Watch OS là gì? Tizen của hãng nào? Android Wear có gì hay?
Ngày nay, smartwatch (đồng hồ thông minh) đã không còn là một khái niệm xa lạ. Bạn có thể dễ dàng thấy bạn bè, đồng nghiệp hoặc người thân của mình đeo một chiếc trên tay.
Thế nhưng, không phải ai cũng biết về hệ điều hành mà những thiết bị này được cài đặt.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những thông tin đáng chú ý về một số hệ điều hành dành cho đồng hồ thông minh từng được giới thiệu.
1. Android
Android – tức hệ điều hành của Google dành cho smartphone được “bê” sang smartwatch ở thời kỳ mà đồng hồ thông minh chỉ mới bắt đầu phát triển và chưa được chăm chút về phần mềm.
Do không được thiết kế để dùng cho những thiết bị đeo, Android không phù hợp để hoạt động trên smartwatch vốn có màn hình kích thước bé. Một số nhà sản xuất phải tự tùy chỉnh để tăng thêm chức năng cho sản phẩm của mình.
Android cũng không có cơ chế để người dùng đồng bộ các chỉ số sức khỏe. Việc kết nối và truyền thông báo từ điện thoại sang đồng hồ cũng không thật sự hiệu quả bởi tính năng này chưa chính thức được Google hỗ trợ mà chỉ do bên thứ ba phát triển.
Bù lại, đồng hồ chạy Android tiếp cận được cửa hàng Google Play với kho ứng dụng khổng lồ, giúp người dùng có cơ hội trải nghiệm rất nhiều ứng dụng tiện ích, mạng xã hội hay game giải trí.
2. Android Wear
Đây cũng là một hệ điều hành phát triển bởi Google nhưng được thiết kế dành riêng cho smartwatch, ra mắt hồi tháng 3/2014 và nhanh chóng có mặt trên nhiều mẫu đồng hồ Samsung, LG, Sony, Motorola hay Asus…
Điểm nhấn quan trọng ở Android Wear là toàn bộ các tính năng như hiển thị bản đồ, tin tức mới nhất, xem tin nhắn, nhận – trả lời cuộc gọi đến, điều khiển smartphone, theo dõi sức khỏe… đều được Google hỗ trợ chính thức mà không phải thông qua tùy chỉnh từ bên thứ ba như đồng hồ chạy Android. Vì vậy, Android Wear có tính ổn định và độ tương thích với hệ thống thông báo của điện thoại cao hơn.
Video đang HOT
Tuy nhiêu, điều đó đồng nghĩa với việc các nhà sản xuất thiết bị cài Android Wear không được quyền tùy biến hệ điều hành. Google kiểm soát chặt chẽ vấn đề này nhằm đảm bảo trải nghiệm thông nhất xuyên suốt trên mọi phần cứng khác nhau cũng như dễ dàng đẩy nhanh tốc độ cập nhật mỗi khi ra mắt phiên bản hệ điều hành mới.
3. Wear OS
Wear OS là tên gọi mới của Android Wear. Google thực hiện thay đổi này vào tháng 5/2018 với mục đích bỏ tiền tố “Android” trong tên gọi và hướng Wear OS trở thành một hệ điều hành hỗ trợ và tương tác với cả thiết bị di động chạy Android lẫn iOS.
4. watchOS
watchOS là hệ điều hành dành riêng cho Apple Watch – chiếc đồng hồ thông minh của Apple, được “Táo khuyết” phát hành lần đầu vào tháng 4/2015 cùng với Apple Watch thế hệ đầu tiên. Cũng như iOS, watchOS là một nền tảng đóng.
Đến nay, watchOS đã được phát triển đến phiên bản thứ 5 và được đánh giá cao về độ ổn định, khả năng kết nối với thiết bị iOS cũng như sự đa dạng về tính năng.
Trên watchOS 5, người dùng được cung cấp những tính năng thú vị và rất hữu ích như tự động phát hiện tập luyện, “thách đấu” tập luyện với bạn bè, biến Apple Watch thành bộ đàm, duyệt web ngay trên đồng hồ… Dự kiến, đến cuối năm nay thì watchOS 6 sẽ ra mắt với nhiều chức năng bổ sung giá trị.
5. Tizen
Do Tizen được Samsung và Intel hợp tác phát triển, nhiều đồng hồ thông minh Samsung chạy trên nền tảng này.
Đồng hồ cài hệ điều hành Tizen không thể chạy ứng dụng của Android Wear hay Android. Khả năng kết nối của chúng cũng phần nào hạn chế hơn khi chỉ ghép đôi được với điện thoại Samsung (với các hãng khác thì khả năng hoạt động có thể không được tối ưu). Về sau, Samsung mới bổ sung cho Tizen khả năng kết nối với thiết bị iOS như iPhone.
6. Linklt
Một cái tên rất xa lạ, nhưng thực tế thì Linklt là hệ điều hành được giới thiệu bởi một hãng công nghệ có tên tuổi – Mediatek. Công ty sản xuất bán dẫn đến từ Đài Loan muốn xây dựng Linklt như một hệ điều hành riêng cho các thiết bị đeo và đồ gia dụng thông minh.
Bên cạnh đó, Linkly được Mediatek đặt mục tiêu triển khai cùng các vi xử lý nhỏ với mức độ tiết kiệm điện cao do chính hãng sản xuất để kéo giá bán của thiết bị đeo xuống thấp hơn (do chi phí làm ra những con chip như vậy rất rẻ). Nó cũng có một tính năng thú vị là chế độ chờ đặc biệt cho thời lượng pin vào khoảng 4 ngày.
Tuy nhiên, đến nay thì Linklt đã gần như mất hút và không xuất hiện trên bất kỳ một chiếc smartwatch phổ biến nào.
7. Pebble OS
Không nổi tiếng bằng Samsung hay Apple nhưng đồng hồ thông minh Pebble cũng bán rất chạy với một hệ điều hành được chính hãng tùy biến.
Pebble OS có ưu điểm là dung lượng rất nhỏ, yêu cầu phần cứng thấp so với Watch OS hay Android Wear và độ ổn định cao. Kết nối giữa đồng hồ với thiết bị được duy trì thường xuyên và các thông báo chuyển từ smartphone sang cũng rất đầy đủ. Đặc biệt, nó có thể dùng với cả thiết bị di động Android lẫn iOS.
8. AsteroidOS
AsteroidOS là hệ điều hành mã nguồn mở mới dành cho smartphone, được giới thiệu hồi tháng 5 năm ngoái. Đây là nền tảng dựa trên Linux, được đặt mục tiêu trở thành giải pháp thay thế cho Wear OS nhờ khả năng tương thích với Android.
Do vẫn còn khá mới, AsteroidOS chưa có quá nhiều ứng dụng hay tính năng “hay ho” như những hệ điều hành phổ biến, người dùng cũng không có nhiều lựa chọn để tùy biến và cá nhân hóa.
Tuy nhiên, đơn giản cũng chính là ưu điểm của AsteroidOS. Chỉ với thao tác vuốt 4 hướng, bạn đã có thể làm việc với hầu hết các ứng dụng, bên cạnh đó là độ mượt mà khi chuyển đổi giao diện và tính ổn định cao.
Trong tương lai, khi được các nhà phát triển quan tâm hơn để cập nhật thêm ứng dụng và tính năng, AsteroidOS hứa hẹn sẽ trở thành đối thủ đáng gờm với Wear OS.
Biên tập bởi Trấn Minh
Huawei đang phát triển hai máy tính bảng dùng camera Sony 48 MP
Hiện tại, không còn nhiều hãng di động "mặn mà" với máy tính bảng Android hàng đầu. Tuy nhiên, mới đây có thông tin Huawei đang phát triển hai mẫu tablet cao cấp mới dùng cảm biến camera Sony 48 MP.
Cụ thể, biên tập viên Mishaal Rahman đến từ diễn đàn XDA đã tiết lộ tên mã của bốn thiết bị Huawei mới trên Twitter, gồm hai smartphone và hai máy tính bảng đều được trang bị bộ vi xử lý Kirin 980.
Về kích thước, hai model sở hữu màn hình 8.4 inch và 10.7 inch có thể thuộc dòng máy tính bảng Huawei M6, trong khi hai model còn lại với màn hình 6.39 inch và 6.26 inch dự kiến thuộc dòng điện thoại Huawei Nova mới.
Hai mẫu máy tính bảng mới này có độ phân giải màn hình 1.600 x 2.560 pixel. Về pin, có vẻ như tablet 8.4 inch được tích hợp pin 4.200 mAh trong khi model 10.7 inch dùng pin 7.500 mAh. Cả hai máy đều song hành cùng cảm biến camera Sony IMX586 48 MP phía sau.
Nguồn: Gizchina
Cách fix lỗi iMessage không hoạt động trên Mac, iPhone, iPad Tính năng iMessage là một trong những "hàng độc quyền" của iOS mà những người dùng Android luôn thèm muốn. Nó là một ứng dụng nhắn tin miễn phí vốn chỉ hoạt động trên các thiết bị của Apple như iPhone, iPad và Mac. Khi bạn gửi tin nhắn từ iPhone, một số tin nhắn được hiển thị bằng màu xanh dương trong...