Warren Buffet lỗ nặng với xe giá rẻ Trung Quốc
BYD, hãng sản xuất ô tô Trung Quốc có cổ phần của tỷ phú Warren Buffett vừa công bố lợi nhuận dự tính giảm tới 98% trong năm nay. Ngay lập tức cổ phiếu của BYD đã giảm 7%, mức giảm lớn nhất kể từ ngày 26/9, xuống còn 14,6 đô la Hồng Kông.
Công ty MidAmerican Energy, thuộc tập đoàn Berkshire Hathaway của ông trùm đầu tư Warren Buffett, đã mua 9,9% cổ phần của BYD hồi tháng 9 năm 2008, nhằm đón đầu nhu cầu năng lượng sạch đang tăng nhanh. Cổ phiếu của BYD đã tăng gấp 9 lần sau khoản đầu tư của Buffett, đạt mức kỷ lục là 85,5 đô la Hồng Kông hồi tháng 10/2009. Theo Bloomberg, cổ phần tại BYD cũng là khoản đầu tư lớn nhất của Warren Buffett tại Trung Quốc.
Nền kinh tế trì trệ đã làm giảm nhu cầu về các sản phẩm năng lượng mặt trời và các khách hàng lớn như Nokia Oyj, đã giảm đơn đặt hàng pin lithium-ion dành cho thiết bị di động. BYD, hãng có trụ sở tại Thâm Quyến và doanh số chủ yếu từ ngành ô tô, đang phải đối mặt với doanh số bán ô tô trì trệ trong khi cạnh tranh ngày một gia tăng.
Các nhà phân tích của CCB International nhận định: “Thị trường sản phẩm năng lượng mặt trời yếu kém là nguyên nhân của sự sụt giảm này và chúng tôi chưa nhìn thấy sự thay đổi lớn nào trong thời gian tới”. CCB International đã hạ mức đánh giá với cổ phiếu BYD từ “trung lập” xuống “kém hiệu quả”.
Một lãnh đạo BYD thừa nhận: “Doanh số bán của ngành công nghiệp ô tô Trung Quốc năm nay tăng trưởng chậm khi nền kinh tế có dấu hiệu chững lại, và công ty của chúng tôi phải đối mặt với quá nhiều áp lực cạnh tranh trên thị trường. Nhu cầu xe BYD tại thị trường nước ngoài cũng giảm mạnh, khiến doanh số bán của chúng tôi rớt thê thảm”.
Theo thông báo của công ty, thu nhập ròng năm nay có thể giảm còn 27,7 triệu nhân dân tệ (4,4 triệu USD). Theo Mizuho Financial, công ty cũng đang gánh một khoản nợ ròng lên tới 15,5 tỷ nhân dân tệ, tăng thêm 1,1 tỷ nhân dân tệ so với năm ngoái. Đây cũng là một nguyên nhân khiến các nhà đầu tư lo ngại.
Theo tiêu chuẩn kiểm toán của Trung Quốc, lợi nhuận quý 3 của BYD giảm 94% xuống còn 4,6 triệu nhân dân tệ, so với mức 77,4 triệu nhân dân tệ năm ngoái. Doanh số giảm 11% xuống 10,5 tỷ nhân dân tệ.
FU – Một trong những mẫu xe của BYD
Cổ phiếu của công ty cũng giảm 38% ở Thâm Quyến trong năm qua khi các thành viên hội đồng quản trị bán cổ phiếu hoặc rời bỏ BYD. Phó Chủ tịch Yang Longzhong đã từ chức vì lý do cá nhân không được công bố.
Hôm 1/8, người phát ngôn của công ty cho biết, 5 thành viên hội đồng quản trị và một nhà đầu tư đã bán hơn 100 triệu nhân dân tệ cổ phiếu của BYD tại Thâm Quyến vì lý do cá nhân. Cổ phiếu của công ty niêm yết tại Hồng Kông đã giảm 19% trong năm nay.
Theo nhà phân tích của UBS AG, doanh số ô tô sẽ chạm đáy trong năm 2012 và tăng 6% trong năm tới. Tuy nhiên, công ty vẫn còn nhiều thách thức để giành lại khách hàng do đã bán số lượng lớn ô tô chất lượng thấp trong năm 2009 và 2010, trong khi các đối thủ tung ra nhiều sản phẩm cạnh tranh hơn.
Video đang HOT
Trong cuộc khảo sát với 21 nhà phân tích của Bloomberg, không một ai cho rằng nên mua cổ phiếu BYD. Có 11 người khuyến cáo nên bán và 10 người cho rằng nên giữ lại.
Tại Việt Nam, một số mẫu xe BYD đang được phân phối chính hãng. Tuy nhiên, nằm trong sự suy giảm chung của thị trường, các mẫu xe Trung Quốc này đang chìm nghỉm trên thị trường chỉ sau khoảng 2 năm xuất hiện.
Theo vnmedia
Vì sao ôtô Trung Quốc rẻ
Thay vì 150 lần thử nghiệm an toàn cho mỗi sản phẩm mới, Geely chỉ thử nghiệm 25 lần để cắt giảm chi phí.
Geely Group, một trong những nhà sản xuất xe hơi lớn nhất Trung Quốc, thực hiện khoảng 20-25 lần thử trong quá trình phát triển mẫu Panda, các kỹ sư nói với Reuters. Đồng nghiệp của Geely trên thế giới tiến hành trung bình 125-150 lần thử cho mỗi sản phẩm mới. Bằng cách giảm chi phí cho hệ thống máy tính đánh giá, Geely tiết kiệm 31,57 triệu USD cho 2 năm nghiên cứu Panda.
Cắt phí thử nghiệm, loại bỏ các thủ tục rườm rà, thiết kế đơn giản, sử dụng vật liệu rẻ tiền, thuê bên ngoài thiết kế và công nghệ là bí quyết hạ giá thành của Trung Quốc. Giờ đây họ có thể bán với giá chỉ 6.000 USD, bằng một nửa mẫu xe rẻ nhất của Toyota.
Mẫu Panda của Geely.
Mười năm trước, không người Trung Quốc nào nghĩ họ sẽ mua một chiếc xe nội địa, không chỉ bởi những chuyện ăn cắp bản quyết thiết kế mà còn do chất lượng và độ an toàn kém.
Nhưng giờ đây mọi chuyện khá hơn. Nhiều mẫu xe không mô phỏng y hệt trong lúc chất lượng có thể chấp nhận được. Người Trung Quốc qua cái thời coi xe là tài sản. Với họ, thời đại bây giờ là "xe vừa đủ" cho nhu cầu, không quá cầu kỳ và ít nhiều không cần tính thương hiệu. Tín hiệu tốt cho nên công nghiệp ôtô thế giới.
Các sản phẩm như Panda hay Great Wall Haval H3 không chỉ bán chạy ở trong nước mà còn xuất hiện tại những thị trường Indonesia tới Ai Cập, Ukraina. Chúng giúp Trung Quốc đạt mức xuất khẩu kỷ lục, bất chấp tăng trưởng kinh tế chậm lại. Dự kiến nước này xuất 1 triệu xe trong 2012, tăng đáng kể so với 850.000 năm ngoái. Một số chuyên gia còn đưa ra mức tăng trưởng 50%, đạt 1,25 triệu.
Quan chức ở những tập đoàn lớn lo sợ chính sách phát triển "tốt vừa đủ" sẽ tạo nên cuộc chiến khốc liệt với cách mà công nghiệp thế giới đang vận hành. Các tổng công trình sư luôn nói đi nói lại rằng họ cắt giảm hết cỡ, nhờ sử dụng thiết kế có sẵn và áp dụng phương thức mới. Nhưng Trung Quốc cắt giảm nhiều hơn thế, tới 30-40%.
GM hay Toyota phải mất 5 năm để phát triển xe mới, Trung Quốc chỉ cần 2 năm rưỡi với những quy trình bị cắt gọt. Dĩ nhiên Trung Quốc đạt mức chi phí thấp vì hy sinh các tiêu chuẩn chất lượng. Khi mở cửa, các hãng nước ngoài bán cho người giàu còn Geely tập trung vào tầng lớp nghèo hơn. Họ đã đúng. Có tới hơn 100 thương hiệu xe hơi nội địa ra đời cho đến năm 2000. Phương thức rất đơn giản là copy thiết kế từ các nhà sản xuất danh tiếng.
Nhưng thời kỳ đó đã qua. Các công ty chuyên nghiệp bắt đầu mọc lên, đi cùng với nhu cầu "chính đáng" hơn từ nhà sản xuất. Nhân lực trong ngành thiết kế không đủ nên các hãng phải thuê ngoài, và một loại những công ty mọc lên như CH-Auto, IAT Automobile Technology; TJ Innova Engineering & Technology.
Các hãng thiết kế Trung Quốc cũng đi theo con đường y hệt. Họ thường không sáng tạo ra sản phẩm hoàn toàn mới mà kết hợp xu hướng từ những công ty nước ngoài. "Đó không phải là copy, mà đơn giản hóa", giám đốc của CH-Auto nói với Reuters. Đối tượng là những người có thu nhập 7.900-9.500 USD mỗi năm nên CH-Auto không cần quá cầu kỳ.
Năm 2005, Geely thuê CH-Auto thiết kế Panda và giải pháp cả hai lựa chọn là tối giản các thành phần của chiếc Toyota Aygo. Tuy nhiên không chỉ copy, CH-Auto còn nghiên cứu cả mô hình của Panda để tìm ra cách chế tạo các chi tiết từ những công ty nội địa. Nếu phần nào khó quá, CH-Auto mới copy Aygo và đặt hàng công ty phụ kiện quốc tế.
"Mục tiêu của chúng tôi là không copy mà mô phỏng gần như y hệt Aygo", một quan chức của CH-Auto nói.
Ví dụ điển hình là hệ thống khung sườn Panda không đảm bảo sự vững chắc khi vào cua, bởi bộ treo và gá hoàn toàn khác Aygo, vốn sử dụng công nghệ ép liền khối. Vật liệu nhẹ mà Toyota sử dụng trên Aygo cũng rất đắt, không phù hợp với đối tượng khách hàng của Panda.
Giải pháp của CH-Auto và Geely, không gì khác là lấy thép thường mà Trung Quốc có sẵn. Chia bộ khung Panda thành hai phần, trên và dưới, đơn giản hóa cấu trúc và lắp hai phần đó lại. Để khắc phục điểm yếu, Geely tập trung vào giải pháp chống ồn, chống rung để tạo cảm giác lái không quá tệ. Bằng những cách đó, Panda có chi phí chỉ bằng nửa chiếc Aygo.
Thiết kế có những bước tiến, nhưng chất lượng và an toàn của xe Trung Quốc vẫn ở khoảng cách xa so với xe Mỹ hay châu Âu. Các nhà sản xuất thực hiện rất ít lần thử. Chính phủ có tiêu chuẩn an toàn, nhưng lại không quy định phải thử nghiệm bao nhiêu lần để đảm bảo an toàn trước khi sản xuất.
Nguyễn Nghĩa (Theo Reuters)
Theo VNE
Ford Model T - chiếc xe làm thay đổi thế giới ô tô Chi phí sản xuất rẻ kết hợp cùng những công nghệ, kỹ thuật sản xuất mới đã giúp Model T trở thành chiếc xe dẫn đường cho những mẫu xe sau này. Ford Model T thường được coi là mẫu xe có đóng góp nhiều cho lịch sử ngành công nghiệp. Đây từng là mẫu xe giữ kỉ lục về doanh số bán...