Vượt Trung Quốc, Việt Nam có lực lượng lao động lớn nhất tại Nhật Bản
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, số liệu thống kê năm 2020 của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản (MHLW) cho thấy Việt Nam lần đầu tiên vượt qua Trung Quốc trở thành quốc gia có lao động đông nhất ở Nhật Bản.
Công nhân làm việc tại một công trường xây dựng ở Tokyo, Nhật Bản, ngày 29/9/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Cụ thể, tổng số lao động nước ngoài làm việc ở Nhật Bản (tính đến cuối tháng 10/2020) vẫn tăng cao kỷ lục lên 1.724.328 người bất chấp sự bùng phát của đại dịch COVID-19, tăng khoảng 65.000 người so với cùng kỳ năm trước đó. Đây là năm thứ 8 liên tiếp số lao động nước ngoài ở Nhật Bản lập kỷ lục mới. Mặc dù vậy, MHLW cho biết dịch COVID-19 đã có tác động nhất định khi số lao động nước ngoài ở Nhật Bản năm 2020 chỉ tăng 4% so với mức tăng 13,6% trong năm 2019.
Đáng chú ý, theo nhật báo Asahi, Việt Nam lần đầu tiên trở thành quốc gia có đông lao động nhất ở Nhật Bản với 443.998 người, tiếp sau đó là Trung Quốc với 419.431 lao động và vị trí thứ 3 là Philippines với 184.750 lao động.
Năm 2020, tổng số thực tập sinh kỹ năng nước ngoài ở Nhật Bản là 402.355 người, tăng 4,8% so với một năm trước đó.
Nhật Bản: Lao động không chính quy chịu ảnh hưởng lớn nhất bởi COVID-19
Theo thống kê về tình hình lao động mới công bố của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi xã hội Nhật Bản, lao động không chính quy tại nước này là đối tượng chịu ảnh hưởng lớn nhất từ đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Công nhân làm việc tại một công trường xây dựng ở Tokyo, Nhật Bản, ngày 29/9/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo đó, trong số 79.608 lao động bị mất việc trong năm 2020 do đại dịch COVID-19, số lao động không chính quy, bao gồm những người làm thêm, làm việc bán thời gian, lên đến 38.000 người, chiếm gần 50%. Kết quả thống kê của Bộ trên cũng cho thấy số lao động mất việc tại Nhật Bản tăng nhanh kể từ khi chính phủ ban bố tình trạng khẩn cấp trên toàn quốc vào tháng 4/2020, trong đó nhiều trường hợp đã không thể tìm được việc làm mới sau khi mất việc do nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp sụt giảm.
Để giảm thiểu tác động của đại dịch COVID-19, Chính phủ Nhật Bản đã triển khai nhiều chính sách hỗ trợ người lao động, trong đó có chế độ "hỗ trợ duy trì việc làm" được triển khai từ giữa năm 2020 đến nay. Trong thời gian tới, chính phủ nước này tiếp tục triển khai chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp và lao động trong lĩnh vực du lịch, ăn uống có nguyện vọng chuyển đổi công việc với mức hỗ trợ tối đa một năm là 225 triệu yen (khoảng 2,18 triệu USD). Người lao động sẽ được hỗ trợ đào tạo tay nghề thông qua các chương trình giảng dạy kỹ năng thực tế, hỗ trợ kinh phí tham gia các khóa học cấp chứng chỉ ngành nghề mới.
Đối với ngành điều dưỡng đang thiếu hụt nguồn nhân lực, Chính phủ Nhật Bản đặt mục tiêu chuyển đổi 22.000 lao động sang làm việc trong ngành này thông qua chính sách hỗ trợ kinh phí đào tạo, sinh hoạt phí, cùng với khoản vay 200.000 yên không cần hoàn lại nếu đáp ứng điều kiện làm việc trong ngành điều dưỡng trên hai năm, kể từ tháng 4/2020.
Ca sinh ở Nhật giảm mạnh do đại dịch Số trẻ chào đời hàng năm ở Nhật dự kiến chỉ còn dưới 800.000 vào năm tới, sớm hơn 10 năm so với dự đoán, do ảnh hưởng của đại dịch. Dựa trên số ca mang thai được báo cáo và các dữ liệu khác, Takumi Fujinami thuộc Viện Nghiên cứu Nhật Bản ước tính số ca sinh hàng năm là 848.000 trong...