Vượt qua thác nước hùng vĩ của thế giới vẫn sống sót trở về, 15 năm sau người đàn ông lại mất mạng chỉ vì vỏ trái cây
Nhiều lần mạo hiểm, thử thách bản thân dưới lưỡi hái của tử thần, Bobby vẫn vượt qua tất cả. Thế nên, nguyên nhân dẫn đến cái chết của ông được cho rằng vô cùng “lãng xẹt”.
Bobby Leach sinh ra ở Manchester vào năm 1858. Ông được mệnh danh là một người đàn ông liều mạng, thích thử thách mình ở những trò mạo hiểm và vào năm 1911, ông còn băng qua thác Niagara trong một chiếc thùng bằng thép. Bobby sống sót vượt qua biết bao trò mạo hiểm thế nhưng cuối cùng, ông lại thiệt mạng chỉ vì vỏ trái cây.
Bobby đến Mỹ sinh sống vào năm 18 tuổi và đã trở thành một tay bơi lội cừ khôi. Anh bắt đầu sự nghiệp biểu diễn của mình ở rạp xiếc Barnum and Bailey, thể hiện khả năng bơi lội của mình qua những màn biểu diễn trong nước.
Bobby bên chiếc thùng thép ông đã dùng để vượt qua thác Niagara. (Ảnh: Internet)
Năm 1909, ông nhảy dù xuống sông Niagara từ cầu Honeymoon cao 63m. Đến năm 1911, ông vượt qua thác Niagara trong một cái thùng thép. Cần phải nói rằng Bobby không phải là người đầu tiên sống sót đi qua thác Niagara trong thùng màkỳ tíchnày thuộc về nữ giáo viên Annie Edison Taylor (ở Auburn, Mỹ) vào ngày 24/10/1901, sinh nhật lần thứ 63 của bà. Thác Niagara nằm ở biên giới Mỹ và Canada, gồm 3 thác riêng biệt là thác Horseshoe, thác Mỹ và thác Bridal Veil. Đây là thác nằm trong danh sách những điểm phải đến trong đời của rất nhiều người trên thế giới, đồng thời cũng là nơi những người đam mê mạo hiểm muốn vượt qua giống cách của bà Annie. Và trong số đó, có cả Bobby Leach.
Trước chuyến đi mạo hiểm, ông điều hành từng một nhà hàng và từng khoe với khách hàng của mình rằng bất kì điều gì Annie có thể làm, ông cũng có thể. Vì vậy, ông đã dành một khoảng thời gian để chuẩn bị. Mục tiêu của ông là trở thành người thứ 2 vượt qua thác Niagara và là người đầu tiên đi qua thác Horseshoe trong thùng. Ông đã thiết kế một thùng bằng thép vừa vặn với mình và tin rằng nó có thể giúp ông đi nhanh hơn loại thùng thông thường. Sau nhiều lần trì hoãn và tiêu tốn một khoản tiền, cuối cùng Bobby đã sẵn sàng thực hiện thử thách vào tháng 7/1911. Chính nhờ pha mạo hiểm băng qua thác Niagara trong một chiếc thùng đã giúp tên tuổi của ông được nhiều người biết đến.
Đó là ngày 25/7/1911. Trong thùng thép hình trụ có 2 đầu bằng gỗ, Bobby bắt đầu thử thách vào lúc 2 giờ 55 phút chiều. Đây là sự kiện được công bố rộng rãi, có sự chứng kiến của rất nhiều người bởi họ muốn xem liệu người đàn ông tuổi ngũ tuần này có thể đạt được mục đích không và nếu được, kết quả sẽ là gì. Khoảng 3 giờ chiều, thùng thép của Bobby đã bị đập vào một tảng đá lớn, miếng cản bằng gỗ đã bị vỡ. Lực đập rất mạnh và nó đã khiến Bobby bị thương ở trán. Sau đó, Bobby tiếp tục đi và đến được khu vực trung tâm vào khoảng 3 giờ 13 phút chiều, rồi đi thẳng đến thác Horseshoe.
Thác Niagara nằm ở biên giới Mỹ và Canada, gồm 3 thác riêng biệt là thác Horseshoe, thác Mỹ và thác Bridal Veil. (Ảnh: Internet)
Tuy nhiên, khi thùng thép của Bobby băng qua nhà máy điện Ontario, nó đã bị vướng vào xoáy nước và ở đó khoảng 20 phút. Cuối cùng, Fred Bender – người đã làm việc tại nhà máy này – đã cùng các nhân viên khác cứu Bobby. Fred đã cột một đầu dây vào người mình, đầu còn lại đưa cho các nhân viên khác. Anh nhảy xuống nước, đến chỗ thùng của Bobby, những người trên bờ sẽ kéo Fred và chiếc thùng vào. Khi được cứu khỏi thùng thép, Bobby đã bị thương ở trán cùng nhiều chấn thương khá nặng khác trên cơ thể. Bobby sau đó đã phải nhập viện và điều trị trong suốt 23 tuần mới hoàn toàn bình phục.
Video đang HOT
Kể từ sau chuyến mạo hiểm ở thác Niagara, Bobby trở nên nổi tiếng. Nhiều năm sau đó, ông đã đi đến Canada, Mỹ, Anh, kể lại hành trình mạo hiểm của mình, giảng dạy và triển lãm thùng thép mà ông đã dùng để vượt qua thác Niagara. Ông quay trở lại thác Niagara, New York vào năm 1920 và mở trung tâm trò chơi giải trí. Ở độ tuổi 60, ông vẫn nỗ lực bơi qua các ghềnh, xoáy nước nhưng thất bại và thậm chí có lần suýt mất mạng, phải có người cứu sống.
Nhiều lần mạo hiểm, thử thách bản thân dưới lưỡi hái của tử thần, Bobby vẫn vượt qua tất cả. Thế nên, nguyên nhân dẫn đến cái chết của ông được cho rằng vô cùng “lãng xẹt”. Năm 1926, trong một chuyến lưu diễn ở New Zealand, Bobby không may đã đạp lên một miếng vỏ trái cây và đã bị trượt. Chân ông đã bị thương, nhiễm trùng, cuối cùng đã bị hoại tử và phải cắt cụt chân. Thế nhưng ông lại bị biến chứng và chỉ 2 tháng sau đó, ngày 28/4/1926, ông đã qua đời.
Mộ phần của Bobby Leach. (Ảnh: Internet)
(Nguồn: bbc, thewireless, thevintagenews, niagarafallsmuseums, paperspast.natlib.govt)
Theo Helino
90 năm, 100 năm, hay 150 năm: Đâu là giới hạn tuổi thọ của con người?
Giới hạn tuổi thọ con người là bao nhiêu? Người nắm giữ kỷ lục hiện tại là 122 tuổi.
Jeanne Louise Calment là một lão bà người Pháp, hiện đang nắm giữ kỷ lục sống thọ nhất trong lịch sử loài người với 122 năm và 164 ngày. Calment qua đời vào năm 1997, và cho đến bây giờ vẫn chưa có ai sống qua được con số 120 năm như bà.
Quan trọng hơn, bà đã sống rất viên mãn vào những năm cuối đời. "Cả đời tôi chỉ có một nếp nhăn, và giờ tôi đang ngồi lên nó đấy" - Calment hài hước chia sẻ trong một bài phỏng vấn vào năm 110 tuổi.
Sinh - lão - bệnh - tử, ai sinh ra cũng phải già đi, mắc bệnh rồi chết. Nhưng giới hạn tuổi thọ của con người là bao nhiêu?
Cần biết rằng, theo nghiên cứu của Benjamin Gompertz vào năm 1825, tỉ lệ tử vong sẽ tăng theo cấp số nhân khi chúng ta già. Cứ mỗi 8 năm, tỷ lệ sẽ tăng gấp đôi.
Tuy nhiên, quy tắc của Gompertz chỉ tính từ năm 30 - 80 tuổi. Còn sau ngưỡng đó, rất nhiều chuyên gia tỏ ra không đồng tình với cách tính này. Như theo nghiên cứu mới đây được công bố trên tạp chí Science, thì tử thần có vẻ như đã dễ dãi hơn với con người trong giai đoạn này.
"Nghiên cứu nhằm mục đích kiểm tra xem tỷ lệ tử vong của con người có giống với các loài khác không" - Kenneth Wachter, giáo sư về nhân khẩu học và thống kê tại ĐH California (Berkeley, Mỹ).
Tỉ lệ tử vong, theo Wachter, sẽ tăng dần cho đến 80 tuổi, nhưng lại giảm dần sau đó, trở nên ổn định trong giai đoạn 105 - 110.
Làm rõ hơn một chút, chúng ta đang nói đến mức độ tăng trưởng của tỉ lệ tử vong, chứ không chỉ là bản thân cái tỉ lệ ấy. Nếu riêng về tỷ lệ tử, thì số người sống quá thọ cũng không nhiều. Chỉ 2:100.000 phụ nữ sống được đến năm 110 tuổi. Với nam giới thì tỷ lệ còn thấp hơn - chỉ 2 phần triệu.
Trong nghiên cứu của Wachter thì khi chạm ngưỡng 105 tuổi, khả năng... sống sót cho đến sinh nhật thứ 106 tuổi sẽ là 50-50.
Giống như đồng xu của số mệnh vậy. Bạn tung lên, ra mặt ngửa - bạn 106 tuổi; còn nếu úp - bạn thọ 106 tuổi. Cứ như vậy đến 107, 108, 109 và 110.
Để có được kết quả này, các chuyên gia đã theo dõi những ngườ thọ trên 105 tuổi, sinh ra tại Ý trong giai đoạn 1896 - 1910. Nghiên cứu bao gồm 3836 người, với tổng cộng 3373 phụ nữ và 463 nam giới.
"Người Ý có bộ cơ sở dữ liệu tốt nhất hiện tại" - Wachter chia sẻ.
Còn Holger Rootzen từ ĐH Công nghệ Chalmers (Thuỵ Điển) thì cho rằng đây là một nghiên cứu hết sức tỉ mỉ. Trên thực tế vào tháng 12/2017, Rootzen đã từng bác bỏ giả thiết về việc giới hạn tuổi thọ của con người là cố định. Ông cho rằng dù tỷ lệ con người thọ hơn 115 tuổi là rất thấp, nhưng không có nghĩa là không có.
Và theo ông dự đoán thì trong vòng 1/4 thế kỷ tới, người có tuổi thọ cao nhất sẽ là 128.
Trên thực tế, số người sống siêu thọ giờ đang ngày càng tăng. Chẳng hạn tại Italy, 4 người sinh vào năm 1896 đã thọ hơn 105 tuổi. 600 người sinh vào năm 1910 hiện giờ vẫn đang sống.
Theo Rootzen, vấn đề nằm ở tỷ lệ. Giống như trò phi tiêu vậy, sẽ rất khó để bạn nhắm trúng hồng tâm chỉ với 10 lần ném. Nhưng ném hàng ngàn lần thì lại ra vấn đề khác. Tương tự như vậy, giai đoạn 1896 - 1910 có tỷ lệ trẻ tử vong là rất thấp tại Italy.
"Càng có nhiều người sinh ra ở một giai đoạn trong quá khứ, tỷ lệ kỷ lục bị phá càng cao."
Hơn nữa, sự phát triển của y tế đã giúp cho việc chăm sóc người già ngày càng được cải thiện. Và kết quả là ngày càng có nhiều người đạt ngưỡng 100 tuổi.
"Chỉ khi nào chúng ta hiểu được mối quan hệ giữa di truyền và các yếu tố khác trong cuộc sống - như dinh dưỡng, hành vi... - với tuổi thọ, ta mới có thể biết được tại sao ngày càng có nhiều người sống thọ đến thế."
"Ngay cả phong cách sống - như luyện tập, ăn uống lành mạnh - dường như cũng chỉ có tác dụng khi còn trẻ. Còn lúc về già, chúng chẳng quan trọng nữa" - Rootzen cho biết.
Tham khảo: Science Alert
Theo Helino
Quy trình báo động đỏ cứu sống thanh niên bị đâm đến tủy sống Bệnh nhân 32 tuổi tại TP HCM được bác sĩ cứu khỏi tử thần sau khi bị đâm xuyên ngực phạm đến tủy sống. Ảnh minh họa Bệnh nhân được đưa đến Bệnh viện Nhân dân 115 cấp cứu sau 10 phút bị đâm vào vùng ngực. X-quang tim phổi ghi nhận dị vật cản quang nằm chồng lên bóng tim. Nghi ngờ...