WB cảnh báo về khả năng trả nợ của các nền kinh tế mới nổi
Ngân hàng Thế giới (WB) cảnh báo các nền kinh tế mới nổi cần tăng trưởng nhanh hơn nữa để có khả năng trả nợ trong môi trường lãi suất cao.
Trụ sở Ngân hàng Thế giới (WB) tại Washington, DC, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
WB đưa ra cảnh báo nói trên giữa lúc lượng trái phiếu mà chính phủ của các nền kinh tế mới nổi bán ra đã chạm mức cao nhất từ trước đến nay là 47 tỷ USD trong tháng Một, trong đó dẫn đầu là các nền kinh tế mới nổi ít rủi ro hơn như Saudi Arabia, Mexico và Romania.
Tuy nhiên, nhiều thị trường có độ rủi ro cao hơn đã bắt đầu phát hành trái phiếu với mức lợi suất cao hơn. Kenya gần đây đã đưa ra mức lợi suất hơn 10% cho một hạng mục trái phiếu quốc tế mới. Giới chuyên gia thường xem những trái phiếu có lợi suất trên ngưỡng này là khoản vay không thể trả được.
Video đang HOT
Chính vì thế, ông Ayhan Kose, chuyên gia kinh tế của WB, cho rằng các nền kinh tế đang phát triển cần tăng trưởng nhanh hơn nữa để có thể có khả năng trả nợ. Tuy nhiên, chuyên gia này cũng cho rằng mức tăng trưởng cao hơn chi phí đi vay thực tế như trên rất “hiếm có khó tìm”.
Số liệu của Viện Tài chính Quốc tế công bố ngày 21/2 cho thấy nợ toàn cầu đã chạm mức cao kỷ lục mới 313.000 tỷ USD trong năm 2023, trong khi tỷ lệ nợ trên Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) – một chỉ báo thể hiện khả năng trả nợ của một nước – của các nền kinh tế mới nổi cũng leo lên các mức cao mới. Điều này cho thấy các nước mới nổi có thể sẽ gặp nhiều căng thẳng tài chính trong thời gian tới.
Trong báo cáo Triển vọng Kinh tế Toàn cầu công bố hồi tháng trước, WB cảnh báo kinh tế toàn cầu vào cuối năm 2024 sẽ ghi nhận “kỷ lục nghiệt ngã” – tốc độ tăng trưởng GDP nửa thập kỷ (2020 – 2024) chậm nhất trong 30 năm. Tăng trưởng toàn cầu được dự đoán sẽ chậm lại năm thứ ba liên tiếp, xuống còn 2,4%, trước khi tăng trở lại lên 2,7% trong năm 2025.
Sự giảm tốc tăng trưởng này đặc biệt nguy hiểm với các nền kinh tế mới nổi, khi 1/3 trong số các nước này vẫn chưa phục hồi sau đại dịch COVID-19 và có thu nhập bình quân đầu người dưới mức của năm 2019.
Ngoài ra, căng thẳng leo thang ở Trung Đông cũng là một nguy cơ khác làm gia tăng những lo ngại về chính sách tiền tệ thắt chặt và thương mại toàn cầu yếu.
Nợ toàn cầu đạt mức kỷ lục 307.000 tỷ USD
Viện Tài chính Quốc tế (IIF) ngày 19/9 cho biết nợ toàn cầu đạt mức kỷ lục 307.000 tỷ USD trong quý II/2023 bất chấp lãi suất tăng đã hạn chế hoạt động tín dụng ngân hàng.
Nợ toàn cầu tính đã tăng 10.000 tỷ USD trong nửa đầu năm 2023. Ảnh minh họa: Đồng nhân dân tệ Trung Quốc và đồng USD của Mỹ. Nguồn: Reuters
Dẫn báo cáo mới nhất của IIF, hãng tin Reuters cho biết nợ toàn cầu đã tăng 10.000 tỷ USD trong nửa đầu năm 2023 và 100.000 tỷ USD trong cả một thập kỷ. Mức tăng mới nhất đã nâng tỷ lệ nợ trên Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu trong quý II lên 336%. Trước năm 2023, tỷ lệ nợ đã giảm trong 7 quý liên tiếp.
Hơn 80% số nợ tăng mới nhất đến từ các nước phát triển, trong đó Mỹ, Nhật Bản, Anh và Pháp có mức tăng lớn nhất. Trong số các thị trường mới nổi, mức tăng lớn nhất đến từ các nền kinh tế như Trung Quốc, Ấn Độ và Brazil.
Báo cáo chỉ ra tốc độ tăng trưởng chậm cùng với lạm phát đang đà chậm lại là nguyên nhân khiến tỷ lệ nợ trên GDP tăng lên. Trước đó, theo lý giải của IIF, lạm phát tăng đột ngột là yếu tố chính khiến tỷ lệ nợ giảm mạnh trong hai năm qua.
IIF đánh giá với áp lực về tiền lương và giá cả đang dịu dần, ngay cả khi không nhanh như kỳ vọng, tỷ lệ nợ trên GDP toàn cầu dự kiến vượt 337% vào cuối năm.
Cũng trong báo cáo của IIF, nợ hộ gia đình so với GDP ở các thị trường mới nổi vẫn cao hơn mức trước COVID-19. Tuy nhiên, tỷ lệ này ở các thị trường phát triển trong 6 tháng đầu năm đã giảm xuống mức thấp nhất trong hai thập kỷ.
Tại Mỹ, lãi suất dự kiến sẽ duy trì ở mức cao trong thời gian dài. Điều này có thể gây sức ép lên các thị trường mới nổi khi nguồn đầu tư cần thiết được chuyển sang các nước phát triển ít mang rủi ro hơn.
Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) dự kiến giữ nguyên lãi suất vào cuối cuộc họp ngày 19/9, nhưng báo hiệu họ sẵn sàng tăng lãi suất thêm. Ủy ban Thị trường mở Liên bang (FOMC), cơ quan hoạch định chính sách của Fed, đã nâng lãi suất 11 lần kể từ tháng 3/2022 để kiềm chế lạm phát, vốn vẫn đang "mắc kẹt" ở trên mức mục tiêu dài hạn 2% của Fed dù đã giảm mạnh.
Nợ toàn cầu lên hơn 300.000 tỷ USD, 'báo động' tại các thị trường mới nổi Theo Viện Tài chính Quốc tế (IIF), nợ thế giới gần đạt mức cao kỷ lục trong quý 1/2023, với mức tăng mạnh ở các thị trường trưởng thành. Đồng USD (trái) và đồng bảng Anh (phải). Ảnh: THX/TTXVN Nợ toàn cầu đạt mức cao kỷ lục trong bối cảnh ngày càng có nhiều lo ngại về việc chính phủ Mỹ đứng trước...