Washington yêu cầu Moscow không tấn công vào khu vực có đặc nhiệm Mỹ
Theo đại diện quân đội Mỹ, Washington đã tiết lộ cho Moscow những địa điểm mà lực lượng đặc nhiệm Mỹ đang hoạt động tại Syria và yêu cầu máy bay Nga không được tấn công vào các khu vực này.
Đây được cho là động thái mang tính hợp tác của Mỹ. Hiện tại Nga và Mỹ mới chỉ thống nhất một cơ chế nhằm tránh tai nạn trên không khi cả 2 nước đều đang ném bom tại Syria.
“Chúng tôi đã tiết lộ với Nga những khu vực mà lực lượng đặc nhiệm liên quân đang hoạt động, yêu cầu Nga không được ném bom vào đó,nhằm đảm bảo an toàn cho lực lượng này”, Trung tướng Charles Brown, người đứng đầu lực lượng không quân của Bộ Chỉ huy trung tâm Mỹ, nói trong một phiên họp báo vào hôm 18-2.
Vài chục lính đặc nhiệm Mỹ đã được triển khai đến Syria từ tháng 10-2015
Theo người phát ngôn Bộ Quốc phòng Mỹ, Peter Cook, bộ trưởng quốc phòng 2 nước đều đã được thông báo về thông tin nói trên của Mỹ, tuy nhiên, thời gian và địa điểm cụ thể nhân sự Mỹ sẽ xuất hiện không được tiết lộ vì lí do an ninh.
Vào hồi tháng 10-2015, Mỹ đã tuyên bố kế hoạch triển khai vài chục lính đặc nhiệm đến miền bắc Syria nhằm cố vấn cho lực lượng đối lập tại đây chiến đấu chống Tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS).
Nga đã tiến hành không kích ở Syria từ tháng 9-2015 và nói mục tiêu là các phần tử IS. Tuy nhiên, lực lượng phiến quân nổi loạn và quan chức phương Tây cáo buộc Nga tấn công cả các nhóm ôn hoà và chiến binh do Mỹ huấn luyện.
Video đang HOT
Theo_An ninh thủ đô
Lộ nguyên nhân thật Mỹ không dám công bố ảnh xác BinLaden
Lính đặc nhiệm Mỹ khi đó đã thay nhau nhả đạn vào cơ thể Bin Laden.
Đây chính là lý do mà Nhà Trắng không cho phép công bố bất cứ bức ảnh nào ghi lại hình ảnh thi thể tên trùm khủng bố khét tiếng này.
Trùm khủng bố Bin Laden. Ảnh: Getty.
Matt Bissonnette, một trong những người tham gia vào đội 6 của đặc nhiệm SEAL (Mỹ) đã tiết lộ phần nào lý do của việc này trong cuốn sách "No Easy Day". Cuốn sách này có đoạn: "Trong cơn đau đớn khi chết, cơ thể Bin Laden vẫn rung và nảy lên."
Bissonnette viết: "Một chiến đấu viên khác và tôi cùng chỉnh tia laser lên ngực hắn rồi bắn vài phát đạn. Các viên đạn xuyên vào cơ thể y, làm y ngã vật xuống đất rồi bất động".
Tuy nhiên đây chỉ là cách nói rất lịch sự. Trên thực tế, các lính đặc nhiệm Mỹ khi đó đã thay nhau nhả đạn vào cơ thể Bin Laden. Theo ước tính khiêm nhường nhất, thi thể trùm khủng bố Bin Laden lãnh hơn 100 viên đạn.
Vậy tại sao, Chính phủ Mỹ lại e ngại việc công bố hình ảnh thi thể trùm khủng bố Bin Laden bị bắt nát?
Theo pháp luật nước này, người lính được toàn quyền bắn vào mục tiêu cho tới khi đảm bảo rằng đối phương đã bị hạ gục và không còn nguy hiểm nữa.
Nhưng những gì xảy ra với Bin Laden là hết sức quá đà. Mức độ thái quá cho thấy mục đích không chỉ là bảo đảm Bin Laden đã chết hẳn, mà còn là cho vui.
Một số đơn vị đặc nhiệm Mỹ có xu hướng sa đà vào các hành vi thái quá như này, nhiều khi tới mức phạm tội hình sự. Xu hướng này càng ngày càng tệ hại hơn do không được kiểm tra giám sát.
Vì thế, người ta lo ngại, nếu chính quyền Obama công bố hình ảnh thi thể Bin Laden thì cả thế giới sẽ được thấy những bức ảnh thi thể lỗ chỗ vết đạn - điều này có thể tạo ra một vụ scandal quốc tế và kéo theo các cuộc điều tra về các chiến dịch đặc nhiệm khác của Mỹ.
Osama bin Laden là một người theo đạo Hồi chính thống và thành lập tổ chức khủng bố quốc tế al-Qaeda. Giới chức Mỹ cáo buộc y đứng sau vụ khủng bố vào tòa tháp đôi Trung tâm thương mại thế giới tại New York và trụ sở Bộ Quốc phòng Mỹ vào ngày 11/9/2001 khiến gần 3.000 người thiệt mạng. Kể từ sau vụ việc, bin Laden đứng đầu danh sách 10 nhân vật bị Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI) truy lùng trên toàn thế giới.
Chính phủ Mỹ đã trải qua một chiến dịch truy lùng trùm khủng bố này vô cùng vất vả và kéo dài cả thập kỷ. Bin Laden được cho là ẩn náu tại khu vực các bộ tộc hẻo lánh, nằm giữa biên giới hiểm trở Afghanistan và Pakistan và lực lượng đặc nhiệm Mỹ đã không ít lần bắt hụt.
Hang ổ cuối cùng của bin Laden thực tế là nằm ngay ngoại ô thị trấn Abbottabad phía tây bắc Pakistan, cách thủ đô Islamabad chỉ 100 km.
Toàn bộ khu trú ẩn của bin Laden rộng khoảng 3.000 mét vuông trị giá ước tính một triệu USD nhưng không có đường dây điện thoại hay Internet kết nối với bên ngoài. Bao quanh nó là một hàng rào kiên cố cao 4,5 mét có dây thép gai giăng bên trên và gắn nhiều camera theo dõi. Bên cạnh đó là hệ thống an ninh chặt chẽ với hai chiếc cổng gác và các công trình xây dựng được bố trí như một tổ hợp pháo đài có chủ ý phòng thủ từ bên trong. Trung tâm của khu phức hợp này là tòa nhà 3 tầng khá rộng, nhưng có rất ít cửa sổ và cũng được bao bọc bằng một bức tường nữa cao hơn 2 mét
Ngày 29/4/2011, Tổng thống Mỹ Barack Obama ra lệnh thực hiện vụ tấn công vào tòa nhà và tiêu diệt trùm al-Qaeda mà không thông báo cho chính phủ Pakistan.
Không lâu sau, họ tìm thấy bin Laden trên tầng ba. Theo những thông báo được đưa ra sau chiến dịch tiêu diệt lúc đó y cầm một khẩu súng tự động và bắn về phía họ. Sau khi bắn một viên đạn vào phía trên mắt trái và thổi bay một phần sọ của y, lực lượng đặc nhiệm Mỹ đã bồi thêm một viên nữa vào ngực nhằm đảm bảo trùm al-Qaeda đã chết. Ba kẻ thân tín và người vợ trẻ nhất của bin Laden cũng bị tiêu diệt.
Chỉ khoảng 40 phút sau khi bắt đầu cuộc tấn công, lực lượng Mỹ leo lên trực thăng và rời khỏi ngôi nhà. Họ mang theo mọi tài liệu tình báo tìm thấy cùng với thi thể bin Laden.
Đó là tất cả những thông tin về tên trùm khủng bố được tiết lộ với giới truyền thông. Dù có rất nhiều tranh cãi đòi công bố những hình ảnh để chứng minh Bin Laden thật sự đã bị tiêu diệt, tuy nhiên câu trả lời là sự tảng lờ của giới chức nước này.
Thái An (tổng hợp)
Theo_Báo Đất Việt
Con gái của ông Putin được đặc nhiệm Mỹ bảo vệ Trang"Sputnik" bắt đầu câu chuyện về con gái lớn của ông Vladimir Putin, cô Marya. Có vẻ là một siêu bí mật của 16 năm qua - cuộc sống của gia đình Tổng thống Nga - bây giờ đã hé lộ ra bên ngoài. Hiển nhiên, nhờ những điều tra báo chí, có nghĩa là những nguồn tin bắt đầu lên tiếng. Tổng...