Washington đóng cửa, dân New York đi làm sau bão tuyết
Một số cơ quan chính quyền liên bang và địa phương ở Washington DC phải đóng cửa ngày 25/1, trong khi người dân New York đi làm lại sau khi trải qua đợt bão tuyết nghiêm trọng.
Người dân ở New York dọn tuyết phủ dày trên ôtô.
Vùng Manhattan ở New York vào ngày 24/1 đã đón nắng mặt trời trở lại sau những ngày âm u lạnh giá vì bão tuyết. Người dân kéo ra đường vui đùa dưới nắng ấm, tranh thủ dọn tuyết phủ lấp ôtô, xem nhạc kịch Broadway, và chuẩn bị đi làm trở lại trong ngày đầu tuần kế tiếp.
Trong khi đó, lệnh cấm giao thông ở Washington vẫn còn hiệu lực. Toàn bộ hệ thống vận chuyển công cộng chưa hoạt động lại trong ngày 25/1. Các cơ quan chính phủ liên bang ở Washington sẽ không làm việc trong ngày 25/1. Một số trường học và cơ quan chính quyền địa phương cũng đóng cửa vào ngày này.
Đài ABC cho biết, đến sáng 25/1 (giờ Hà Nội), ít nhất 29 người ở Mỹ đã thiệt mạng do các tai nạn liên quan đến bão tuyết, như lái xe và gặp tai nạn, hoặc đột quỵ vì đau tim trong lúc dọn tuyết. Những trường hợp tử vong xảy ra ở các bang Bờ Đông như Delaware, Kentucky, Maryland, New Jersey, New York… và Washington DC.
Washington vẫn “tê liệt”
Cơ quan Khí tượng Quốc gia Mỹ cho biết, lượng tuyết ở khu vực Sở thú quốc gia tại thủ đô Washington DC dày 57 cm.
Video đang HOT
Nhiều sân bay lớn, các tuyến xe buýt và tàu điện ngầm hoàn toàn ngưng vận hành trong suốt ngày 24/1. Một số tuyến tàu điện chỉ hoạt động hạn chế vào sáng 25/1. Thị trưởng Washington Muriel Bowser trước đó đã xin lỗi trước dân chúng vì việc giao thông gián đoạn do bão tuyết.
Tuyết rơi dày xung quanh Nhà Trắng
Các trường học công ở khu vực Washington DC và Baltimore sẽ không đón học sinh trong ngày 25/1. Tất cả các cơ quan chính phủ liên bang tạm ngưng hoạt động, Hạ viện Mỹ hoãn một cuộc bỏ phiếu cho đến ngày 1/2, trong khi Bộ Quốc phòng Mỹ hủy tất cả những sự kiện vào khoảng thời gian này.
Nhịp sống bình thường ở New York sau bão tuyết
Trận bão tuyết tràn vào Bờ Đông nước Mỹ cuối tuần qua là đợt bão lớn thứ 2 trong lịch sử của thành phố New York. Cơ quan Khí tượng Quốc gia cho biết, lượng tuyết dày tích tụ trong những ngày qua dày đến 68 cm tại công viên Central Park vào ngày 23/1, chỉ thấp hơn một chút so với mức kỷ lục 68,3 cm hồi năm 2006.
Đến 19h ngày 24/1, Thống đốc bang New York Andrew Cuomo đã dỡ bỏ lệnh cấm lưu thông ở khu vực thành phố New York. Các tuyến xe buýt và tàu điện ngầm đã hoạt động trở lại cùng ngày.
Người phát ngôn Sàn giao dịch chứng khoán New York cho biết thị trường sẽ mở cửa như bình thường vào ngày 25/1, các trường học cũng hoạt động trở lại.
Minh Anh
Theo Zing News
Bão tuyết, giá rét kỷ lục ở nhiều nước
Miền đông nước Mỹ tiếp tục tê liệt vì bão tuyết, trong khi đợt giá rét kỷ lục hoành hành tại khu vực Đông Á.
Nước nóng tung lên trời lập tức đóng băng ở Cáp Nhĩ Tân, Trung Quốc - Ảnh: Sina
Tính đến ngày 24.1, đã có ít nhất 19 người chết, 10.000 chuyến bay bị hủy và hơn 200.000 người sống trong cảnh mất điện do bão tuyết cực kỳ nghiêm trọng tấn công bờ đông nước Mỹ trong những ngày cuối tuần.
Theo AP, nhiều khu vực ở thủ đô Washington D.C bị tuyết phủ dày tới 76 cm, vượt mức kỷ lục 71 cm được ghi nhận vào năm 1922; trong khi một số vùng nông thôn thuộc bang Tây Virginia chìm trong lớp tuyết 101 cm. Trong hôm qua 24.1, thủ đô nước Mỹ và TP.New York trở thành những "thị trấn ma" khi trên đường phố chỉ có vài bóng người lầm lũi đi trong quang cảnh trắng xóa mịt mờ vì tuyết. Ngoài ra, nhiều thị trấn ven biển thuộc các bang New Jersey, Delaware và Maryland bị ngập nặng.
Bên cạnh đó, miền nam bang Alaska lại hứng trận động đất mạnh 6,8 độ Richter vào khoảng 1 giờ 30 phút sáng 24.1 (giờ địa phương). Nhiều người ở Anchorage, thành phố đông dân nhất bang, cho hay họ cảm nhận rung lắc rất mạnh và kéo dài. Hiện chưa có thông tin về thương vong và thiệt hại nhưng động đất đã khiến 4.900 người bị cắt điện tạm thời, theo AFP.
Cũng trong ngày 24.1, bên cạnh Việt Nam đang hứng đợt "siêu rét", nhiều nước khác trong khu vực cũng bị ảnh hưởng nặng nề bởi đợt giá rét kỷ lục. Theo Yonhap, nhiệt độ ở thủ đô Seoul của Hàn Quốc hạ xuống -18 độ C, mức thấp nhất từ năm 2001 trong khi đảo Jeju hứng tuyết rơi dày đặc. Giới chức buộc phải đóng cửa đường băng ở Jeju cho đến 9 giờ sáng 25.1 (giờ địa phương), khiến hàng chục ngàn người mắc kẹt do hơn 560 chuyến bay đến và đi từ Jeju trong ngày 24.1 và 60 chuyến vào sáng 25.1 đã bị hủy.
So với Seoul, nhiệt độ ở thủ đô Bình Nhưỡng của CHDCND Triều Tiên còn thấp hơn, ở mức -19 độ C. Giới chức Triều Tiên đã ban hành cảnh báo giá rét và khuyến cáo người dân thực hiện những biện pháp chăm sóc đặc biệt để tránh bị thương tổn.
Tầm nhìn mờ mịt vì tuyết tại thủ đô Washington D.C - Ảnh: AFP
Tại Nhật Bản, các hãng hàng không hủy nhiều chuyến bay ở miền tây và miền trung trong khi đường sá đóng băng đã khiến hàng chục xe tông vào nhau tại tỉnh Fukuoka vào khuya 23.1, khiến 2 người bị thương. Hiện nay, tại thị trấn Kitahiroshima ở miền tây Nhật ghi nhận tuyết rơi dày kỷ lục 142 cm; còn nhóm đảo Amami ở đông nam nước này lần đầu tiên hứng tuyết trong 115 năm qua, theo Kyodo News.
Trong khi đó, Trung tâm khí tượng quốc gia Trung Quốc (NMC) nâng báo động lên mức cam, cao thứ hai trong thang báo động giá rét, theo Tân Hoa xã. Nhiệt độ trung bình ở thủ đô Bắc Kinh vào khoảng -17 độ C, nhiệt độ trong gió khoảng -23 độ C. NMC dự báo nhiệt độ ở các khu vực thuộc trung và hạ lưu sông Dương Tử có thể giảm còn -12 độ C từ ngày 24 đến 25.1 trong khi các khu vực phía bắc vẫn ở mức từ -40 độ C trở xuống.
Văn Khoa
Theo Thanhnien
Bờ đông nước Mỹ tê liệt vì bão tuyết Hơn 50 triệu người bị ảnh hưởng khi khu vực phía đông nước Mỹ hứng trận bão tuyết được dự báo là lớn nhất trong gần 100 năm qua. Tuyết phủ kín đường phố xung quanh trụ sở quốc hội Mỹ ngày 21.1 (giờ địa phương) - Ảnh: AFP Tờ The Guardian hôm qua 22.1 đưa tin một cơn bão tuyết cực lớn...