Vượt suối bằng túi nilon: Sao tôi thấy dửng dưng!
Phải chăng một số người trong chúng ta dễ chọn cách thỏa hiệp với hoàn cảnh hơn là thay đổi nó? Hay do còn nhiều nguyên nhân khác?
LTS:Xung quanh câu chuyện vượt suối bằng túi nilon gây chấn động mấy ngày qua, Tuần Việt Nam giới thiệu góc nhìn riêng của tác giả Hoàng Xuân, để độc giả cùng thảo luận.
Hôm nay tôi thấy tôi dửng dưng. Bao nhiêu người thảng thốt trước cái clip đưa người vào bao nilon bơi qua suối. Có những bạn bè của tôi ngay tức khắc đòi lập hội, trích từ lợi nhuận kinh doanh quyên góp lấy tiền xây cầu cho họ. Bao nhiêu cảm thán ngập tràn mạng xã hội, mà sao tôi thản nhiên?
Vì sao hôm nay tôi dửng dưng? Thậm chí tôi đã viết xuống vài dòng để tự phân tích tâm trạng của mình nhưng không hoàn thành được. Ô, tôi sợ chứ, tôi sợ mình vô cảm trước nỗi đau của đồng bào, mà không phải là nỗi đau giấu kín, nó phô bày lồ lộ kia, nó được nhắc đi nhắc lại bằng những cái stt nhảy liên tục trên Facebook, nó lan tràn từ Việt Nam sang nước ngoài. Tô đậm. Xoáy vào. Hành động.
Qua suối bằng cách chui vào túi nilon. Ảnh cắt từ clip của Tuổi trẻ
Vậy mà sao tôi lại dửng dưng?
Gần hết một ngày tôi mới giải đáp được nỗi day dứt của mình. Xem lại bài báo, tôi thấy chi tiết dòng nước chảy băng băng nhưng một anh thanh niên vẫn vừa bơi vừa đẩy được bao nilon chứa người ngồi trong đó qua suối, nghĩa là thực ra sức nước không xiết lắm.
Tôi thấy xứ đó là miền rừng, nghĩa là nhiều gỗ, tre và lạt. Tôi thấy những người đàn ông khỏe mạnh: người thì đẩy bao nilon có cô giáo, người thì ngày nào cũng đẩy bao nilon có con mình ở trong. Tôi thấy mùa cạn họ có chiếc cầu, nhưng mùa lũ thì theo họ, chỉ còn dùng cách này.
Còn đây là điều tôi không thấy: tôi không thấy sự nỗ lực thay đổi hoàn cảnh.
Chúng tôi đi công tác ở vùng núi, hay phải qua sông suối. Tôi thấy người dân thường dùng mảng để qua sông. Mảng ghép to rộng hoặc nhỏ vừa vài người, vài chiếc xe, tùy cỡ. Họ buộc một sợi dây thép lớn ngang qua sông hoặc suối, người chở mảng bám dọc sợi dây đó lần qua sông. Ít người hoặc sông êm thì một người kéo. Đông người, nước xiết thì hai người kéo, hành khách cũng kéo giùm. Mảng nhỏ, suối cạn thì dùng sào chống hoặc chèo.
Video đang HOT
Cách đây mười mấy năm, chúng tôi đã cả người cả xe qua sông Công, con sông nổi tiếng trong bài hát Huyền thoại hồ núi Cốc bằng cách đó. Sông ở miền núi nhưng khá rộng, nước xanh đen, bóng núi âm u, chiếc mảng qua sông như trôi vào cổ tích. Mới đây, những lần lên vùng Đồng Nai thượng, vô khu vực lõi vườn quốc gia Cát Tiên ở Lâm Đồng, chúng tôi cũng đi bằng xe máy và qua suối bằng mảng.
Dòng suối dữ mà một người vẫn vừa một tay bơi, một tay đẩy bao nilon có người ngồi trong. Vậy chiếc mảng có làm được điều đó một cách an toàn hơn không?
Tôi nhớ đến bài báo cách đây ít ngày, cũng về một cây cầu treo qua suối, cũng ở miền rừng, mà khi vài thanh gỗ nẹp bên thành cầu bị long ra, người dân không kiếm được ít đinh để đóng lại mà dùng dây lạt, thậm chí dây thun buộc tạm. Tôi nhìn tấm ảnh của bài báo đó: người dân chở nông sản bằng xe máy, lễ mễ vượt qua cầu. Chi tiết trong bài nói người dân qua lại buôn bán trên chiếc cầu này rất nhiều, trẻ con đi học hàng ngày.
Ô, có cả xe máy chở nông sản đi bán mà chẳng lẽ không mua được cái đinh đóng lại thanh nẹp thành cầu? Chẳng lẽ trên miền rừng mênh mông không kiếm được thanh gỗ nào đóng lại ván cầu? Chẳng lẽ hàng ngày những người lớn chở hàng hóa chạy trên đó không thấy chiếc cầu nguy hiểm? Chẳng lẽ khi lấy dây thun buộc lại thanh cầu rồi thì họ yên tâm hàng ngày cho con cái đi học?
Tôi băn khoăn lắm. Có phải xứ ấy nghèo đói (nhưng trẻ con ham học) đến mức bất chấp nguy hiểm, chúng vẫn một mực đến trường? Hay những mối lạt sơ sài lại ngoài ý tác giả mà vô tình bộc lộ sự thờ ơ, ỷ lại của chính những người đang hàng ngày nhờ chiếc cầu ấy?
Phải chăng một số người trong chúng ta dễ chọn cách thỏa hiệp với hoàn cảnh hơn là thay đổi nó?
Phải chăng một số người trong chúng ta thích chờ đợi ân phước hơn là tự cứu cuộc sống của mình?
Phải chăng do hàng ngày đọc được quá nhiều thông tin về sự bất an nên tôi đã chai sạn?
Hay do còn nhiều nguyên nhân khác? Do từng tập đơn thư khiếu kiện đòi đất cao ngất gửi về tòa soạn, cái nào cũng đẫm nước mắt và sự oan khổ, nhưng mặc dù vậy cái nào cũng bày tỏ sự tin tưởng, hy vọng? Có những người đi kêu cầu từ khi còn con gái, giờ đã thành bà ngoại vẫn còn kêu cầu.
Do những thông tin quan chức “vi hành” được đưa tin long trọng vang rền? Do những vụ án oan khốc? Do những con số tham nhũng ngày càng “vươn lên tầm cao mới”? Do những chính sách khiến người dân hoang mang? Do những hỗn loạn của xã hội níu vào từ học đường đến tận chốn tâm linh?
Do sự nghi ngờ cao độ trong mọi ứng xử để bảo vệ chính ta cái đã? Do tôi nghĩ chính quyền phải dùng đồng tiền người dân đóng vào để bắc chiếc cầu nơi người ta nhét người vào túi nilon đẩy qua suối, chứ không phải từ những đồng tiền bạn tôi chày mặt buôn bán trích ra quyên góp?
Do tôi mong đợi một ứng xử mạnh mẽ và làm chủ từ những người đang mặc kệ và kêu xin? Do tôi rạch ròi phân định việc làm nào là từ thiện và việc làm nào phải là trách nhiệm của nhà nước? Do tôi thấy niềm tin của mình ngày một ngày chỉ còn vun lên quanh chính tôi thôi?
Tôi sợ.
Hoàng Xuân
Xem bài cùng tác giả Thủy điện đắt hay rẻ? Trong hầu hết báo cáo xin đầu tư dự án thủy điện gần như không có dòng nào đề cập đến thiệt hại về giảm nguồn nước, tác động xấu đến hệ sinh thái, mất rừng đầu nguồn… mà chỉ nhấn mạnh vai trò điều tiết lũ, cắt lũ.
Theo_VietNamNet
Phải chăng con gái đại gia đều hư hỏng?
Con gái đại gia cũng có năm bảy loại...
Em đại gia em có quyền!
Được bố mẹ cưng chiều, tiền bạc rủng rỉnh khiến không ít ái nữ chỉ chăm chăm vào tiêu tiền và quậy phá.
Minh H. (16 tuổi) con gái của một đại gia ở TP.HCM bất cần chia sẻ: "Ba mẹ bân rộn suốt nên cho em một cái thẻ để tiêu xài thoải mái, em lại là gái út trong nhà nên muốn gì ba mẹ cũng chiều. Thế nhưng mà chán lắm, có khi cả tuần chả nói được với ba mẹ 3 câu. Thế nên, em mới làm đủ trò: bar, pub, nhậu nhẹt,...để được chú ý. Vậy mà ai cũng bận cái này cái kia, rồi đi công tác nên cũng không biết luôn".
Hỏi về tương lai, sự nghiệp; cô bé có tiếng siêu quậy này thở dài: "Không biết em thích gì nữa, có gì cần thì cứ tự quẹt thẻ mà mua. Học hành ba mẹ cũng không ép, chỉ muốn tống em đi du học rồi về phụ giúp kinh doanh nhưng em không thích nên cũng chưa biết tính sao".
Nói về bạn bè, Minh H. có vẻ rành rỏi: "Bạn thì ít, bè thì nhiều. Mình có tiền thì khối đứa thích làm quen, làm thân; nhưng hết tiền thì chưa biết thế nào. Như em đây là còn hiền đấy, chứ nhiều đứa bạn em bị ba mẹ chỉ biết cho tiền thì cặp kè, đập đá, bỏ học....đủ kiểu. Mà cũng chả hiểu, các ông bà kiếm tiền làm gì mà quên cả con cái".
Ảnh minh họa: Con gái đại gia cũng có năm bảy loại...
Chẳng nói đâu xa ngay cô nàng người mẫu Tây Andrea nổi tiếng của showbiz cũng là con gái của một doanh nhân thành đạt và chiều con gái nên chuyện vật chất có lẽ không là vấn đề với cô nàng. Thế nhưng, thay vì chăm chỉ học hành như các bạn bè cũng lứa tuổi thì cô lại bỏ học và dính vào những scandal đình đám. Những tấm ảnh bán nuy, nội y với tư thế khá khiêu gợi, ảnh "giường chiếu" với bạn trai - hot boy Baggio hay những lùm xùm chuyện tình cảm khiến cô nàng không còn chiếm được thiện cảm của nhiều người.
Tai hại không kém là không hiếm những cô nàng được sinh ra trong lụa là gấm vóc, được "nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa", "mưa chả đến mặt, nắng chả đến đầu" nên kiêu kỳ, khó gần. Họ lúc nào cũng nhìn đời bằng nửa con mắt, không thèm chơi với những người được cho là "thấp kém hơn mình". Nhưng điều quan trọng mà dường như các tiểu thư không nhận ra là tiền bạc đều không do mình tự kiếm được mà chỉ biết vòi vĩnh từ phụ huynh.
Siêu giỏi
Trái với những con cưng siêu quậy là những ái nữ khá kín tiếng, siêng năng học hành và hỗ trợ công việc kinh doanh của gia đình.
Huyền Linh (18 tuổi) con của một đại gia có tiếng ở Đồng Nai, đang du học ở Úc nhưng khá kín tiếng. Cô bạn thân gần nhà cho biết: "Chắc chẳng ai nghĩ Huyền Linh là con đại gia đâu. Những năm cấp 3 bạn ấy vẫn tự đi học ở trường chuyên bằng chiếc xe đạp điện; chơi với bạn bè thì cực kỳ hòa đồng và chưa bao giờ tiết lộ về thân thế nhà mình. Đừng nghĩ con đại gia là không biết làm việc nhà, không biết nội trợ vì Linh khéo tay và chịu khó không kém bất kỳ cô gái nào. Bạn ấy đã làm thay đổi suy nghĩ, định kiến về những nàng tiểu thư nhà giàu".
Không hiếm những nàng ái nữ học giỏi, kinh doanh giỏi nhưng khá kín tiếng của các đại gia luôn được nhiều người ngưỡng mộ. Đầu tiên phải nói đến Nguyễn Ngọc Nhất Hạnh đang được coi là triệu phú trẻ nhất trên sàn chứng khoán Việt Nam với khối tài sản lên tới hơn 80 tỷ đồng. Sự chú ý của dư luận về ái nữ này còn ở chỗ cô có thành tích học tập nổi bật, có thực lực thật sự với thành tích học tập đáng nể khi trở thành một trong những thí sinh đạt chứng chỉ tiếng Anh IELTS cao nhất Việt Nam với tổng điểm trung bình đạt 8,5; trong đó có kỹ năng đọc và viết lên tới 9,0 khi mới 18 tuổi.
Lê Diệp Kiều Trang (Christy Lê) là ái nữ của ông Lê Văn Trí, Phó tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Casumina, cũng khiến nhiều người khâm phục và ngưỡng mộ. Năm 1998, cô nhận học bổng học dự bị đại học 2 năm tại Anh và năm 2000 giành học bổng Đại học Oxford. Sau đó cô sang Mỹ định cư và được học bổng Legatum của Trường Quản trị Sloan của Viện Công nghệ Massachusetts (MIT). Năm 2011, cô tốt nghiệp thủ khoa ngành thạc sĩ quản trị kinh doanh và đầu quân cho Tập đoàn Tài chính Mc Kinsey, văn phòng tại Boston với vị trí chuyên gia tư vấn tài chính.
Một ái nữ giỏi giang khác là Trần Phương Ngọc Thảo, con gái ông Trần Phương Bình, Phó Chủ tịch HĐQT kiêm tổng giám đốc ngân hàng Đông Á và bà chủ công ty vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ) Cao Ngọc Dung. Cô là một trong những sinh viên Việt Nam hiếm hoi được cả 5 trường đại học lớn của Anh và Mỹ muốn trao học bổng toàn phần. Ngay từ khi chưa tốt nghiệp, Thảo đã được 5 trường chấp nhận tuyển thẳng làm nghiên cứu tiến sĩ. Đó là các trường Harvard, North Westhern (Mỹ), Cambridge, London Economic School và Oxford (Anh). Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) cũng đồng ý tài trợ học bổng toàn khóa học cho Ngọc Thảo.
Con gái đại gia, cũng lắm nẻo vào đời...
Theo Đât Viêt
Vì sao người phụ nữ ở Thanh Hóa lại đeo cả trăm cây vàng? "Số trang sức này là do tôi tích cóp từ nhiều năm qua. Tôi đeo cho đẹp chứ không phải để trừ tà như một số người đồn đoán", chị Tình khẳng định. "Lúc mới đeo, tôi bị nhiều người quở, có người còn cho rằng tôi gặp vấn đề về thần kinh, có người còn hù dọa tôi sẽ bị người khác...