Washington thừa nhận không thể tiêu diệt IS trong năm 2016
Trong một buổi họp báo ngày 3-1, một quan chức Nhà Trắng nhận định rằng, Mỹ không thể tiêu diệt IS trong năm 2016, một nhóm khủng bố sẽ trở thành một cái gì đó giống như al-Qaeda.
CBS News dẫn lời Phó cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Ben Rhodes nói: “ISIL (Nhà nước Hồi giáo IS) sẽ tiếp tục tồn tại. Người ta sẽ không thể xóa sổ IS trong vài năm tới”.
Phó cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Ben Rhodes
Trong vài tháng qua, Tổng thống Obama đưa ra một loạt tuyên bố, trong đó nói rằng, Mỹ đã đánh nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo “mạnh hơn bao giờ hết”. Thậm chí, sau vụ xả súng ở San Bernardino, California, ông Obama vẫn khẳng định rằng, IS không phải là một mối đe dọa đối với Mỹ.
Rhodes cho rằng, Tổng thống Obama hơi “thiếu thực tế” khi nói về IS, và nói thêm, Mỹ có ý định khiến cho nhóm khủng bố này “hoạt động khó khăn hơn”. Tuy nhiên, ông thừa nhận rằng, IS sẽ tiếp tục tồn tại “cũng như al-Qaeda vẫn tiếp tục tồn tại, mặc dù đã bị suy yếu đáng kể”.
Video đang HOT
Al-Qaeda tiếp tục tấn công các mục tiêu trên toàn thế giới, mặc dù ít có khả năng phát động các cuộc tấn công lớn. Chiến dịch của Mỹ chống lại nhóm này lên đến đỉnh điểm với việc tiêu diệt Osama bin Laden trong năm 2011. Tuy bị phân tán, nhưng al-Qaeda vẫn tiếp tục hoạt động trên toàn thế giới. Điển hình là vụ tấn công ở Kenya vào năm 2015 của Tổ chức khủng bố al-Shabaab liên kết với al-Qaeda, đã khiến 148 người thiệt mạng. Mặt trận al-Nusra, một chi nhánh của al-Qaeda ở Syria, vẫn là nòng cốt của phe nổi dậy, và tiếp tục hoạt động bằng cách sử dụng các chiến thuật như đánh bom tự sát.
Theo_An ninh thủ đô
Phương Tây thừa nhận Nga không kích IS hiệu quả
Sau 4 tháng Nga thực hiến chiến dịch không kích tiêu diệt IS ở Syria, nhiều quan chức Mỹ buộc phải thừa nhận rằng Moscow biết chính xác nên làm gì và như thế nào để đối phó với khủng bố.
Chiến dịch không kích của Nga thực hiện từ ngày 30.9 sau khi Tổng thống Assad đương nhiệm cầu viện sự trợ giúp của điện Kremlin.
Trong chiến dịch không kích của Nga, bắt đầu từ ngày 30.9, truyền thông và chính khách phương Tây đã đánh giá rất thấp chiến lược của điện Kremlin đưa ra để tiêu diệt IS.
"Nỗ lực của Nga và Iran nhằm hậu thuẫn chính quyền Tổng thống Assad và làm dịu tình hình hiện nay chỉ khiến họ thêm sa lầy vào chiến trường này và không phát huy hiệu quả", Tổng thống Mỹ Barack Obama tuyên bố hôm 2.10.
Hiện nay, các đợt oanh tạc của Nga đã có tác động thực sự lên nhóm khủng bố cực đoan. Các quan chức Mỹ dù không muốn nhưng cũng phải thừa nhận rằng Moscow đang làm rất tốt nhiệm vụ và hoàn thành được mục tiêu của mình ở cuộc xung đột Syria.
"Nga rất tỉnh táo trong cuộc chiến này", một quan chức tình báo Mỹ giấu tên trả lời trên Reuters, khẳng định "Nga thu được lợi từ chính cuộc xung đột hiện nay".
Quan chức này dẫn ra bằng chứng cho thấy Nga thiệt hại rất ít về nhân lực dù thực hiện tới 5.240 cuộc oanh tạc kể từ trước tới nay. Chi phí mà Nga cần cho cuộc chiến khoảng từ 1 đến 2 tỉ USD một năm, quá khiêm tốn so với ngân sách quốc phòng thường niên 54 tỉ USD.
"Tất cả các dữ liệu cho thấy mức độ tham chiến hiện nay của Nga không gây ảnh hưởng gì tới nền kinh tế và ngân sách của Nga", ông Vasily Kashin, một nhà phân tích từ Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và Công nghệ, trả lời Reuters. "Nga hoàn toàn có thể tiếp tục như vậy năm này qua năm khác".
Trong cuốn sách AntiWar của tác giả Jason Ditz có đoạn viết sự thú nhận của phương Tây về tính hiệu quả của chiến dịch không kích Nga thực hiện. "Đây là một sự thừa nhận rõ ràng từ phía Mỹ, dù là nêu danh tính hay ẩn danh", Ditz viết, "vì chỉ có Nga mới là quốc gia thực sự tham chiến trong hơn 3 tháng qua".
Sukhoi Su-34 là loại máy bay chiến đấu-ném bom và tấn công tiên tiến của Nga. Su-34 dự kiến thay thế Su-24 trong thời gian tới.
Cuối tuần qua, Nga thực hiện 164 đợt oanh tạc, tiêu diệt 556 cứ điểm khủng bố. Moscow cũng bắt đầu hỗ trợ lực lượng đối lập Syria tiêu diệt IS.
"Với sự hỗ trợ của không quân Nga, các đơn vị thuộc Lực lượng Dân chủ Syria đang thực hiện nhiều cuộc tiến công vào thành trì của IS, nhất là thành phố Raqqa", Trung tướng Sergei Rudskoy, Cục trưởng Cục tác chiến Bộ Tổng tham mưu Nga, trả lời phóng viên hôm thứ Hai (28.12).
Đầu tuần này, Lầu Năm Góc đưa ra báo cáo thể hiện sự ngạc nhiên trước năng lực của Hải quân Nga.
"Nga đã bắt đầu và trong thập kỉ tiếp theo sẽ tiến những bước rất dài về năng lực phòng vệ của Hải quân trong nước cũng như hiện diện ở một số khu vực trọng yếu", bản báo cáo mang tên "Hải quân Nga: Sự thay đổi lịch sử" có đoạn viết.
Tác giả báo cáo là chuyên gia quân sự George Fedoroff thuộc Cục Tình báo hải quân Mỹ, dựa trên các số tên lửa hành trình Nga bắn từ tàu chiến neo đậu ở biển Caspi và Địa Trung Hải.
Theo Danviet
Sai lầm khiến Mỹ càng đánh IS càng mạnh (kỳ 1) Mỹ đang hiểu sai bản chất của IS, đánh giá quá thấp sự nguy hiểm và khác biệt của tổ chức khủng bố này so với mạng lưới al Qaeda. Tổng thống Mỹ từng tuyên bố IS "đơn giản chỉ là một tổ chức khủng bố". Nhưng sự phát triển của IS theo nhiều chiều kích, bất chấp bị liên quân do Mỹ...