Warren Buffett xin lỗi sau khi chuỗi quyết định đầu tư ’sai lầm’
Tại cuộc họp cổ đông thường niên của Berkshire, phù thủy đầu tư muốn nói lời xin lỗi sau khi quyết định bán tháo cổ phiếu Apple vào năm ngoái.
Ghi nhận từ cuộc học thường niên hôm 1/5, Bloomberg cho biết tỷ phú Warren Buffett đã thẳng thắn thừa nhận các quyết định chưa phù hợp tại cuộc họp cổ đông thường niên của Berkshire Hathaway diễn ra hôm 1/5.
Nhà đầu tư nổi tiếng thể hiện sự hối tiếc và muốn nói “xin lỗi” các cổ đông về việc bán đi các cổ phiếu Apple, nóng vội bán tháo cổ phiếu hàng không và vấp phải thất bại trong thương vụ đầu tư vào dự án chăm sóc sức khỏe đắt giá.
Nói về động thái rút danh mục đầu tư Apple vào năm ngoái, Buffet nói rằng “Đó có lẽ là một sai lầm”. Chủ tịch hội đồng quản trị Charlie Munger cũng có chung nhận định về vấn đề này trong cuộc họp trực tuyến.
Nhà đầu tư nổi tiếng nói lời “xin lỗi” trước các cổ đông sau các quyết định sai lầm, bán tháo cổ phiếu Apple và các cổ phiếu hàng không trong đại dịch. Ảnh: Bloomberg
“Phù thủy đầu tư” 90 tuổi gần đây gây chú ý khi liên tục vấp phải những thương vụ kém hiệu quả. Trong lá thư gửi các cổ đông hồi tháng 2, Warren phải giải trình về trách nhiệm “đáng kể” của bản thân khi chi quá nhiều cho hãng sản xuất phụ tùng máy bay Precision Castparts. Do đó, cuộc họp thường niên năm nay trước đó đã được dự báo sẽ là buổi thông báo về chuỗi các quyết định sai lầm của tập đoàn đầu tư bất chấp cú hồi phục mạnh mẽ trong thu nhập của hãng kể từ năm 2010.
Video đang HOT
James Armstrong, chủ tịch của Henry H. Armstrong Associates và hiện quản lý các cổ phiếu Berkshire nhận định “Ông ấy (Warren Buffett) cùng với Charlie đã thừa nhận sai lầm, và họ luôn chọn cách đối mặt. Bên cạnh đó, Buffett cũng hé lộ nhẹ nhàng rằng “hầu hết quỹ của Berkshire vẫn đang được đầu tư hiệu quả”.
Tại cuộc họp thường niên, nhà đầu tư nổi tiếng đối mặt với các câu hỏi về việc Berkshire đã không nắm bắt xu hướng khi thị trường suy thoái tạm thời hồi cuối tháng 3/2020 để mua vào cổ phiếu. Thay vào đó, tập đoàn tài chính này đã liên tục bán tháo các cổ phiếu hàng không ngay khi Mỹ đóng cửa lần đầu tiên và hạn chế đi lại. Tiếp đó, Berkshire đã hạ tỷ trọng nắm giữ các cổ phiếu ngân hàng vào cuối năm.
Ngay sau đó, các cổ phiếu của Delta Air Lines và Southwest Airlines mà tập đoàn này từng nắm giữ đã khởi sắc nhanh chóng, tăng hơn 45% từ cuối tháng 5/2020 cho đến hết năm đó.
Buffett cho biết “Rõ ràng đó không phải là thời điểm đáng nhớ trong lịch sử của Berkshire”, thừa nhận rằng sự phục hồi kinh tế nhờ các biện pháp kích thích kinh tế của chính phủ đã vượt kỳ vọng của hãng.
Buffett lý giải, ban đầu các hãng vận tải có thể sẽ không thể nhận được viện trợ liên bang nếu đang được quỹ lớn đầu tư. Do đó, nếu được thực hiện lại ông vẫn sẽ không đầu tư vào các hãng hàng không trước điều kiện hạn chế về đi lại.
Ngoài việc đặt cược vào các hãng khí đốt tự nhiên, Buffett không có thêm thương vụ nào đặc biệt trong bối cảnh các doanh nghiệp gặp áp lực khó khăn do đại dịch. Trong khi đó, chủ tịch Munger biện hộ rằng không nên áp đặt rằng bất kỳ nhà quản lý quỹ nào cũng có thể xác định được thời điểm hoàn hảo khi thị trường chạm đáy để rót vốn.
Một số thương vụ khác của Berkshire cũng không đạt kết quả khả quan. Ajit Jain, một phó chủ tịch điều hành về mảng hoạt động kinh doanh bảo hiểm cho hay, hãng bảo hiểm oto Geico đã chậm trễ trong việc áp dụng viễn thông, thiết bị trong việc theo dõi và chấm điểm tài xế. Buffett cũng nói về liên doanh chăm sóc sức khỏe của Berkshire với JPMorgan Chase và Amazon nhằm tấn công lĩnh vực y tế chi phí cao. Tuy nhiên, liên doanh đã phải đóng cửa trong năm nay khi nhà đầu tư thừa nhận các thách thức to lớn liên quan đến nhiều phía và chiếm quá nhiều vốn.
Cuối cùng, phù thủy đầu tư Buffett chỉ trích sự bùng nổ các SPAC – các thực thể kinh có mục đích đặc biệt. Chủ tịch Munger cũng quy kết tiền điện tử và ảnh hưởng tiêu cực của nó trong giao dịch bán lẻ. Cả hai cho rằng giới đầu tư đang đổ xô vào các quyết định đầu tư rủi ro như canh bạc mạo hiểm. “Điều này càng khiến cơn sốt giá (tiền điện tử) tăng mạnh đầy rủi ro”, Munger phát biểu.
Tỷ giá ngoại tệ ngày 19/4: Vàng lên cao, USD giảm sâu
Đồng USD tiếp tục giảm trong bối cảnh các nền kinh tế đang cố gắng hồi phục từ những tác động tiêu cực của đại dịch.
Chỉ số US Dollar Index (DXY), đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) đứng ở mức 91,54 điểm, giảm 0,17%.
Bộ Thương mại Mỹ báo cáo, doanh số bán lẻ của nền kinh tế lớn nhất thế giới phục hồi 9,8% trong tháng 3, tăng 27,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là mức tăng mạnh mẽ nhất ghi nhận được từ tháng 5/2020 và cao hơn nhiều so với có số 5,9% được dự báo.
Dữ liệu tháng 2 cũng được điều chỉnh cao hơn, chỉ giảm 2,7% thay vì 3% như báo cáo trước đó. Mức tăng của tháng 3 đã đẩy doanh số bán lẻ cao hơn 17,1% so với mức trước đại dịch.
Sau khi Goldman Sachs, JPMorgan Chase và Wells Fargo bắt đầu mùa báo cáo kết quả kinh doanh hôm 14/4 với kết quả bội thu, Bank of America và Citigroup cũng đưa ra quan điểm lạc quan về sự phục hồi kinh tế trong báo cáo của mình hôm thứ Năm.
Tỷ giá ngoại tệ
Trong khi đó, lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm chuẩn lần đầu tiên giảm xuống dưới 1,6% kể từ ngày 25/3.
Kazushige Kamiyama, người đứng đầu bộ phận hệ thống thanh toán của BOJ và là người phụ trách nghiên cứu tiền điện tử Nhật Bản cho biết: "Vị thế của đồng USD với tư cách là tiền tệ toàn cầu quan trọng sẽ không thay đổi dễ dàng như vậy. Trên thực tế, lợi thế của đồng USD có thể tăng cường hơn nữa nếu Mỹ đi liền với số hóa".
Một báo cáo vào đầu tuần này cho thấy, chính quyền Biden đang tăng cường giám sát tiến độ của Trung Quốc đối với đồng nhân dân tệ kỹ thuật số trong bối cảnh lo ngại rằng Trung Quốc có thể bắt đầu một nỗ lực dài hạn để thay thế đồng USD.
Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã đạt được một số tiến bộ như thúc đẩy giao dịch nhân dân tệ ra nước ngoài, giành được trạng thái tiền tệ dự trữ chính thức từ Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và giới thiệu các hợp đồng hàng hóa được định giá bằng đồng nhân dân tệ, nhưng đồng nhân dân tệ vẫn chỉ đóng vai trò nhỏ nhỏ trên trường toàn cầu, với 2% thị phần.
Ngày 16/4, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD ở mức: 23.196 đồng. Tỷ giá tham khảo tại Sở giao dịch NHNN hiện mua vào ở mức 23.125 đồng và bán ra ở mức 23.842 đồng.
Các ngân hàng thương mại giữ tỷ giá ngoại tệ đồng USD phổ biến ở mức 22.980 đồng (mua) và 23.160 đồng (bán).
Vietcombank niêm yết tỷ giá ở mức: 22.980 đồng/USD và 23.160 đồng/USD. Vietinbank: 22.967 đồng/USD và 23.167 đồng/USD. ACB: 22.990 đồng/USD và 23.150 đồng/USD.
Tỷ giá ngoại tệ ngày 12/4: USD vào đợt tăng giá mới Đồng USD tiếp tục tăng giá trong bối cảnh Fed cam kết duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng. Chỉ số US Dollar Index (DXY), đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) đứng ở mức 92,18 điểm, tăng 0,13%. Giám đốc điều hành JPMorgan Chase, Jamie Dimon, trong lá thư...