Washington và Moskva lên tiếng về quân nhân Mỹ bị bắt tại Nga
Cả Moskva và Washington đã đưa ra phản hồi chính thức về thông tin liên quan đến một quân nhân Mỹ bị bắt giữ tại Nga vào đầu tháng 5.
Người phát ngôn Lục quân Mỹ Cynthia O. Smith xác nhận với tờ The Hill rằng lực lượng chức năng Nga tại Vladivostok vào ngày 2/5 đã bắt giữ một binh sĩ Mỹ với cáo buộc về hành vi sai trái hình sự.
Bà Smith cho biết chính phủ Nga đã thông báo cho Bộ Ngoại giao Mỹ về vụ bắt giữ chiểu theo Công ước Vienna về Quan hệ Ngoại giao. Sau đó, Lục quân Mỹ đã báo tin cho gia đình quân nhân này. Theo bà, Bộ Ngoại giao Mỹ đang hỗ trợ lãnh sự phù hợp cho trường hợp này. Bà Smith cũng nhấn mạnh, vì tính chất nhạy cảm của vụ việc, sẽ không thể công bố thêm thông tin chi tiết ở thời điểm này.
Trong khi đó, kênh NBC News (Mỹ) đưa tin quân nhân bị bắt là Thượng sĩ Gordon Black. Quân nhân này đến Vladivostok sau khi hoàn thành thời gian phục vụ ở Hàn Quốc để thăm “một người phụ nữ anh ta có quan hệ tình cảm”. Theo nhiều nguồn tin, Gordon Black đến Nga khi chưa nhận được sự đồng ý của cấp trên. NBC News cho biết Gordon Black bị buộc tội ăn trộm và đang bị giam chờ xét xử.
Một người phát ngôn của Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ khẳng định việc quân nhân này đến Nga không phải do đại diện hoặc liên quan đến chính phủ Mỹ.
Người phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ John Kirby ngày 6/5 xác nhận với các phóng viên rằng Nhà Trắng đã nắm được thông tin về binh sĩ bị bắt giữ.
Video đang HOT
Hãng TASS dẫn thông tin từ văn phòng Bộ Ngoại giao Nga tại Vladivostok xác nhận vụ bắt binh sĩ Mỹ không liên quan đến chính trị hoặc tình báo.
Bộ Quốc phòng Mỹ vốn áp đặt hạn chế di lại với thành viên của lực lượng này đến Nga.
Quan chức Nga cảnh báo về kịch bản NATO triển khai quân tới Ukraine
Phó Chủ tịch Hội đồng Liên bang Nga Konstantin Kosachev cảnh báo việc NATO triển khai quân tới Ukraine sẽ dẫn đến "kịch bản thảm khốc" và có thể được hiểu là "lời tuyên chiến" với Moskva.
Phó Chủ tịch Hội đồng Liên bang Nga Konstantin Kosachev. Ảnh: TASS
Theo đài RT (Nga), ông Kosachev đã đưa ra quan điểm trên trong một bài đăng trên Telegram hôm 27/2, sau khi Tổng thống Pháp Emmanuel Macron bình luận về khả năng NATO đưa lực lượng bộ binh tới Ukraine.
Ông Kosachev cảnh báo cách tiếp cận mà nhà lãnh đạo Pháp đưa ra có nguy cơ khiến tình hình trở thành "kịch bản thảm khốc", đồng thời ông nhấn mạnh động thái này sẽ không được Điện Kremlin chấp nhận.
"Điều này cho thấy NATO không chỉ tham gia vào cuộc chiến vốn đã xảy ra trong một thời gian dài, mà còn có thể được hiểu là liên minh này có động thái thù địch trực tiếp, hoặc thậm chí là tuyên chiến với Nga", ông Kosachev viết.
Bình luận của thượng nghị sĩ Nga lặp lại tuyên bố của người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov trước đó. Ông Peskov nói rằng động thái này sẽ gây ra cuộc đối đầu trực tiếp giữa khối do Mỹ dẫn đầu và Moskva.
Sau cuộc họp với các nhà lãnh đạo châu Âu ở Paris hôm 26/2, ông Macron đã đưa ra ý tưởng đưa lực lượng bộ binh tới Ukraine. Tổng thống Pháp cho rằng không thể loại trừ bất kỳ kịch bản nào, bao gồm cả việc điều quân tới Kiev, đồng thời cho rằng phương Tây nên làm mọi cách để ngăn cản Nga giành ưu thế trước Ukraine.
"Về mặt động lực, chúng ta không thể loại trừ bất kỳ điều gì. Chúng ta sẽ làm mọi thứ cần thiết để ngăn chặn Nga giành chiến thắng trong cuộc chiến này", ông Macron tuyên bố, đồng thời thừa nhận các thành viên NATO chưa đạt đồng thuận về vấn đề này.
Một số đồng minh NATO đã công khai bác bỏ đề xuất của nhà lãnh đạo Pháp.
Người phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ John Kirby cho biết việc triển khai quân tới Ukraine là quyết định có chủ quyền của các nước thứ ba, song cả Mỹ và NATO trước đó đều nói rõ rằng họ không có kế hoạch đó.
"Đó là một quyết định có chủ quyền mà mọi đồng minh NATO sẽ phải tự đưa ra. Tổng thống Joe Biden đã nói rõ ràng kể từ khi bắt đầu cuộc xung đột rằng sẽ không có binh sĩ Mỹ nào đóng vai trò chiến đấu ở Ukraine", ông Kirby nói.
Thủ tướng Đức Olaf Scholz khẳng định: "Những gì đã được thỏa thuận ngay từ đầu giữa chúng ta sẽ được áp dụng trong tương lai, cụ thể là các nước châu Âu hoặc thành viên NATO sẽ không điều bất cứ binh sĩ nào đến Ukraine".
Ngoại trưởng Hungary Peter Szijjarto tuyên bố Budapest không sẵn sàng gửi vũ khí hoặc điều quân tới Ukraine. Ông nói: "Đây là lập trường rất rõ ràng và vững chắc của Hungary".
Thủ tướng Thụy Điển Ulf Kristersson nhận định rằng Ukraine chưa có nhu cầu tiếp nhận bộ binh của phương Tây và việc điều quân tới nước này chưa nằm trong kế hoạch của Stockholm.
Trong cuộc họp báo chung ở Prague, Thủ tướng CH Séc Petr Fiala và Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk cũng tuyên bố chính phủ hai nước không xem xét lựa chọn nói trên.
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg khẳng định khối này không hề có sự chuẩn bị nào để đưa lực lượng tới Ukraine. Ông tuyên bố: "Không có kế hoạch triển khai lực lượng bộ binh của NATO đến chiến đấu ở Ukraine".
Bình luận của Tổng thống Macron được đưa ra trong bối cảnh cuộc xung đột Nga - Ukraine bước sang năm thứ 3. Lực lượng Nga gần đây giành một số bước tiến trên chiến trường, nổi bật nhất là kiểm soát hoàn toàn thành trì Avdiivka ở tỉnh Donetsk.
Trong khi đó, Ukraine đang phải đối mặt tình trạng thiếu vũ khí và đạn dược trầm trọng, chủ yếu do gói viện trợ đang bị mắc kẹt do tranh cãi tại Quốc hội Mỹ.
Mỹ xác nhận tạm dừng viện trợ quân sự, Anh đổ thêm tiền để Ukraine mua UAV Phát ngôn viên Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ John Kirby xác nhận, Washington đã tạm dừng viện trợ quân sự cho Kiev. "Mỹ đã ban hành gói rút vốn cuối cùng để hỗ trợ Ukraine. Điều quan trọng lúc này là Quốc hội Mỹ cần thực hiện yêu cầu bổ sung ngân sách an ninh quốc gia", ông Kirby thừa nhận,...