nam đã có kế hoạch cẩn thận cho việc sử dụng nguồn vốn này. WB mong muốn tiếp tục hợp tác với Việt Nam và trông đợi trong tương lai hai bên có nhiều cơ hội để tiếp tục làm sâu sắc quan hệ.
* Trong cùng ngày, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng đã làm việc với nhóm các chuyên gia của WB là các nhà quản lý phụ trách các vấn đề tại Việt Nam trong các lĩnh vực tài chính, ngân hàng nhà nước, tài nguyên thiên nhiên, giáo dục và đào tạo, giao thông…
Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP cho biết Việt Nam đang tập trung cho vấn đề cải cách thể chế, cải cách thủ tục hành chính, sắp xếp tinh gọn bộ máy để giảm chi thường xuyên, tăng chi phát triển; tái cơ cấu nền kinh tế trong đó có cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước; tạo môi trường đầu tư bình đẳng cho doanh nghiệp trong và ngoài nước…
Trong giai đoạn 2019-2020, Chính phủ Việt Nam đưa ra nhiều nội dung ưu tiên cải cách, xây dựng Chính phủ điện tử, cụ thể là nâng cao chỉ số về phát triển Chính phủ điện tử với ba nhóm chỉ số thành phần về dịch vụ công trực tuyến, hạ tầng viễn thông và nguồn nhân lực, tới hết năm 2020 tăng từ 10 tới 15 bậc, nằm trong nhóm 5 quốc gia đứng đầu ASEAN. Xây dựng Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, nền kinh tế số và xã hội số tập trung vào 4 trụ cột theo đánh giá của WB.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP đề nghị WB tiếp tục hỗ trợ Việt Nam trong vấn đề tham vấn chính sách, dự báo đánh giá tình hình phát triển, xây dựng đánh giá môi trường đầu tư, kinh doanh, đánh giá sự cải cách của Chính phủ, của Bộ, ngành, địa phương. Việt Nam và các nước Đông Nam Á là đối tác quan trọng của WB và mong muốn WB tiếp tục hỗ trợ cho các đối tác này.
Cảm ơn sự chia sẻ thông tin tổng quan của Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP đã cung cấp các nét chính về Việt Nam, Giám đốc quốc gia WB Việt Nam Ousmane Dione cho biết các chuyên gia WB vui mừng vì những kết quả Việt Nam đã đạt được và mong muốn Việt Nam tiếp tục phát triển trong thời gian tới.
Các chuyên gia WB đã trao đổi, thảo luận với Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP về các vấn đề xây dựng CPĐT, ứng phó biến đổi khí hậu, vấn đề hạ tầng giao thông; cải cách chính sách… Đại diện chuyên gia WB chia sẻ rất ấn tượng với quyết tâm xây dựng CPĐT của Việt Nam và quá trình Việt Nam đạt được nền tảng về CPĐT trong thời gian ngắn vừa qua. Việc Việt Nam xác định tháng 11/2019 khai trương Cổng Dịch vụ công quốc gia là một cải cách ấn tượng và WB sẽ tiếp tục làm việc với Việt Nam để đạt được các mục tiêu đã đặt ra.
Chia sẻ của các chuyên gia WB cũng cho thấy ấn tượng với sự phát triển của Việt Nam khi các chuyên gia nhận định Việt Nam đang trên con đường có được thành quả tốt đẹp trong tương lai về kinh tế, dịch vụ tài chính, số hóa, CPĐT…
* Cũng trong ngày 12/4, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng đã làm việc với ông James Brumby, Giám đốc Khối quản trị công toàn cầu WB. Hai bên đã trao đổi về vấn đề xây dựng CPĐT, cải cách thể chế, thông tin, số hóa. Giám đốc Khối quản trị công toàn cầu WB cho biết Ngân hàng Thế giới rất vui mừng hợp tác với Việt Nam trong thời gian tới.
Gia Huy
Theo Baochinhphu
Ngân hàng Thế giới có Chủ tịch mới
Ông David Malpass, 63 tuổi, người phụ trách các vấn đề quốc tế của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã được chọn làm Chủ tịch tiếp theo của Ngân hàng Thế giới (WB).
Ông Malpass và Tổng thống Mỹ Donald Trump
Theo đó, tân Chủ tịch Malpass sẽ bắt đầu nhiệm kỳ 5 năm của mình từ ngày 9/4 tới, thay thế cựu Chủ tịch Jim Yong Kim, đã bất ngờ từ chức hồi tháng 2 vừa qua.
Ông Malpass tuyên bố, sẽ tiếp tục duy trì những cam kết của Ngân hàng Thế giới trong quá trình giảm tình trạng đói nghèo trên thế giới và chiến đấu chống biến đổi khí hậu.
Dự kiến, tân Chủ tịch WB sẽ có chuyến công du đầu tiên với tư cách Chủ tịch Ngân hàng Thế giới vào cuối tháng này và điểm đến là châu Phi.
Trước đó, hôm 14/3, Ngân hàng Thế giới (WB) xác nhận, ông David Malpass là ứng cử viên duy nhất được đề cử cho vị trí chủ tịch ngân hàng này. Sau đó, ban điều hành gồm 25 thành viên của Ngân hàng Thế giới đã nhất trí phê chuẩn ông Malpass, hiện giữ chức Thứ trưởng Bộ Tài chính Mỹ phụ trách các vấn đề quốc tế là Chủ tịch thứ 13 của ngân hàng.
Việc cựu Chủ tịch Jim Yong Kim từ chức hôm 1/2 vừa qua, khi còn chưa hết nửa đầu của nhiệm kỳ thứ 2, đã mở ra cơ hội cho Tổng thống Mỹ Donald Trump đưa người vào vị trí lãnh đạo WB.
Được biết, ông Malpass là cố vấn kinh tế cấp cao cho Tổng thống Mỹ trong chiến dịch tranh cử hồi năm 2016.
Bình An (Theo BT)
Theo Petro times
Ngân hàng Thế giới bầu ông David Malpass làm tân Chủ tịch Ngày 5/4, Ban giám đốc Ngân hàng Thế giới (WB) đã nhất trí phê chuẩn ông David Malpass làm Chủ tịch tiếp theo của WB. Chủ tịch tiếp theo của World Bank. Ảnh: Financial Times Trong tuyên bố ra cùng ngày, WB cho biết ông David Malpass được Ban giám đốc WB lựa chọn sau một quá trình chỉ định, giới thiệu "công...