Washington đòi cải tổ phe nổi dậy Syria
Mỹ đang muốn mở rộng Hội đồng Dân tộc Syria (SNC) thành một lực lượng đoàn kết và được tổ chức chặt chẽ hơn, để trở thành đại diện chính thức của phe đối lập.
Khủng hoảng Syria vẫn chưa có lối thoát – Ảnh: AFP
Mỹ đang muốn mở rộng Hội đồng Dân tộc Syria (SNC) thành một lực lượng đoàn kết và được tổ chức chặt chẽ hơn, để trở thành đại diện chính thức của phe đối lập.
Video đang HOT
Ngày 1.11, AFP dẫn lời Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton nhận định: “Nhiều thông tin cho thấy thực tế đáng lo ngại là một số nhóm Hồi giáo cực đoan đang muốn lợi dụng khủng hoảng chính trị để tăng cường hoạt động tại Syria.
Vì thế, Mỹ cùng EU và Liên đoàn Ả Rập muốn giúp các nhóm đối lập liên kết lại để có chiến lược chống Damascus hiệu quả hơn, chuẩn bị cho giai đoạn chuyển giao quyền lực”. Theo bà Clinton, tổ chức đại diện và lãnh đạo phe đối lập phải gồm thành viên của nhiều nhóm đối lập trong và ngoài Syria, chứ không chỉ riêng SNC như hiện nay. Khi đó, tổ chức này mới đủ tầm ảnh hưởng để quy tụ dân chúng và hoạt động trên khắp Syria.
Tuyên bố của Ngoại trưởng Mỹ được đưa ra gần như cùng thời điểm với việc nhiều nhóm đối lập Syria, bao gồm SNC, lực lượng Quân đội Syria tự do (FSA) tổ chức hội đàm tại Thổ Nhĩ Kỳ. Những nhóm này kêu gọi thành lập chính quyền lưu vong để cải thiện hình ảnh của phe nổi dậy, đang bị xem là rất mất đoàn kết, đồng thời tăng cường sự ủng hộ của các nước khác.
Theo TNO
Chính phủ Thái Lan sẽ điều trần bất tín nhiệm
Ngày 28.10, thủ lĩnh Đảng Dân chủ Thái Lan Abhisit Vejjajiva cho biết, cuộc điều trần bất tín nhiệm đối với chính phủ của bà Yingluck Shinawatra vẫn sẽ được thực hiện vào ngày 26-27.11, và cuộc bỏ phiếu sẽ diễn ra một ngày sau đó, dù cuộc cải tổ Nội các Thái Lan vừa diễn ra.
Hàng ngàn người biểu tình chống chính phủ ở thủ đô Bangkok hôm chủ nhật (28.10).
Các vấn đề được đưa ra điều trần liên quan đến chương trình trợ giá gạo, các dự án phòng, chống lũ lụt và chính sách lương tối thiểu 300 baht/ngày (31 baht = 1USD) cho lao động phổ thông. Phe đối lập cho rằng chính sách lương tối thiểu đang được áp dụng thử nghiệm ở 7 tỉnh và dự kiến sẽ phổ biến trên toàn Thái Lan vào năm tới, có tác động xấu tới hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Cuộc thăm dò được thực hiện với gần 1.200 người ở tất cả các khu vực trên cả nước cho thấy, có 42,3% ủng hộ việc điều trần chương trình trợ giá gạo. Tiếp theo là vấn đề giá cả sinh hoạt tăng cao - có 41,1% ủng hộ. Mối quan tâm tới vấn đề kiểm soát lũ lụt và quản lý nguồn nước đã giảm đi - chỉ 30,4% muốn điều trần.
Cách đây hơn 1 năm, khi nhậm chức thủ tướng, cái tên Yingluck Shinawatra khiến nhiều người không khỏi lo ngại về khả năng lãnh đạo đất nước Thái Lan đang "rối như tơ vò". Thế nhưng hơn một năm qua, trên cương vị thủ tướng - đặc biệt là nữ thủ tướng và là em gái của người tiền nhiệm - nhân vật trung tâm cho tình trạng bất ổn chính trị kéo dài tại Thái Lan, bà Yingluck Shinawatra giờ đây có thể hoàn toàn tự hào, bởi lần đầu tiên sau 6 năm, đất nước đã có được một khoảng thời gian khá ổn định.
Bằng sự khéo léo và tài thuyết phục, đồng thời tiếp tục thực hiện các cam kết, như: Cung cấp máy tính bảng cho học sinh, cấp thẻ tín dụng và trợ giá mua gạo cho nông dân, miễn thuế cho những người mua nhà và ôtô lần đầu, tăng đáng kể mức lương tối thiểu..., bà Yingluck đã duy trì được sự ủng hộ của tầng lớp dân nghèo, làm dịu sự chống đối và lôi kéo sự ủng hộ từ những người dân trung lưu, thành thị. Đặc biệt, bà Yingluck còn làm hạ nhiệt được "những cái đầu nóng" của phe quân đội, tòa án - những thế lực nắm quyền lực thực sự tại Thái Lan.
Thế nhưng một số sơ hở về kinh nghiệm của bà Yingluck đã bộc lộ. Hồi cuối 2011, khi thủ đô Bangkok và một số tỉnh bị nước lũ tràn về gây ngập lụt nghiêm trọng, Chính phủ Thái Lan đã phản ứng chậm chạp và lúng túng. Thậm chí, đã bắt đầu có một số ý kiến gay gắt cho rằng bà Yingluck chỉ là người đang thực hiện những chỉ đạo từ xa của anh trai.
Về mặt kinh tế, những lời hứa của Đảng Puea Thai khi tranh cử - đặc biệt là hứa tăng lương tối thiểu, cùng các chính sách kinh tế của bà Yingluck đưa ra đang gây nên lo ngại sẽ tạo nên một sự bùng nổ về đầu tư và chi tiêu tiêu dùng tại Thái Lan, dẫn đến nợ công cao, sự đình trệ các cải cách kinh tế, đồng thời làm lạm phát gia tăng...
Tất cả những điều đó đang phần nào làm mất uy tín và gây ra sự phản đối nhằm vào nội các của nữ thủ tướng. Điển hình mới đây nhất ngày 28.10, hàng nghìn người đã tập trung tại thủ đô Bangkok biểu tình chống chính phủ, với cáo buộc Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra là "con rối" của anh trai - cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra.
Trước tình hình đó, một cuộc điều trần bất tín nhiệm là điều không thể tránh khỏi, nhưng tuy nhiên, chính phủ của bà Yingluck Shinawatra đã sẵn sàng.
Ngày 28.10, Quốc vương Thái Lan Bhumibol Aduladej phê chuẩn danh sách nội các cải tổ, do Thủ tướng Yingluck Shinawatra đứng đầu. Theo danh sách, có 20 thành viên trong nội các hiện nay thôi không giữ các chức vụ và có 23 vị trí được bổ nhiệm mới trong nội các lần này. Đáng chú ý có ông Yuthasak Sasiprapha thôi không giữ chức phó thủ tướng. Còn trong 23 vị trí được bổ nhiệm mới, có 3 vị trí phó thủ tướng, trong đó ông Suraphong Tovichakchaikul, đang là Bộ trưởng Ngoại giao Thái Lan. Đây là lần thứ hai bà Yingluck Shinawatra tiến hành cải tổ nội các, sau khi trúng cử thủ tướng và thành lập Chính phủ ngày 9.8.2011.
Theo laodong
Cục diện quân đội Trung Quốc sau cải tổ Quân đội Trung Quốc - Ảnh: AFP Hàng ngũ lãnh đạo thuộc bốn tổng cục của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) đã chính thức được công bố hôm 25.10, thể hiện sự cân bằng quyền lực giữa ba phe phái quyền lực Trung Quốc và bảy quân khu. Bộ Quốc phòng Trung Quốc đã thông báo việc bổ nhiệm người...