Vượt sông đến trường trên vùng đất An toàn khu
Bước vào đầu mùa mưa ở miền Trung, hàng trăm học sinh H’re ở huyện miền núi Ba Tơ (Quảng Ngãi) vẫn kiên trì bám trường, bám lớp nuôi từng con chữ. Con đường đến trường luôn trắc trở, gian nan và nguy hiểm bởi lối đi “độc đạo” phải băng qua con sông chảy xiết.
Từ TP Quảng Ngãi đi ngược về hướng Tây lên huyện miền núi Ba Tơ, băng qua tuyến đường liên huyện gồ ghề đá theo hướng về “vùng bệnh lạ”. Tại đoạn sông Nước Nẻ (xã Ba Vinh) vào giữa tháng 9, PV Dân trí chứng kiến cảnh học sinh lội qua con sông đang chảy xiết sau khi con nước thượng nguồn vừa đi qua.
“Từ hơn 10 ngày nay, buổi chiều thường có mưa lớn, nước từ thượng nguồn đổ xuống con sông này rất dữ dội. Khi trời chập tối, chẳng ai dám đi qua con sông này cả, sợ dòng nước bất ngờ ập xuống thì chết mất. Còn bây giờ là lúc trưa, tụi nhỏ vừa tan học nên mới dám đi về”, ông Phạm Văn Leo cho biết.
Dòng nước mấp mé đầu gối học sinh vượt sông đến trường.
Theo quan sát của chúng tôi, lòng sông Nước Nẻ rộng khoảng 100m, mặc dù chưa xuất hiện lũ thường xuyên nhưng dòng nước vẫn luôn chảy xiết. Người dân nơi đây dùng đá để hạn chế dòng chảy, tạo điều kiện cho trẻ em đi lại an toàn.
Nằm bên kia sông Nước Nẻ, có 133 hộ (469 nhân khẩu) thuộc 3 xóm Làng Chỏi (thôn Nước Nẻ), Làng Gò Đập (thôn Gò Đập) và Làng Chính Giông (thôn Huy Dui); trong đó có 235 học sinh phải lội qua sông đi học.
Hàng ngày, học sinh bên kia sông Nước Nẻ phải vượt sông đến trường, khi nước lũ bất ngờ ập xuống thì tính mạng như “ngàn cân treo sợi tóc”.
Bà Nguyễn Thị Thanh Phước – Phó Chủ tịch UBND xã Ba Vinh cho biết: “Toàn bộ người dân ở 3 xóm thuộc 3 thôn bên kia sông, họ đều đi lại qua điểm sông Nước Nẻ vì đây là điểm an toàn hơn vào mùa khô. Còn vào mùa lũ, người dân bên kia sông bị cô lập hoàn toàn, học sinh buộc phải nghỉ học thôi. Đây là con sông chảy xiết, người dân không dám dùng ghe hoặc phương tiện nào khác đi qua sông khi nước lũ dâng cao”.
Video đang HOT
Mỗi buổi đến trường, hàng trăm học sinh đành chấp nhận lội bộ qua sông, các em đến trường với chiếc quần tây bị ước sũng. Nếu lỡ bị trượt chân, toàn bộ quần áo và sách vở đành “tắm” nước sông trước lúc vào lớp học.
Con đường đến trường của học sinh vùng cao càng gian nan hơn khi mùa lũ sắp đến.
Em Phạm Văn Liêu – học sinh lớp 8 trường THCS Ba Vinh chia sẻ: “Khi nào thấy dòng nước cạn, chúng em mới dám rủ nhau đến trường, chứ mùa lũ đến, em đành ở nhà tự học. Những lúc nhớ bạn bè, thầy cô và cái chữ, em chỉ biết đứng bên này nhìn qua bên kia sông mà thôi. Giá như có chiếc cầu bắt qua, chúng em có thể đến trường trong mùa lũ và con chữ không bị dán đoạn”.
Theo bà Nguyễn Thị Thanh Phước, khi mùa lũ đến thì 133 hộ bị cô lập hoàn toàn, kéo theo đó hệ thống điện, sóng điện thoại, nước ngọt, lương thực cũng bị cắt đứt hoàn toàn. Do đó, người dân tự dự trữ gạo và thực phẩm trước mùa mưa lũ đang cận kề.
Người dân địa phương dùng đá chặn dòng nước chảy xiết.
Hiện nay, trên địa bàn huyện Ba Tơ có 35 điểm người dân đi lại qua sông, suối, trong đó có 10/13 cầu treo nhà nước đầu tư đang được sửa chữa trước mùa mưa bão (từ nguồn vốn 30a, 135 và ngân sách xã), 11 cầu tạm tự phát và người dân tự băng qua sông.
Hàng trăm học sinh mơ ước có cây cầu nối nhịp hai bên bờ để hành trình tìm con chữ đỡ nhọc nhằn.
Trao đổi với PV Dân trí, ông Đinh Quang Thọ – Trưởng phòng Kinh tế và hạ tầng huyện Ba Tơ cho biết: “Hiện nay có 4 điểm nguy hiểm mà người dân thường xuyên lội bộ qua sông, đây là nơi có dòng nước chảy xiết tại khu vực xã Ba Xa (3 điểm thuộc 3 thôn Nước Lăng, Gọi Re và Nước Chạch) và thôn Nước Nẻ (xã Ba Vinh). Với nhu cầu cấp thiết, huyện đang xin ngành Giao thông Vận tải đầu tư xây dựng cầu treo theo đề án của Bộ GTVT. Tuy nhiên, về lâu dài, địa phương mong muốn xây dựng cầu kiên cố vĩnh cửu, vì sau mỗi mùa lũ, đa phần các cầu treo đều xuống cấp, trong khi huyện có quá nhiều cầu treo và kinh phí hạn hẹp”.
Ông Lê Hàn Phong – Chủ tịch UBND huyện Ba Tơ tâm sự: “Địa phương là huyện miền núi nghèo nằm trong chương trình 30a, dân số chiếm chủ yếu là người dân tộc H’re. Từ các chương trình mục tiêu cùng nguồn ngân sách nhà nước, đa phần tập trung ổn định dân sinh. Để xây dựng chiếc cầu kiên cố, địa phương không thể thực hiện được. Tôi và nhân dân Ba Tơ mong muốn có cây cầu Khuyến học và Dân trí ở vùng An toàn khu này”.
Hồng Long
Theo Dantri
Cuối năm nay, Tp.HCM hết lo ngập nước khu nội thành?
Trao đổi với BizLIVE bên lề Kỳ họp thứ 15, HĐND TP.HCM khóa VIII vừa diễn ra ngày 11/9, ông Nguyễn Hữu Tín, Phó chủ tịch UBND TP.HCM đã "trần tình" nguyên nhân vì sao TP.HCM luôn bị ngập nước bởi cả mưa và triều cường.
Người Sài Gòn còn phải "bì bõm" mỗi khi mưa và triều cường (trong ảnh: người dân lội nước do mưa trên đường Nơ Trang Long quận Bình Thạnh, ảnh: Ngôn Dân)
Theo Phó chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Hữu Tín, có 4 nguyên nhân dẫn đến tình trạng thành phố ngập nước mỗi khi trời mưa to và triều cường, đó là: Cốt nền của TP.HCM trước đây chỉ được thiết kế cho một đô thị chỉ 2,5 triệu dân. Đến nay dân số thành phố lên tới trên 10 triệu người, do đó, hệ thống này đã quá lạc hậu.
Thứ hai, ông Tín thừa nhận rằng, nhiều công trình xây dựng hạ tầng đã "xâm hại" đến hệ thống thoát nước của thành phố nhưng để quản lý vấn đề này hết sức khó khăn.
Cũng theo ông Tín, ngay cả các công trình thoát nước đô thị đang trong giai đoạn khởi công cũng chính là nguyên nhân gây ách tắc dòng chảy. Đơn cử là dự án Tân Hóa - Lò Gốm đang khởi công đã khiến khu vực quận 6, Tân Phú bị ảnh hưởng.
Nguyên nhân thứ ba, hệ thống đường dẫn thoát nước của TP.HCM hiện nay đã quá tải, trong khi để thẩm định và thay thế toàn bộ hệ thống này đòi hỏi rất nhiều thời gian và kinh phí đầu tư lớn.
Và cuối cùng là do ý thức của người dân trong việc góp phần chặn dòng chảy của hệ thống thoát nước, cũng như còn rất nhiều hộ dân xây nhà lấn chiếm kênh rạch.
Theo các chuyên gia, để hoàn thiện hệ thống thoát nước, cống ngăn triều chống ngập trên toàn địa bàn thành phố cần số tiền ít nhất lên tới 9 tỷ USD.
Trong khi đó, hiện thành phố đang đầu tư cho các dự án chống ngập lớn nhỏ chưa tới 2 tỷ USD. Do kinh phí hạn chế nên trước mắt thành phố chỉ tập trung xây đê bao tại các điểm xung yếu là chính.
Hiện TP.HCM đang trong cao điểm của mùa mưa và cũng là thời điểm thường xuyên bị ảnh hưởng của triều cường.
Do đó, nhiều tuyến đường cả khu vực nội thành lẫn ngoại thành thường xuyên bị ngập bởi triều cường như đường Lương Định Của (quận 2), Kha Vạn Cân (Thủ Đức), Huỳnh Tấn Phát (quận 7), Bến Phú Định, Bến Bình Đông (quận 8), quốc lộ 50 (huyện Bình Chánh)...
Còn với trời mưa, nhiều khu vực trên toàn địa bàn thành phố thường xuyên bị ngập trên diện rộng như khu vực quận Bình Thạnh, quận 6, quận 7, quận 11, Tân Bình...
Đặc biệt, hàng loạt tuyến đường lớn khu vực trung tâm vẫn bị ngập như đường Nguyễn Hữu Cảnh, Xô Viết Nghệ Tĩnh (Bình Thạnh), đường Điện Biên Phủ (quận 1), Phan Đình Phùng (Phú Nhuận)...
Để giải quyết bài toán chống ngập trước mắt, ông Nguyễn Hữu Tín cho biết, UBND thành phố đã yêu cầu các đơn vị liên quan báo cáo cụ thể đã giải quyết được bao nhiêu điểm ngập, bao nhiêu điểm ngập phát sinh để tập trung mọi lực lượng giải quyết, trong đó ưu tiên giải quyết những điểm ngập tại các nơi xung yếu và khu vực nội thành.
"Thành phố phấn đấu từ nay đến cuối năm 2014 sẽ cơ bản giải quyết được tình trạng ngập nước tại khu vực nội thành thành phố", ông Tín khẳng định.
Theo NTD/Bizlive
Rủ nhau tắm hồ, hai trẻ em chết đuối thương tâm Vụ đuối nước khiến hai trẻ em thiệt mạng ở xã Ia Đêr, huyện Ia Grai (Gia Lai) một lần nữa dấy lên hồi chuông cảnh báo về tình trạng trẻ tự do tắm sông, hồ. Chiều tối ngày 22/8, hai em Puih Yok và Ksor Bonh (đều sinh năm 2006) là người đồng bào dân tộc thiểu số ở xã Ia Đêr,...