Washington như ‘pháo đài thời chiến’ trước lễ nhậm chức của ông Joe Biden
Một tuần trước lễ nhậm chức của ông Joe Biden, trung tâm thủ đô Washington D.C trông không khác gì một thành phố đang chuẩn bị cho chiến tranh.
Lực lượng Vệ binh Quốc gia siết chặt an ninh tại khu vực tòa nhà Quốc hội ở Washington, Mỹ ngày 9/1/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Cả một khu vực rộng lớn của thủ đô bị phong tỏa, được vệ binh quốc gia tuần tra, kiểm soát nghiêm ngặt. Đó là một phần hiện thực trong kế hoạch tăng cường an ninh tại Washington, một chiến dịch củng cố an ninh ở cấp độ chưa từng thấy kể từ kỳ Nội chiến.
Trên 25.000 binh sĩ, nhân viên thực thi pháp luật, quân đội, tình báo đã được huy động để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh trước khi ông Biden lên tuyên thệ nhậm chức. Ngầm sau đó, rất nhiều đặc vụ, công tố viên, chuyên gia phân tích liên bang đang truy tìm, dõi theo âm mưu gây mất ổn định để đối phó với thách thức an ninh lớn nhất kể từ sau vụ khủng bố 11/9/2001.
“Chúng tôi quan ngại về nguy cơ bạo lực xuất hiện trong nhiều vụ biểu tình, tuần hành đã được lên kế hoạch, với địa điểm dự kiến là ở Washington, cũng như trụ sở cơ quan công quyền tại các tiểu bang trên khắp nước Mỹ trong những ngày tới”, Giám đốc Cục Điều tra Liên bang (FBI) Christoper Wray phát biểu tại cuộc họp báo ngắn hôm 14/1, đồng thời cho biết kể từ ngày 6/1, FBI đã xác định được trên 200 nghi phạm, bắt giữ 100 đối tượng.
Lễ nhậm chức luôn là sự kiện quan trọng, với cấp độ bảo đảm an ninh ở mức cao nhất. Nhưng các cơ quan thực thi pháp luật Mỹ còn phải đẩy mạnh chiến dịch bảo vệ hơn nữa sau vụ người biểu tình gây bạo loạn tại Điện Capitol hôm 6/1. Sở Mật vụ – đầu mối phụ trách an ninh cho lễ nhậm chức, đã kích hoạt trung tâm điều phối đa cơ quan, nhằm kết nối các đầu mối chuyên về an ninh, tình báo, cảnh sát cấp liên bang, bang và chính quyền sở tại.
Có đến hơn 20 cơ quan bảo đảm an ninh công được huy động cho sự kiện này, trong đó có lực lượng thực thi pháp luật, cứu hỏa, cứu thương, cứu hộ khẩn cấp. FBI cũng đang giữ vai trò điều phối chính đối với Lực lượng đặc trách chống khủng bố hỗn hợp (JTTF), nhằm chia sẻ tin tức tình báo và thông tin về nguy cơ đe dọa giữa các lực lượng đang hoạt động tại Washington D.C.
Bên cạnh việc gia cố an ninh tại Điện Capitol, chính quyền thành phố Washington D.C cũng đã đóng cửa một phần lớn các tuyến đường giao thông, ga tàu điện ngầm, điều chuyển hướng đi của các tuyến xe buýt. Khu Trung tâm Quốc gia (National Mall), một địa điểm truyền thống thường tập trung đông người trong lễ nhậm chức, nhiều khả năng cũng sẽ bị đóng cửa.
Video đang HOT
Ngoài Washington, FBI cũng đã thiết lập các cứ điểm chỉ huy tại tất cả các văn phòng đại diện đặt trên cả nước. FBI cũng khuyến khích quan chức cấp bang, địa phương chia sẻ thông tin tình báo mà họ nắm được về nguy cơ đe dọa. Các công ty cũng vào cuộc với lực lượng chức năng. Hãng hàng không Delta Air Lines ngừng chuyên chở vũ khí đến Washington hết ngày 20/1, ngoại trừ vũ khí của lực lượng thực thi pháp luật.
Một thách thức đặc trưng mà các cơ quan an ninh, cảnh sát, tình báo của Mỹ đang phải đối mặt là việc đe dọa đến chính từ các công dân Mỹ. Trong gần hai thập kỉ qua, các cơ quan này hướng trọng tâm, chiến dịch hoạt động vào việc truy lùng các phần tử khủng bố nước ngoài, một số rất ít phần tử bị tác động, cực đoan hóa do hoạt động tuyên truyền của chủ nghĩa khủng bố.
Nhưng vụ chiếm giữ tòa nhà Quốc hội vừa qua đã làm lộ một thực tế: Nguy cơ hiện hữu về một cuộc biểu tình bạo loạn, vũ lực của hàng nghìn công dân Mỹ, số bị kích động bạo lực bởi những chính sách chính trị đối nội và các chính trị gia Mỹ.
Trump sẽ kết thúc nhiệm kỳ thế nào?
Khi nhiệm kỳ của Trump sắp kết thúc, tính cách khó lường của ông để lại nhiều câu hỏi vẫn chưa được giải đáp trong những ngày tại nhiệm cuối cùng.
Câu hỏi đầu tiên được giới quan sát đặt ra là liệu Tổng thống sắp mãn nhiệm Donald Trump có mời Tổng thống đắc cử tới Nhà Trắng và trò chuyện trước lễ nhậm chức hay không?
Trump đã tuyên bố ông sẽ là lãnh đạo Mỹ đầu tiên trong hơn một thế kỷ không dự lễ nhậm chức của người kế nhiệm, nhưng ông có thể vẫn có những bước đi nhằm tránh "tuyệt giao" với Joe Biden.
Trump đã không gọi điện cho Biden để chuyển giao quyền lực hay mời ông tới Nhà Trắng sau khi đối thủ thắng cử. Thực tế, Trump đã không nói chuyện với Biden kể từ cuộc tranh luận cuối cùng của họ hồi tháng 10. Tuy nhiên, tuần trước, Nhà Trắng đã mời Biden nghỉ đêm 19/1 tại Nhà khách Blair để chuẩn bị cho lễ nhậm chức một ngày sau đó.
Các quan chức không hy vọng Trump sẽ mời Biden tới Nhà Trắng dự tiệc trà trước lễ nhậm chức theo truyền thống, nhưng cho rằng đây vẫn có thể là một khả năng. Họ cũng băn khoăn Trump sẽ viết những gì gửi người kế nhiệm trong bức thư theo thông lệ được để lại trong Phòng Bầu dục trước khi ông rời nhiệm sở.
Khi nào Trump rời Washington?
Theo truyền thống, lễ nhậm chức thường khép lại bằng việc tổng thống mãn nhiệm rời Đồi Capitol và lên một chiếc Không Lực Một bay tới bất kỳ nơi nào của nước Mỹ. Với việc Trump không dự lễ nhậm chức của Biden, giới chức Nhà Trắng cho hay ông vẫn chưa quyết định sẽ rời Nhà Trắng như thế nào và vào thời điểm nào để tới khu nghỉ dưỡng tại Palm Beach, Florida.
Tổng thống Donald Trump rời chuyên cơ khi đến sân bay quốc tế Valley ở Harlingen, Texas, hôm 12/1. Ảnh: AP .
Các phương án đang được xem xét bao gồm Trump sẽ rời Washington vào ngày 19/1, khi Biden dự kiến tới thủ đô, hoặc thậm chí rời đi vào sáng ngày nhậm chức, có thể là chỉ ít phút trước khi Biden tuyên thệ.
Liệu còn ai được ân xá?
Hồi cuối tháng 12, Tổng thống Mỹ đã ân xá cho một loạt cựu cố vấn và cộng sự, trong đó có cựu cố vấn an ninh quốc gia Michael Flynn, cựu chủ tịch chiến dịch tranh cử Paul Manafort và bố chồng của con gái Ivanka.
Trump đang cân nhắc thực hiện một đợt "bão ân xá" và khoan hồng cuối cùng. Khi Trump tiếp tục đối mặt với những thách thức pháp lý, viễn cảnh ông có thể cố gắng tự ân xá cho mình hay các thành viên gia đình và trợ lý cấp cao vẫn là một đề tài thảo luận nội bộ của Nhà Trắng.
Liệu Trump có cố "đánh bóng" di sản của mình?
Các tổng thống trước khi rời nhiệm sở thường tổ chức một loạt sự kiện nhằm làm nổi bật thành tích của họ với hy vọng được lưu danh vào sử sách. Ngoại trừ chuyến đi hôm 12/1 tới bức tường biên giới Mỹ - Mexico, Trump đã từ chối các cơ hội để khuếch trương những thành tích của chính quyền mình.
Các trợ lý cho biết Trump hiện không có kế hoạch phát biểu từ biệt hay trả lời câu hỏi từ báo chí lần cuối, cũng như không có bất kỳ sự kiện công khai nào được xác nhận trên lịch trình của ông trong những ngày cuối nhiệm kỳ.
Trump sẽ xử lý nguy cơ bạo lực liên quan lễ nhậm chức thế nào?
FBI cảnh báo về nguy cơ xảy ra biểu tình có vũ trang tại tất cả 50 bang và thủ đô Washington trước lễ nhậm chức của Biden. Sau khi bị xem xét bãi nhiệm lần hai vì kích động vụ bạo loạn ở Đồi Capitol tuần trước, Trump đã lên án những hành vi bạo lực là do người ủng hộ mình gây ra.
Với lực lượng hành pháp và Vệ binh Quốc gia được đặt trong tình trạng báo động cao ở Washington và khắp cả nước, dư luận sẽ rất chú ý tới các thông điệp vào những giờ khắc cuối cùng của Trump, để xem ông có bất kỳ động thái kích động nào không.
Trump sẽ làm gì sau khi rời Nhà Trắng?
Trump vẫn chưa vạch ra kế hoạch hậu Nhà Trắng cho mình, từ việc thành lập một văn phòng đến chọn địa điểm làm thư viện tổng thống. Ông chỉ để ngỏ khả năng ra tranh cử tổng thống lần nữa vào năm 2024, nhưng Thượng viện có thể sớm chặn đứng viễn cảnh này vào tuần tới khi bắt đầu phiên tòa luận tội Trump lần hai. Nếu bị kết tội, Trump có thể bị Thượng viện cấm chạy đua vào chính quyền liên bang và thậm chí bị tước lương hưu.
Vệ binh Quốc gia bảo vệ Đồi Capitol được quyền nổ súng 20.000 Vệ binh Quốc gia bảo vệ Đồi Captiol được phép mang vũ khí và sử dụng vũ lực gây sát thương để đối phó với biểu tình bạo lực. "Từ ngày 12/1, lực lượng Vệ binh Quốc gia được quyền mang theo vũ khí để hỗ trợ cảnh sát quốc hội để bảo vệ Đồi Capitol và các nghị sĩ cùng nhân...