Vượt Tây Ban Nha về ca mắc COVID-19, Nga trở thành ổ dịch lớn thứ hai thế giới
Số người nhiễm virus corona chủng mới tại Nga lên tới 281.752, vượt qua cả Tây Ban Nha và trở thành ổ dịch lớn thứ hai thế giới.
Trung tâm phản ứng với khủng hoảng COVID-19 của Nga hôm 17/5 cho biết, nước này ghi nhận thêm 9.709 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 trong 24 giờ qua, đưa số ca mắc chính thức lên 281.752.
Có 94 người tại Nga đã thiệt mạng trong 24 giờ qua, nâng tống số người chết vì COVID-19 tại nước này lên 2.631.
Với 281.752 ca nhiễm virus SARS-CoV-2, Nga đã vượt qua Tây Ban Nha (176.505 người nhiễm) và trở thành nước đứng thứ hai thế giới về số ca nhiễm virus, sau Mỹ (1.507.773 trường hợp).
Nga trở thành ổ dịch COVID-19 lớn thứ hai thế giới. (Ảnh: Moskva News Agency)
Mặc dù là ổ dịch lớn thứ 2 thế giới, song Nga là nước có tỷ lệ chết chỉ dưới 1%, thấp hơn nhiều lần so với nước khác. Theo Đại học Johns Hopkins, tại Mỹ tỷ lệ người chết do COVID-19 trong gần 2 tháng qua là 6%. Tại các nước Tây Âu như Italy, Pháp, Tây Ban Nha, Bỉ và Vương quốc Anh, tỷ lệ người chết là hơn 10%.
Video đang HOT
Tiến sĩ Elena Malinnikova, người phụ trách về bệnh truyền nhiễm thuộc Bộ Y tế Nga giải thích do các ca bệnh được phát hiện kịp thời, cũng như việc người Nga thường có xu hướng tới gặp bác sĩ ngay khi có triệu chứng nên tỷ lệ người chết vì COVID-19 được giảm thiểu tối đa.
Nga cũng đã dỡ bỏ các hạn chế nhập cảnh tạm thời đối với các vận động viên và huấn luyện viên thể thao nước ngoài. Tuy nhiên, những người này sẽ phải cách ly trong 14 ngày và vẫn chịu sự giám sát y tế khi vào Nga.
Theo Chính phủ Nga, biện pháp mới sẽ giúp các tổ chức thể thao chuyên nghiệp, bao gồm các câu lạc bộ bóng đá ở Giải Ngoại hạng Nga, trở lại công tác đào tạo sau khi các hạn chế về dịch COVID-19 được nới lỏng.
Từ ngày 27/3, Chính phủ Nga đã dừng tất cả các chuyến bay quốc tế, ngoại trừ những chuyến bay viện trợ nhân đạo hoặc công dân hồi hương.
Số ca nhiễm Covid-19 tăng chóng mặt, Brazil vượt Tây Ban Nha và Ý
Số ca nhiễm Covid-19 được ghi nhận vào ngày 16-5 tại Braizil đã vượt qua Tây Ban Nha và Ý, nơi từng là trung tâm của đại dịch, khiến Brazil trở thành nước có số ca nhiễm cao thứ 4 trên thế giới.
Hãng tin Reuters dẫn nguồn Bộ Y tế Brazil cho biết nước này có thêm 14.919 ca dương tính Covid-19 trong 24 giờ trước, nâng tổng số ca nhiễm lên 233.142 ca, đứng sau Mỹ, Nga và Anh. Trong ngày 16-5, nước này thông báo có thêm 816 ca tử vong, nâng tổng số người chết vì Covid-19 lên 15.633 người. Đặc biệt, số xét nghiệm mà Brazil thực hiện còn khá ít khi so với 3 nước đứng đầu.
Sự khác biệt này so với thế giới có thể sẽ gây áp lực lên Tổng thống Jair Bolsonaro, người để mất bộ trưởng y tế lần thứ 2 trong 1 tháng vào ngày 15-5 khi ông thách thức các chuyên gia y tế cộng đồng và kêu gọi sử dụng rộng rãi các loại thuốc chưa được chứng minh có thể trị khỏi Covid-19.
Ông Bolsonaro đặc biệt chỉ trích dữ dội các yêu cầu cách ly xã hội nghiêm ngặt để ngăn chặn sự lây lan của virus từ nhiều thống đốc bang, bao gồm việc đóng cửa trường học, cửa hàng và nhà hàng. Tổng thống Brazil lập luận rằng gánh nặng kinh tế đang trở nên quá sức và các doanh nghiệp phải được phép mở cửa lại càng sớm càng tốt.
Brazil đã vượt qua Tây Ban Nha và Ý về số ca nhiễm Covid-19. Ảnh: Reuters
Phó Tổng thống Brazil Hamilton Mourao vừa được xét nghiệm Covid-19 và đang bị cách ly tại nhà từ ngày 16-5 sau khi một công chức có tiếp xúc gần với ông hồi tuần trước dương tính với virus. Ông Mourao, 66 tuổi, sẽ không thực hiện các nhiệm vụ chính thức vào ngày 18-5, cũng là ngày dự kiến có kết quả xét nghiệm.
Việc xét nghiệm rộng rãi ở Brazil vẫn thấp hơn rất nhiều so với các nước châu Âu khác. Theo số liệu từ Bộ Y tế Brazil, nước này mới xử lý gần 338.000 xét nghiệm trong các phòng thí nghiệm chính thức từ đầu tuần này. Ngược lại, Ý và Tây Ban Nha đều đã thực hiện 1,9 triệu xét nghiệm chính thức.
Về phần Ý, số ca tử vong tại nước này chỉ tăng thêm 153 ca vào ngày 16-5, mức thấp nhất kể từ ngày 9-3. Tổng số người tử vong tại Ý hiện là 31.763 người, cao thứ 3 trên thế giới sau Mỹ và Anh.
Trong một diễn biến khác, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh châu Âu (ECDC) ngày 16-5 cảnh báo một hội chứng viêm nhiễm nguy hiểm đến tính mạng có liên quan đến Covid-19 đã ảnh hưởng đến 230 trẻ em tại châu Âu và khiến 2 bé thiệt mạng trong năm nay, một bé người Pháp và một bé người Anh.
Người mắc là những trẻ em nhiễm Covid-19 hoặc có khả năng tiếp xúc với bệnh nhân Covid-19 và không do vi khuẩn gây viêm rõ ràng nào khác. Tại Pháp, các bác sĩ cho biết một bé trai 9 tuổi tử vong một tuần trước tại thị trấn Marseille sau khi mắc phải một hội chứng giống bệnh Kawasaki và tiếp xúc với virus SARS-CoV-2 dù không có triệu chứng.
ECDC cho biết họ đã đồng ý bổ sung hội chứng này vào danh sách các biến chứng có thể có của Covid-19 để được báo cáo giám sát trên toàn châu Âu.
Trong cuộc họp báo tổ chức tại TP Geneva - Thụy Sỹ, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thúc giục các bác sĩ cảnh giác với hội chứng hiếm gặp nói trên - được gọi là hội chứng viêm đa hệ thống nhi khoa (PIMS) - nhưng cho biết các liên kết của nó với Covid-19 vẫn chưa rõ ràng. Các triệu chứng bao gồm sốt, phát ban, sưng hạch và viêm cơ tim trong những trường hợp nghiêm trọng.
Vào ngày 15-5, WHO công bố định nghĩa sơ bộ về hội chứng bỗng xuất hiện thường xuyên hơn trong đại dịch nhưng vẫn gặp phải ở những trẻ em không dương tính với Covid-19. Khi mắc bệnh, bệnh nhân sẽ sốt trong hơn 3 ngày với các dấu hiệu viêm tăng cao.
Ngoài ra, các triệu chứng khác bao gồm phát ban hoặc dấu hiệu viêm quanh miệng, tay hoặc chân, sốc hoặc huyết áp thấp, vấn đề tim mạch, rối loạn chảy máu và các vấn đề tiêu hóa cấp tính.
ECDC tuyên bố các nghiên cứu nên tập trung xác định vai trò, nếu có, của virus SARS-CoV-2 trong việc gây ra PIMS.
Hơn 308.000 người chết vì nCoV toàn cầu Thế giới ghi nhận hơn 308.000 ca tử vong do nCoV trong số hơn 4,6 triệu ca nhiễm, nhiều nước nới hạn chế và dần mở cửa lại kinh tế. 213 quốc gia, vùng lãnh thổ ghi nhận 4.619.489 ca nhiễm và 308.108 ca tử vong, tăng lần lượt 101.273 và 5.142 ca so với hôm qua, trong khi hơn 1,7 triệu người...