Vượt trùng dương đến đảo Trần cận kề Trung Quốc
Hành trình vượt trùng dương đến với đảo Trần (huyện Cô Tô, Quảng Ninh) sẽ khiến bạn thêm yêu hơn biển đảo quê hương.
Mặt biển lấp lánh ánh bạc trong làn sương mờ
Khi bình minh vừa lên cũng là lúc chúng tôi tới TP.Móng Cái. Tiếp tục di chuyển bằng ôtô mất khoảng gần 1 giờ đồng hồ nữa, chúng tôi dừng chân ở đồn biên phòng Mũi Ngọc đợi xuồng cao tốc để ra đảo Trần.
Trời mờ sương, chúng tôi ngồi trên cầu cảng tranh thủ ngắm mặt trời trên biển. Một vài chiếc thuyền chở hải sản vào bờ, tiếng máy nổ xen lẫn tiếng cân cá, ốc lao xao để kịp giờ ra chợ. Dường như âm thanh quen thuộc ấy là khởi đầu cho nhịp sống ngày mới ở nơi đầu sóng này.
Đi xuồng cao tốc phải mất gần 1 giờ để tới đảo Trần
Thượng úy Phạm Văn Hân ở đồn biên phòng đảo Trần chạy xuồng cao tốc đón chúng tôi. Mặt trời dần lên cao xóa tan màn sương sớm, mặt biển như dát bạc lấp lánh. Chúng tôi choàng kín khăn, ngồi sát lại với nhau nếu không muốn bị “bay” ra khỏi chiếc xuồng đang lướt đi trên sóng.
Một vài hòn đảo nhỏ nhô lên giữa biển nước mênh mông. Kìa ngọn hải đăng Vĩnh Thực dần hiện ra trước mắt. Anh Hân nói với chúng tôi đó là “mắt thần biển cả”. Vừa lái tàu, anh Hân vừa giới thiệu về nơi sắp tới.
Hải đăng Vĩnh Thực
Đảo Trần là một hòn đảo nằm ở phía đông bắc của huyện đảo Cô Tô, Quảng Ninh. Đây là đảo tiền tiêu trên vịnh Bắc bộ, chỉ cách đường phân định với Trung Quốc khoảng 4 – 5 km.
Đây rồi hòn đảo tiền tiêu
Mất khoảng gần 1 giờ vượt biển, chúng tôi đã tới được đảo Trần. Từ xa đã thấy một dải cát vàng uốn lượn trước đồn biên phòng đảo Trần. Nắng trên đảo khá lạ, vàng như rót mật, không nóng rát như trong đất liền.
Chúng tôi “lọt thỏm” giữa màu xanh ngút ngàn của rừng cây trên đảo, nước biển bao la và trời cao vời vợi. Con đường xuyên đảo được đổ bê tông phẳng lì, một vài đàn bò nhởn nhơ gặm cỏ ven đường.
Bãi cát vàng trải dài giữa màu xanh của nước biển và cây rừng
Video đang HOT
Thượng tá Đinh Văn Bảo, Đồn trưởng đồn biên phòng đảo Trần cho biết, xã đảo Trần được tách ra từ xã Thanh Lân, có diện tích tự nhiên 556 ha, gồm đảo Trần, hòn Bồ Cát và hòn Bắc Bồ Cát. Ngày 24.1.2014, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt xây dựng đảo Trần thành Đảo Thanh niên.
Không khó để bắt gặp những con sứa biển như đèn lồng dập dờn theo sóng nước
Hiện nay, ngoài bộ đội biên phòng, hải quân… còn có 17 hộ dân khác mới di cư ra đảo Trần lập nghiệp. Đồng thời tỉnh Quảng Ninh cũng đưa giáo viên ra đây dạy học cho con cái người dân đảo Trần. Theo kế hoạch, đến cuối năm 2015 sẽ có khoảng 30 – 35 hộ dân sinh sống tại đây.
Trên đảo đã có 3 hồ chứa nước ngọt và hệ thống máy bơm cấp nước, điện gió cũng được lắp đặt phục vụ. Sắp tới, một ngôi chùa, nhà văn hóa, trường học cũng sẽ được xây dựng để phục vụ cho cuộc sống của những cư dân đảo Trần.
Những con chó là bạn thân thiết của người lính biên phòng đảo Trần
Anh Hoàng Văn Hiển, một cư dân của đảo Trần chia sẻ: “Quê tôi ở Thủy Nguyên, TP.Hải Phòng. Thời gian đầu ra đảo nhớ đất liền lắm nhưng có các anh bộ đội biên phòng giúp đỡ nhiều nên dần thích nghi. Ở đây mình hiểu hơn về trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc”.
Một cây đa “khủng” trong sân đồn biên phòng đảo Trần
Hiện con đường ra hòn đảo này còn khá vất vả, có khi du khách từ đất liền ra đảo Trần phải mất một ngày nếu ít tàu, sóng to. Khi bạn tới đảo Trần, chúng tôi tin bạn sẽ có những trải nghiệm thú vị trong suốt hành trình đến nơi đầu sóng ngọn gió này.
Đàn gà bới cỏ trong sân gợi lên cuộc sống thanh bình, thân thuộc
Những chậu nước rửa mặt đều tắp. Nước ngọt dùng xong sẽ tận dụng để tưới rau
Những chiếc thuyền đánh cá đậu trong âu cảng
Trên đảo Trần hiện có 3 hồ nước ngọt
Tình người ấm áp ở nơi đảo xa
Theo iHay
Kỳ thú đảo Trần
Cách đảo Cô Tô 45 km, cách TP.Móng Cái 35 km, đảo Trần là một hòn đảo đặc biệt thuộc huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh khi chỉ cách đường phân định trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc chỉ khoảng 20 km.
Vùng nước quanh đảo Trần được cho là có sóng lớn, thích hợp với các môn lướt ván, lướt sóng, lặn biển
Đây là một hòn đảo đất gần như hoang sơ với nhiều vụng nước, thung lũng và rừng cây bao phủ, có diện tích lên đến gần 600 hecta nhưng chỉ có 17 hộ dân mới ra đây lập nghiệp.
Sự mới mẻ, trong lành và yên tĩnh là điều có thể tìm thấy ở đảo Trần, chỉ tiếc rằng hiện tại vẫn chưa có tuyến giao thông công cộng nối hòn đảo này với đất liền hoặc "đảo mẹ" Cô Tô. Du khách vì thế muốn đến đảo Trần chỉ có cách đi theo các đoàn công tác, hoặc theo các thuyền, mảng của ngư dân...
Khách đến đảo Trần nay vẫn phải đi nhờ tàu đánh cá, tàu vận tải xuất phát từ Mũi Ngọc, TP.Móng Cái
Vụng Tây, một vụng nước rất yên lặng và đẹp, nằm ở phía tây đảo Trần, trên bờ là những dãy nhà mới xây để người dân ra đảo định cư
Thuyền nan dịch vụ đã bắt đầu xuất hiện ở đảo Trần
Cảnh yên tĩnh bên đường đi vào trung tâm đảo
Những bãi đá lúp xúp khi nước triều lên ở phía bắc cũng là một điểm nhấn cho cảnh quan đảo Trần
Những mỏm đá tạo ra những tiểu cảnh đẹp cho những ai thích chụp ảnh phong cảnh
Một vụng nước đẹp ở phía nam, phù hợp cho người trẻ khám phá
Các mỏm núi đá kỳ vĩ nhô ra biển có thể nhìn thấy từ trạm thông tin hải quân
Rừng thứ sinh bao phủ hầu hết đảo Trần, đây là một trong 16 khu bảo tồn biển của cả nước và hứa hẹn tiềm năng du lịch sinh thái
Vụng Tây, nơi có bến cảng và các khu dân sinh, nhìn từ độ cao 180 mét, là một cảnh đẹp
Đèn biển đảo Trần trên độ cao 200 mét, không chỉ hướng dẫn phương tiện và khẳng định chủ quyền, đây còn là điểm nhấn về kiến trúc trên đảo
Cây rừng ra hoa giữa mùa thu trên đảo
Một cột cờ mới được dựng trên đỉnh núi, trên độ cao 188 mét, lá cờ có kích thước 4x6 mét luôn nổi bật giữa mây trời
Điện gió và điện máy phát trên đảo Trần sẽ được thay bằng điện lưới quốc gia bằng cáp ngầm vượt biển trong vài năm tới
Theo iHay
Hè về trên đảo Ngọc Vừng Sau hơn hai tiếng từ bến cảng Vân Đồn (Cái Rồng) ra đến Ngọc Vừng là những ngày thú vị trên hòn đảo hoang sơ vẫn còn được ít người biết đến. Đảo Ngọc Vừng thuộc huyện Vân Đồn, Quảng Ninh, rộng khoảng 45 km vuông. Sở dĩ đảo có tên nay vì tương truyền, khu vực này xưa kia có nhiều loài...