Washington dỡ bỏ lệnh cấm tàu chiến New Zealand thăm Mỹ
Bộ trưởng Leon Panetta (trái) cùng người đồng cấp New Zealand Jonathan Coleman tại Auckland ngày 21.9 – Ảnh: AFP
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta ngày 21.9 tuyên bố Washington vừa dỡ bỏ lệnh cấm (từ thập niên 1980) tàu chiến New Zealand thăm các cảng và căn cứ Mỹ.
Ông Panetta nhấn mạnh sự thay đổi nói trên sẽ cho phép người đứng đầu Lầu Năm Góc hậu thuẫn các chuyến thăm của tàu New Zealand tới các cơ sở tuần duyên, quân sự của Mỹ, theo hãng tin AFP.
Mỹ ban hành lệnh cấm này khi Hiệp ước an ninh Mỹ-Úc-New Zealand (ANZUS) bị trì hoãn vào năm 1986, giữa lúc Wellington quan ngại về các cuộc thử hạt nhân của Pháp ở Nam Thái Bình Dương và chính sách ngoại giao của Washington khi đó.
Ông Panetta còn tuyên bố những hạn chế về tập trận và cuộc gặp quân sự hai bên cũng đã được hủy bỏ, đồng thời khẳng định những thay đổi này đánh dấu một chương mới trong quan hệ Washington-Wellington.
Bộ trưởng Panetta đưa ra các tuyên bố trên trong cuộc họp báo cùng người đồng cấp Jonathan Coleman tại thành phố Auckland của New Zealand. Đây là chuyến thăm đầu tiên của một bộ trưởng Quốc phòng Mỹ tới New Zealand trong vòng 30 năm qua.
Mỹ cải thiện quan hệ với New Zealand giữa lúc chính quyền Tổng thống Barack Obama đang đẩy mạnh tăng cường quan hệ quân sự với các nước trong khu vực, vốn được cho là nhằm ứng phó sức mạnh đang lên của Trung Quốc.
Theo TNO
Quan hệ NhậtBản - Trung Quốc tiếp tục căng thẳng
Mối quan hệ Trung - Nhật tiếp tục căng thẳng khi ngày 18-9, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt dọa "hành động thêm" để giải quyết tranh chấp lãnh thổ với Nhật Bản trên biển Hoa Đông.
Quần đảo Senkaku/Điếu Ngư - tâm điểm tranh chấp giữa Nhật Bản và Trung Quốc
Phát biểu trong cuộc họp báo chung với người đồng cấp Mỹ Leon Panetta đang ở thăm nước này, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc, Lương Quang Liệt cho biết, Bắc Kinh đang theo dõi chặt chẽ tình hình trên biển Hoa Đông và nước này có quyền "hành động thêm" để giải quyết tranh chấp lãnh thổ với Nhật Bản. Dù vậy, ông Lương Quang Liệt bày tỏ hy vọng bất đồng giữa hai nước sẽ được giải quyết thông qua con đường ngoại giao.
Trong khi đó, ông Leon Panetta kêu gọi hai nước bình tĩnh và kiềm chế, tránh làm tình hình thêm căng thẳng.
Cùng ngày, lực lượng Bảo vệ bờ biển Nhật Bản cho biết, 11 tàu công vụ Trung Quốc đã tiến gần vùng nước xung quanh quần đảo tranh chấp Senkaku (Trung Quốc gọi là Điếu Ngư) trên biển Hoa Đông. Theo lực lượng Bảo vệ bờ biển Nhật Bản, 3 tàu hải giám Trung Quốc đã vào vùng biển tranh chấp và lưu lại tại đây trong khoảng 40 phút. Trước đó, tàu tuần duyên Nhật Bản đã phát cảnh báo yêu cầu không được tiến vào biển nước này, tuy nhiên, thủy thủ trên tàu Trung Quốc nói rằng họ "đang thực thi pháp luật" tại vùng biển thuộc chủ quyền của Trung Quốc.
Chỉ vài giờ trước đó, 2 nhà hoạt động Nhật Bản cũng đã lưu lại vài giờ trên điểm nóng là quần đảo Senkaku. Đây là lần thứ 4 trong năm nay các nhà hoạt động Nhật Bản đặt chân lên quần đảo tranh chấp, vài tuần sau khi 7 nhà hoạt động Hồng Kông (Trung Quốc) tới hòn đảo trên, khiến mối quan hệ Trung - Nhật xấu đi nhanh chóng.
Trước đó 1 ngày, cảnh sát Nhật đã bắt giữ một thanh niên ném 2 quả lựu đạn khói vào tòa Lãnh sự quán Trung Quốc tại thành phố Fukuoka, phía Nam Nhật Bản. Theo hãng Kyodo, sau khi thực hiện vụ tấn công, đối tượng Yu Fujita, 21 tuổi, đã lợi dụng trời tối chạy trốn khỏi hiện trường. Nhưng sau đó vài giờ, Fujita đã tới đồn cảnh sát đầu thú. Theo Fujita, anh ta thực hiện vụ tấn công trên vì cảm thấy bị xúc phạm bởi các cuộc bạo động với hành vi phá hoại các nhà hàng, doanh nghiệp của Nhật Bản tại Trung Quốc.
Liên quan đến các cuộc biểu tình chống Nhật lan rộng tại Trung Quốc, nhà chức trách Trung Quốc kêu gọi người dân của mình thể hiện "tình cảm yêu nước" một cách kiềm chế và trong khuôn khổ luật pháp.
Theo ANTD
Trung Quốc phản đối Nhật Bản bắt người tại đảo tranh chấp Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc lên tiếng yêu cầu Nhật Bản lập tức trả tự do cho nhóm người này. Như tin đã đưa, ngày 15/8, cảnh sát biển Nhật Bản đã bắt giữ 14 nhà hoạt động đến từ Hongkong (Trung Quốc) do xâm nhập trái phép khu vực chuỗi đảo Senkaku/Điếu Ngư đang có tranh chấp giữa Nhật Bản và...