Washington ‘báo động’ khi để Trung Quốc vượt về số bệ phóng ICBM
Giới nghị sĩ Đảng Cộng hòa gia tăng nỗ lực đòi mở rộng kho vũ khí hạt nhân của Mỹ khi Bộ Tư lệnh Chiến lược báo cáo Trung Quốc đã vượt Mỹ về số bệ phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa.
Tên lửa đạn đạo liên lục địa có thể mang đầu đạn hạt nhân DF-41 của Trung Quốc tham gia diễu binh tại Bắc Kinh ngày 1/10/2019. Ảnh: AFP/Getty Images
Trung Quốc hiện có nhiều bệ phóng Tên lửa Đạn đạo Liên lục địa (ICBM) hơn Mỹ – theo một báo cáo gửi Quốc hội từ Bộ Tư lệnh Chiến lược Mỹ (STRATCOM), cũng là cơ quan giám sát kho vũ khí hạt nhân của Washington.
Thông báo từ STRATCOM – nêu bật những tiến bộ nhanh chóng của Trung Quốc trong chương trình hiện đại hóa hạt nhân của nước này trong những năm gần đây – đã khiến các đảng viên Cộng hòa trong quốc hội kêu gọi Mỹ cần đạt được “số lượng lớn hơn và khả năng mới” trong kho vũ khí hạt nhân.
“Không phải là quá khi nói rằng chương trình hiện đại hóa hạt nhân của Trung Quốc đang tiến triển nhanh hơn mức mà hầu hết mọi người tin là có thể”, các nhà lãnh đạo đảng Cộng hòa tại Ủy ban Quân vụ Hạ viện và các ủy ban lực lượng chiến lược cho biết trong một tuyên bố chung. “Chúng ta không có thời gian để lãng phí trong việc điều chỉnh tư thế lực lượng hạt nhân của mình để ngăn chặn cả Nga và Trung Quốc.”
Chủ tịch Ủy ban Quân vụ Hạ viện Mike Rogers, người đưa ra tuyên bố nói trên cùng với Thượng nghị sĩ Roger Wicker, Deb Fischer, và Doug Lamborn, trước đây từng chỉ ra rằng, hiện đại hóa hạt nhân của Mỹ răn đe Trung Quốc, Nga và Triều Tiên là một trong những ưu tiên của ông trong năm nay.
Hạ nghị sĩ Dân chủ Adam Smith, thành viên hàng đầu trong Ủy ban Quân vụ Hạ viện, cảnh báo rằng các bệ phóng ICBM chỉ là một thước đo trong việc đo lường sự mở rộng hạt nhân.
Video đang HOT
Ông Smith nói với Defense News: “Chúng tai cần hiểu vấn đề chi tiết hơn một chút trước khi tìm ra cách ứng phó. Các bệ phóng là một chuyện. Kho hạt nhân liên quan đến nhiều thứ hơn là chỉ bệ phóng. Vì vậy, tôi nghĩ chúng ta cần có một tầm nhìn tổng thể hơn.”
STRATCOM được yêu cầu thông báo cho Quốc hội nếu Trung Quốc vượt qua Mỹ trong một số thành tố của chương trình hạt nhân, bao gồm cả số lượng bệ phóng ICBM. Cơ quan này đã cung cấp cho Quốc hội Mỹ một thông bảo mật vào tháng 11 năm ngoái, dẫn đến ý kiến phản đối từ các nghị sĩ Cộng hòa, yêu cầu họ được tiếp cận một báo cáo không bảo mật.
Tên lửa đạn đạo liên lục địa Minuteman III của Mỹ được phóng từ hầm silo.
Thông báo không bảo mật của STRATCOM không tiết lộ số lượng bệ phóng mà Trung Quốc sở hữu, nhưng lưu ý rằng họ đã cung cấp cho Quốc hội các bản cập nhật bảo mật có bổ sung chi tiết.
Mỹ hiện sở hữu 450 bệ phóng ICBM. Báo cáo sức mạnh quân sự Trung Quốc năm 2022 của Lầu Năm Góc lưu ý rằng Bắc Kinh có khoảng 300 bệ phóng ICBM với lời cảnh báo rằng họ “dường như đang tăng gấp đôi số lượng bệ phóng trong một số đơn vị ICBM”.
Báo cáo cũng cho thấy kho dự trữ đầu đạn hạt nhân của Trung Quốc đã vượt qua con số 400 và dự đoán rằng “nước này có khả năng sẽ đưa vào kho dự trữ khoảng 1.500 đầu đạn vào thời điểm năm 2035″ nếu tiếp tục tốc độ mở rộng hạt nhân hiện tại.
Trong khi đó, kho dự trữ hạt nhân của Mỹ chứa 3.750 đầu đạn hạt nhân tính đến năm 2021, bao gồm 1.515 đầu đạn được triển khai trên các bệ phóng ICBM, bệ phóng tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm và máy bay ném bom hạng nặng.
Mỹ e ngại năng lực chế tạo vũ khí nhanh, rẻ của Trung Quốc
Henry Sokolski, Giám đốc điều hành Trung tâm Giáo dục Chính sách Không phổ biến vũ khí hạt nhân, cho rằng không nên “‘ăn miếng trả miếng’ ICBM với Trung Quốc”.
Ông Sokolski nói với Defense News: “Nếu mục tiêu là cạnh tranh với Trung Quốc, bạn muốn làm như vậy theo cách có đòn bẩy để có thể chiếm ưu thế. Nhưng giờ đây, Bắc Kinh có thể chế tạo nhiều hệ thống vũ khí hạt nhân nhanh hơn và rẻ hơn rất nhiều so với khả năng của chúng ta. Điều này có nghĩa là chúng ta sẽ phải cạnh tranh gay gắt hơn ở những nơi ta vẫn có lợi thế so sánh – chẳng hạn như trong không gian – để có khả năng tước đi khả năng chỉ huy và kiểm soát của Trung Quốc đối với các lực lượng quân sự lớn hơn bao giờ hết mà họ đang tập hợp”.
Chuyên gia này cũng lưu ý rằng Mỹ “nên tập trung vào việc làm cho các lực lượng hạt nhân hiện tại của chúng ta ít bị tổn thương hơn trước một cuộc tấn công đầu tiên có thể xảy ra.”
Đảng Cộng hòa hiện đang thúc đẩy việc bổ sung kho vũ khí hạt nhân của Mỹ bên cạnh những nỗ lực hiện đại hóa hạt nhân đang diễn ra.
Patty-Jane Geller, một nhà phân tích chính sách cấp cao về răn đe hạt nhân tại Tổ chức Di sản theo khuynh hướng bảo thủ, cũng nhận xét “Mỹ nên chuẩn bị cho sự mở rộng thậm chí còn lớn hơn trong những năm tới” và lưu ý rằng thông báo STRATCOM báo hiệu “ý định của Trung Quốc chạy đua để ngang bằng hạt nhân với Mỹ nếu không muốn nói là vượt trội.”
Chủ tịch Ủy ban về Trung Quốc tại Hạ viện Mỹ Mike Gallagher cho biết việc chính quyền cựu Tổng thống Trump rút khỏi Hiệp ước Lực lượng Hạt nhân Tầm trung với Nga (hay INF), có thể mở đường cho Mỹ triển khai các hệ thống tên lửa tầm xa phóng từ mặt đất ở Australia.
“Chúng ta có một cơ hội lớn để triển khai các hệ thống không tuân thủ INF”, ông Gallagher cho biết ngày 7/2 tại một phiên điều trần về Trung Quốc của Ủy ban Quân vụ Hạ viện.
Mỹ, Hàn Quốc 'chốt' thời điểm tập trận ứng phó mối đe dọa hạt nhân
Hàn Quốc thông báo sẽ cùng Mỹ tập trận ứng phó tình huống khẩn cấp vào tháng tới, nhằm sẵn sàng trước các mối đe dọa hạt nhân.
Triều Tiên đã thực hiện số vụ phóng tên lửa, kể cả tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) có khả năng chạm đến lãnh thổ Mỹ, cao bất thường hồi năm ngoái. Các quan chức Mỹ và Hàn Quốc cũng cảnh báo Bình Nhưỡng có thể đang chuẩn bị tiến hành vụ thử vũ khí hạt nhân đầu tiên kể từ năm 2017.
Washington và Seoul từng tiết lộ đang đàm phán để cải thiện việc lập kế hoạch và triển khai hạt nhân chung, đồng thời tăng cường chia sẻ thông tin và các cuộc tập trận chung.
"Chúng tôi đang lên kế hoạch tổ chức các cuộc tập trận ứng phó tình huống khẩn cấp vào tháng 2 dành cho các quan chức quốc phòng của hai nước, tập trung vào việc vận hành các phương tiện răn đe mở rộng theo kịch bản xảy ra tấn công hạt nhân của Triều Tiên", Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Lee Jong-sup phát biểu tại một cuộc họp báo hôm nay (11/1).
Reuters dẫn lời ông Lee nói, vào tháng 5, quân đội Mỹ và Hàn Quốc sẽ lần đầu tiên tổ chức riêng rẽ các cuộc tập trận ứng phó tình huống khẩn cấp "cụ thể và thực chất hơn nhiều" so với sự kiện dành cho các nhà hoạch định chính sách vào tháng 2.
Theo lãnh đạo Bộ Quốc phòng Hàn Quốc, hai nước đồng minh cũng sẽ mở rộng quy mô huấn luyện binh sĩ chung trên thực địa trong năm nay, bao gồm cả việc lần đầu tiên tổ chức các cuộc tập trận đổ bộ cấp sư đoàn. Ông tiết lộ thêm, để thúc đẩy khả năng tình báo và giám sát, Hàn Quốc dự định phóng vệ tinh do thám đầu tiên trong năm 2023 và 4 vệ tinh nữa vào năm 2025.
Phát biểu của ông Lee được đưa ra không lâu sau khi Bộ Quốc phòng và Bộ Ngoại giao Hàn Quốc tham gia cuộc họp báo cáo chính sách cho Tổng thống Yoon Suk-yeol hồi đầu năm mới. Cuộc họp tập trung vào cách thức tăng cường khả năng của đất nước nhằm chống lại các mối đe dọa tên lửa và hạt nhân đang gia tăng từ Triều Tiên.
Kịch tính bầu chọn Chủ tịch Hạ viện Mỹ Ngày đầu tiên của quốc hội khóa mới tại Mỹ đã trôi qua mà không có chủ tịch hạ viện khi ứng viên hàng đầu Kevin McCarthy không thể giành được số phiếu cần thiết để đắc cử sau 3 vòng bỏ phiếu ngày 3.1. Các hạ nghị sĩ sẽ nhóm họp trở lại vào trưa ngày 4.1 (giờ địa phương, rạng sáng...