Washington kế hoạch bố trí tên lửa tầm trung ở châu Á, Trung Quốc dọa trả đũa
Trung Quốc kêu gọi mở rộng hợp tác an ninh tại châu Á- Thái Bình Dương và phản đối kế hoạch triển khai tên lửa tầm trung của Mỹ tại khu vực này.
Hợp tác an ninh trong khu vực châu Á- Thái Bình Dương cần được minh bạch và có sự tham gia của các nước liên quan, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa tuyên bố tại Diễn đàn an ninh Tương Sơn tại thủ đô Bắc Kinh hôm 21/10.
Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa. (Ảnh: TASS)
“ Hợp tác an ninh ở khu vực châu Á- Thái Bình Dương cần được mở rộng và minh bạch. Chúng tôi phản đối mạnh mẽ việc theo đuổi chiến lược an ninh bá quyền, cũng như nỗ lực triển khai tên lửa tầm trung ở châu Á – Thái Bình Dương và tạo ra các liên minh quân sự chống lại các quốc gia khác trong khu vực“.
“ Điều này chỉ có thể gây tác động tiêu cực đến an ninh và làm mất ổn định tại khu vực“, người đứng đầu Bộ Quốc phòng Trung Quốc khẳng định.
Phát biểu của ông Ngụy Phượng Hòa được nêu ra, trong bối cảnh hồi tháng 7, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết, không loại trừ khả năng Washington sẽ triển khai các tên lửa tầm trung mới ở châu Á. Phát biểu của ông Pompeo đưa ra trong một cuộc phỏng vấn với Fox News, sau khi Mỹ chính thức rời bỏ Hiệp ước cắt giảm tên lửa tầm trung (INF).
Video đang HOT
Tháng 8/2019, Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ về kiểm soát vũ khí và an ninh quốc tế Andrea Thompson cho biết thêm, Washington đang thảo luận về khả năng bổ trí tên lửa tầm trung ở châu Á-Thái Bình Dương với các đồng minh trong khu vực.
Đáp trả lại tuyên bố này, Bộ Ngoại giao Quốc sau đó nhấn mạnh, trong trường hợp Mỹ triển khai tên lửa tầm trung ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, Bắc Kinh sẽ có biện pháp trả đũa thích hợp. Bộ Ngoại giao nước này cũng cảnh báo các quốc gia trong khu vực cho phép của Mỹ triển khai hệ thống tên lửa tầm trung, đặc biệt là các nước Australia, Hàn Quốc và Nhật Bản.
Trung Quốc phản đối mạnh mẽ kế hoạch triển khai tên lửa tầm trung của Mỹ ở châu Á – Thái Bình Dương.
Diễn đàn an ninh Tương Sơn lần thứ 9 được tổ chức tại thủ đô Bắc Kinh (Trung Quốc) từ ngày 20 đến 22/10. Năm nay, diễn đàn an ninh có nội dung chủ yếu là “Duy trì trật tự quốc tế và xây dựng hòa bình ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương”. Có 23 Bộ trưởng Quốc phòng và 6 tổng tham mưu trưởng các nước trong khu vực tham dự diễn đàn đa phương này. Ngoài ra, có hàng trăm chuyên gia quân sự và nhà khoa học uy tín từ hơn 100 quốc gia cũng tham gia sự kiện.
Diễn đàn an ninh Tương Sơn do Bộ Quốc phòng Trung Quốc, Hiệp hội Khoa học Quân sự và Hiệp hội Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế của Trung Quốc phối hợp đăng cai tổ chức. Năm 2006, Diễn đàn an ninh Tương Sơn đầu tiên được diễn ra, sau đó được tổ chức 2 năm một lần. Từ năm 2015, diễn đàn an ninh quốc tế này được tổ chức hàng năm tại Bắc Kinh.
(Nguồn: TASS)
MINH TUẤN
Theo VTC
Đáp trả Mỹ, Nga tuyên bố phát triển tên lửa mới
Tổng thống Putin khẳng định việc Mỹ triển khai tên lửa tầm trung ở châu Á có thể ảnh hưởng đến Nga và đe dọa an ninh toàn cầu.
Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố, Nga sẽ chế tạo ra các tên lửa tầm trung, bởi Mỹ hiện đang sở hữu loại vũ khí tương tự. Phát biểu tại phiên họp Hội đồng Nguyên thủ các quốc gia CIS ở Ashgabat (Turkmenistan), nhà lãnh đạo Nga nói rõ rằng, ông đã phát đi thông điệp tương tự đến " lãnh đạo của nhiều quốc gia".
Tổng thống Putin tuyên bố phát triển tên lửa mới đáp trả Mỹ. (Ảnh: RIA)
Ông Putin cũng cho biết thêm, Nga hiện đang rất quan ngại về kế hoạch triển khai tên lửa tầm trung và tầm ngắn của Washington tại khu vực châu Á. Theo nhà lãnh đạo Nga, Lầu Năm Góc đã chính thức tuyên bố về việc triển khai tên lửa và đang đàm phán với Nhật Bản và Hàn Quốc. " Mọi người đều rõ ai là mục tiêu số một trong trường hợp này. Điều này khiến chúng tôi quan ngại, bởi nó cũng liên quan đến chúng tôi", - ông Putin nói.
Tổng thống Nga lưu ý rằng, còn cần phải xem tên lửa sẽ được thiết lập chính xác ở đâu, nhưng rõ ràng là chúng đủ tầm vươn tới lãnh thổ Nga, và điều này " không những không cải thiện, mà còn làm xấu đi tình hình an ninh toàn cầu".
Sự không chắc chắn xung quanh việc gia hạn Hiệp ước Cắt giảm Vũ khí Chiến lược (START-3) đang làm tăng thêm nguy cơ về một vòng xoáy mới trong cuộc chạy đua vũ trang. Điều này, theo nhà lãnh đạo Nga, là " rất tệ".
Hiệp ước Lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) giữa Nga và Mỹ hết hiệu lực vào ngày 2/8. Mỹ tuyên bố rút khỏi Hiệp ước với lý do Nga không tuân thủ các điều khoản thỏa thuận. Sau khi Hiệp ước INF đổ vỡ, Lầu Năm Góc ngay lập tức tuyên bố phát triển tên lửa phi hạt nhân mới với tầm bay lên tới 500 km.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper khẳng định mong muốn triển khai tên lửa mặt đất tầm trung đến châu Á trong vài tháng tới.
(Nguồn: TASS)
VĂN ĐỨC
Theo VTC
Trung Quốc tố Mỹ cố tình rút khỏi hiệp ước INF để 'đánh' Bắc Kinh Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 8/6 đã có những bình luận phản hồi trước phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Epser rằng ông muốn huy động tên lửa tầm trung đến các địa điểm ở châu Á - Thái Bình Dương trong vài tháng tới. Tuyên bố của ông Esper được đưa ra ngay sau khi Mỹ rút lui...