Vứt con rắn lục đuôi đỏ hôm trước, hôm sau rắn tiếp tục bò vào nhà
Xuống nhà bếp nấu ăn, người dân ở Bình Dương tá hỏa phát hiện rắn lục đuôi đỏ đang bò trên sạp, há miệng tấn công…
Ngày 8.12, cơ quan chức năng đã khảo sát, tìm hiểu nguyên nhân hiện tượng rắn lục đuôi đỏ liên tiếp bò vào nhà dân ở khu phố Hòa Lân 1 (phường Thuận Giao, thị xã Thuận An, Bình Dương) khiến người dân địa phương sống trong bất an.
Trước đó, vào tối 6.12, anh Nguyễn Công Tài (28 tuổi, người dân địa phương) xuống khu vực nhà bếp thì tá hỏa phát hiện rắn lục đuôi đỏ đang nằm trên chiếc sạp. Thấy người, con rắn há miệng tấn công.
Xuống khu vực nhà bếp, anh Tài tá hỏa phát hiện con rắn bò trên sạp nên anh đã dùng cây bắt con rắn vứt đi nơi khác
“Cũng may là tôi bật đèn nên phát hiện nếu không đã gặp nạn rồi. Con rắn rất hung dữ nên tôi đã dùng cây bắt và vứt đi nơi khác”, anh Tài nói.
Đến chiều tối 7.12, vợ anh Tài khi đang ngồi nấu ăn dưới nhà bếp khóc ré lên khi thấy rắn lục đuôi đỏ dài khoảng 1m bò vào. Nghe tiếng vợ hô hoán, anh Tài dùng gậy bắt con rắn độc này.
Ngày hôm sau vợ anh Tài đang nấu ăn cũng phát hiện 1 con rắn lục đuôi đỏ bò vào bếp
Sự việc rắn lục đuôi đỏ liên tiếp bò vào nhà anh Tài khiến anh và người dân địa phương lo sợ
Bà Mai Thị Phượng, chủ tịch Hội Phụ nữ phường Thuận Giao cho biết, gia đình bà đã sinh sống 40 năm qua nhưng đây là lần đầu tiên phát hiện rắn lục đuôi đỏ bò vào nhà dân.
Video đang HOT
“Dù chưa có trường hợp nào bị rắn cắn, nhưng hiện tượng rắn lục đuôi đỏ bò vào nhà khiến nhiều người hoang mang, nhất là những gia đình có trẻ nhỏ”, bà Phượng nói.
Rắn lục đuôi đỏ được nuôi tại Trại rắn Đồng Tâm (ở Tiền Giang).
Theo bác sĩ, nếu bị rắn lục đuôi đỏ rắn cắn tuyệt đối không chích, rạch hay nặn máu bởi vì rắn lục đuôi đỏ thuộc nhóm rắn có nọc độc gây rối loạn cơ chế đông máu
Theo các bác sĩ, khi bị rắn lục đuôi đỏ cắn, bệnh nhân có thể gặp các hiện tượng như tan máu, phù nề, nhiễm độc thần kinh, liệt hô hấp, trụy tim mạch. Nếu không được sơ cứu đúng cách và cấp cứu kịp thời, nạn nhân có thể bị sốc tâm lý, chất độc di chuyển nhanh đến tim, rối loạn đông máu và dẫn đến tử vong.Bác sĩ, trung tá Vũ Ngọc Lương – Phó giám đốc Trại rắn Đồng Tâm (Tiền Giang) cho biết, nếu bị rắn lục đuôi đỏ cắn tuyệt đối không chích, rạch hay nặn máu bởi vì rắn lục đuôi đỏ thuộc nhóm rắn có nọc độc gây rối loạn cơ chế đông máu. Do đó nếu chích, rạch sẽ làm chảy máu nhiều dẫn tới không cầm được. Sau khi phát hiện rắn cắn, cần đến ngay cơ sở y tế để chích huyết thành kháng nọc. Đặc biệt, người dân không nên đến các thầy lang, thầy vườn vì càng làm cho độc tố có thời gian kéo dài hơn.Để phòng tránh bị rắn lục đuôi đỏ cắn, các chuyên gia khuyến cáo người dân nên thường xuyên dọn dẹp xung quanh nhà, cắt ngắn cây cỏ, phát quang bụi rậm bởi đây có thể là nơi trú ngụ của nhiều loài rắn. Khi dọn dẹp nên mặc quần dài, áo dài tay, đi ủng, mang bao tay loại dày, trùm kín vùng đầu, cổ, mặt, đeo kính bảo hộ, khua gậy dài trước khi dọn cỏ. Giữ nhà cửa và môi trường xung quanh sạch sẽ. Diệt chuột và các loại côn trùng vì chúng là những con mồi yêu thích của rắn lục đuôi đỏ.
Theo Danviet
Rùng mình hàng trăm con rắn lúc nhúc trên cây ở trại mãng xà lớn nhất VN
Hàng trăm rắn lục đuôi đỏ, hổ lãi nằm lúc nhúc trên các tán cây khiến nhiều người xem không khỏi giật mình.
Năm cach trung tâm thanh phô My Tho, tinh Tiên Giang khoang 9km, trai răn Đông Tâm đươc mênh danh la vương quôc cac loai răn cua Viêt Nam, vơi hơn 400 loai răn cac loai trong đo co nhưng loai răn cưc đôc va năm trong sach đo vi quy hiêm
Từ chỗ chỉ có 0,5 ha khi mới thành lập, đến nay, Trung tâm Nuôi trồng nghiên cứu chế biến dược liệu Quân khu 9 (con goi la trai răn Đông Tâm) đã mở rộng lên thành 12 ha, bảo tồn hàng chục loài rắn, với khoảng 5.000 cá thể rắn quy hiếm như: Mai gầm, hổ mang, hổ chúa, cạp nia...
Tại đây, cả ngàn con rắn lục đuôi đỏ, hổ lãi được nuôi dưỡng và chăm sóc, nằm bò lúc nhúc trên các nhánh cây xanh
Nhiều người đến tham quan không khỏi giật mình khi thấy rắn lục đuôi đỏ "ngụy trang" trên cây
Phải nhìn kỹ mới thấy rắn lục đuôi đỏ ẩn mình dưới các lá, nhánh cây xanh
Cận cảnh lấy nọc độc của rắn lục đuôi đỏ
Trung tá, bác sĩ Vũ Ngọc Lương - Phó Giám đốc trại rắn khuyến cáo trong trường hợp người dân nếu bị rắn lục đuôi đỏ cắn tuyệt đối không chích, rạch hay nặn máu bởi vì rắn lục đuôi đỏ thuộc nhóm rắn có nọc độc gây rối loạn cơ chế đông máu. Do đó nếu chích, rạch sẽ làm chảy máu nhiều dẫn tới không cầm được. Đặc biệt, người dân không nên đến các thầy lang, thầy vườn vì càng làm cho độc tố có thời gian kéo dài hơn.
Một con rắn lục nhìn như ngọn dây leo
Rắn hổ lãi còn gọi là rắn ráo là loài không có nọc độc đang được nuôi dưỡng, chăm sóc tại trại rắn
Loài rắn này cùng với rắn lục đuôi đỏ thường làm thức ăn cho rắn hổ mang chúa
"Từ năm 1999 đến nay, công tác bảo rồn gen các loài rắn độc đã được Trung tâm đặc biệt quan tâm đưa vào chương trình bảo tồn gen quốc gia. Với mô hình nuôi bảo tồn các loại rắn độc của trung tâm hiện nay đã kết hợp chặt chẽ giữa nuôi bảo tồn và khai thác nguồn gen quí hiếm phục vụ cho phát triển kinh tế- xã hội", bác sĩ Lương nói.
Theo Danviet
Rắn hổ mang chúa dài 3,1m từng bị khâu miệng ở miền Tây giờ ra sao? Con rắn hổ mang chúa nặng hơn 6kg, dài 3,1m do người dân Đồng Tháp bắt được và dùng dây thép khâu xuyên miệng hồi năm 2015 hiện đang được chăm sóc ở "vương quốc rắn" lớn nhất ở Việt Nam. Trại rắn Đồng Tâm (xã Bình Đức, huyện Châu Thành, Tiền Giang) đươc mênh danh la "vương quôc cac loai răn cua...