Washington Post dùng AI để viết bài cho Olympic
Ngay cả cánh nhà báo, phóng viên cũng mang nỗi lo mất việc khi người máy giờ đây đã biết viết báo.
Tại kỳ Olympic Rio lần này, tờ Washington Post đã sử dụng robot để viết báo, theo Recode.
Washington Post dùng phần mềm tự phát triển cho phép viết ra hàng trăm bản tin theo thời gian thực về Thế vận hội. Kể từ sáng 6/8, các bài báo sẽ tự động xuất hiện trên trang của Washington Post và các trang bên ngoài như Twitter mà không cần đến bàn tay con người.
Washington Post muốn sử dụng trí thông minh nhân tạo để cho ra những báo cáo nhanh, đơn giản nhưng hữu ích về tỉ số, số huy chương và các tin tức nhiều dữ liệu khác. Theo trưởng ban dự án kỹ thuật số Jeremy Gilbert, các nhà báo có thể tập trung vào những công việc khác thú vị và phức tạp hơn.
“Chúng tôi không hề thay thế các phóng viên bằng người máy”, Gilbert nói. “Chúng tôi chỉ muốn giải phóng họ khỏi những công việc nhàm chán”.
Những người đứng đầu mảng khoa học dữ liệu của Washington Post là Gilbert và Sam Han đang làm việc cùng với ba kỹ sư trong dự án Heliograf – phần mềm AI có nhiệm vụ viết báo. Bên cạnh đó, một số nhà phân tích sản phẩm cùng bốn hoặc năm nhân viên tòa soạn cũng đang dành thời gian cho dự án này.
Một bài đăng bởi người máy tại kỳ Thế vận hội lần trước. Ảnh: Recode.
Mặc dù những nội dung như trên không mấy thú vị, nhưng nhờ có AI mà các nhà báo thật có thêm thời gian để làm việc khác.
Video đang HOT
Washington Post không phải là nơi đầu tiên tạo ra các nhà báo robot. Đại học Northwesten từng thử nghiệm công nghệ mang tên Narrative Science để viết bài về tỷ số bóng chày, danh sách bất động sản và những bản báo cáo xem trước. Hãng thông tấn AP cũng từng viết báo nhờ công nghệ Automated Insights.
Theo Gilbert, cựu giáo sư báo chí đại học Northwestern, người từng đứng lớp học đã tạo ra Nerrative Science, Washington Post còn có tham vọng lớn hơn thế nữa.
Gilbert cho rằng, Washington Post sẽ dùng Heliograf để tăng cường độ phủ sóng của mình khắp cuộc bầu cử diễn ra tại Mỹ vào tháng 11. Họ sẽ cho ra một loạt bài báo ở khoảng 500 điểm bầu cử và cập nhật chúng theo thời gian thực cho đến khi có kết quả.
Những công việc nhàm chán của nhà báo sẽ được người máy đảm nhận. Ảnh: Viewsonnewsonline.
Trong năm 2012, một vài bài báo của Washington Post lên chậm khoảng 16 tiếng khiến chúng không còn thu hút độc giả, Gilbert cho hay.
Bên cạnh đó, Washington Post còn muốn sử dụng Heliograf để tìm kiếm các dữ liệu như xu hướng trong mô hình bỏ phiếu trên cả nước. Nhờ những thông tin này mà các phóng viên có thể tạo ra những bài viết hấp dẫn.
Gilbert còn cho rằng, đến thời điểm nào đó, những bài viết của các phóng viên Washington Post còn có thể nhận được đóng góp từ AI. Đến lúc đó, độc giả sẽ không thể nhận ra một bài báo được robot hay con người viết.
Đại Việt
Theo Zing
NASA kết nối Internet giữa các hành tinh trong Hệ Mặt Trời
NASA sẽ kết nối Internet giữa các hành tinh, cho phép việc truyền tài thông tin trên vũ trụ diễn ra nhanh hơn và không bị gián đoạn như trước đây.
Trong tháng này, NASA đã tiến một bước quan trọng tới việc tạo ra một hệ thống Internet cho hệ mặt trời bằng cách thiết lập hoạt động mạng lưới mới trên Trạm vũ trụ quốc tế (ISS).
Mạng lưới với tên gọi Chống Gián Đoạn (Delay / Disruption Tolerant Networking - DTN) sẽ giúp tự động hóa, biên tập dữ liệu cho trạm không gian và giúp mở rộng băng thông nhằm truyền tải dữ liệu nhanh hơn, dễ dàng hơn.
Nó sẽ được bổ sung vào hệ thống TReK (Telescience Resource Kit) của Trạm vũ trụ không gian ISS. TreK là hệ thống phần mềm ứng dụng cho phép người dùng gửi và nhận thông tin từ một cơ sở dưới mặt đất đến điểm chuyển giao tín hiệu ISS ở khoảng cách 400 km so với Trái Đất.
DTN sẽ giúp kết nối internet giữa các hành tinh trong Hệ Mặt Trời. Ảnh NASA.
Ở Trái Đất, thông tin trên Internet được lan truyền từ điểm này đến điểm khác thông qua một loạt giao điểm, hay còn gọi là các nút truyền tải thông tin. Yêu cầu đặt ra với các nút này là chúng luôn phải sẵn sàng và chắc chắn trong quá trình truyền tải dữ liệu.
Tuy nhiên trong không gian, các nút truyền tải này thường không cố định do sự chuyển động liên tục của các vệ tinh và hành tinh.
Sau khi được kiểm tra và phát triển trong hơn một thập kỷ, hệ thống mới này sẽ cho phép dữ liệu di chuyển theo những bước nhảy ngắn giữa các nút có thể là vệ tinh hoặc trạm chuyển tiếp.
DTN sẽ lưu lại dữ liệu và chỉ gửi đi khi một điểm có thể thiết lập liên kết an toàn với điểm kế tiếp. Chính vì thế các gói dữ liệu không bị mất đi, lỗi phát sinh cũng được giảm thiểu.
Phương pháp truyền thông tin mới hứa hẹn có thể áp dụng trên Trái Đất, ở những nơi liên kết truyền tin có thể không ổn định, chẳng hạn tại hiện trường một thảm họa.
NASA đã làm việc chặt chẽ với một trong những cha đẻ của Internet để phát triển DTN, như Tiến sĩ Vinton G. Cerf, phó chủ tịch và giám đốc của Google.
"Kinh nghiệm của chúng tôi với DTN trên trạm không gian sẽ ứng dụng nhiều trên Trái Đất, đặc biệt là với truyền thông di động, ở những nơi có kết nối thất thường và thiếu liên tục", tiến sĩ Vinton cho biết trong một thông cáo báo chí. "Trong một số trường hợp, vấn đề đặt ra chính là năng lượng pin. Các thiết bị sẽ phải hoãn liên lạc thông tin lại cho đến khi nạp đủ pin".
Để đảm bảo việc áp dụng rộng rãi DTN, NASA đã làm việc với các trung tâm như Internet Research Task Force Internet (IRTF), Uỷ ban tư vấn hệ thống dữ liệu không gian The Consultative Committee for Space Data Systems (CCSDS). Các trạm không gian được thử nghiệm ban đầu sẽ là Interplanetary Overlay Network (ION) và IRTF's DTN2.
Đại Việt
Theo Zing
Robot đã biết đau đớn Hai nghiên cứu sinh của một trường đại học tại London vừa phát triển thành công hệ thống giúp robot cảm nhận sự đau đớn để tự cảnh giác, bảo vệ mình. Robot giúp ích trong việc phát hiện những tình huống có thể gây nguy hiểm cho con người. Nhưng việc chúng không cảm thấy đau đớn dẫn đến nguy cơ gặp...