Vượt qua đòn tra tấn suốt 5 năm nhờ sức mạnh tình yêu
Nhiều người đã không hiểu nổi vì sao ông Cờ có thể sống được để về với vợ con, sau 5 năm chịu sự những đòn thù trong tù. Nhưng với riêng bản thân ông Cờ, câu trả lời đó đã có ngay trong trái tim ông, sức mạnh trong ông những ngày khốc liệt nhất ấy chính là… tình yêu của ông dành cho người vợ hãy còn chưa kịp “động phòng hoa trúc”!
Đó là câu chuyện mà chúng tôi muốn kể về sức mạnh của tình yêu người lính cụ Hồ ngày ấy. Sau hơn 40 năm hòa bình lập lại trên đất nước Việt Nam, dù nhiều người trong số các cựu tù binh ngày ấy vẫn chưa thể quên đi những ám ảnh của chiến tranh, bom đạn và những thương tích trên thân thể mình. Nhưng trong họ vẫn luôn rực lên ngọn lửa của lòng tự hào dân tộc và tình yêu người lính…
Chưa kịp “động phòng hoa trúc” đã xung phong tuyến lửa
Bản Nghè thuộc xã Hương Sơn ( huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang) một ngày cuối tháng 8, khi không khí của ngày Quốc khánh đang đến gần, chúng tôi có mặt tại nhà cụ ông Hoàng Văn Cờ (SN 1944), khi ông đang chăm cho vườn rau nhỏ của mình xanh tốt. Thấy nhà có khách lạ, ông gọi vọng vào trong nhà: “Bà nói ơi! Nhà có khách, bà pha ấm nước trà rồi tôi vào…!” rồi ông ra phía sân giếng rửa chân tay cho sạch sẽ.
Rót đều ra ba ly nước được nấu bằng nắm lá rừng (thứ nước uống quen thuộc của người Dao đỏ bản địa- PV) mời khách. Rồi nét mặt ông Cờ như chùng xuống suy tư, lần mò theo trí nhớ về miền ký ức những ngày đã xa.
Ông cụ vốn là người con trai út, sinh ra trong một gia đình có đến 9 anh chị em. Cũng như những đứa trẻ người dân tộc Dao ở đây, từ bé ông Cờ đã phải tập sống và quen dần với những vất vả của cuộc sống lam lũ nơi núi rừng. Có lẽ được “tôi luyện” trong cái khó, cái nghèo nên cậu thanh niên Cờ ngày ấy thấm thía nỗi cơ cực và cũng chàng trai này một sức chịu đựng dẻo dai.
Ông Hoàng Văn Cờ vẫn luôn tự hào về một “hậu phương” vững chắc của mình.
Vốn dĩ không phải là người đẹp trai, phong độ nhưng bù lại, ngay từ khi sinh ra anh có sức vóc hơn người và có tính cần cù, chịu khó. Chả thế mà ở cái bản Nghè này xưa kia đã có không ít người già, nếu là trong nhà có con gái lớn ao ước có được chàng rể như Cờ. Bởi họ cho rằng: “Nhà nào mà có được người con rể như anh Cờ chẳng khác nào có được con trâu tốt trong nhà…!”.
Nhưng, vì hoàn cảnh không có đủ điều kiện để làm lễ thách cưới. Trong thời gian đó, Cờ lọt vào “tầm ngắm” của bà ngoại cô Sơn nữ Hoàng Thị Cận (SN 1945, là người cùng địa phương- PV), Cận xưa vốn là người con gái đẹp người, đẹp nết, và chăm công việc, nhưng lại có hoàn cảnh hết sức éo le. Bố mẹ Cận đều mất sớm vì bệnh tật, nên cô phải ở với bà ngoại từ tấm bé.
“Ngày ấy nhà mình nghèo lắm, nhà có đến tận 9 anh chị em, nên cũng không có đủ điều kiện để mà làm lễ thách cưới theo phong tục. Mình cũng đinh ninh là sẽ chỉ ở vậy thôi. Cũng may gặp được bà nhà tôi, được bà ngoại thông cảm cho hoàn cảnh, gia đình tôi lúc ấy cũng mừng lắm, khi mà gia đình cô ấy không đòi hỏi lễ cưới gì cao sang. Nên chúng tôi đến với nhau đơn giản lắm…!” Ông Cờ kể lại.
Một đám cưới đơn giản được tổ chức vào cuối năm 1963, khi đôi trẻ hãy còn chưa kịp biết “hương vị” của tình yêu, thì Cờ nhập ngũ. Sau ngày cưới 4 ngày, chàng trai Tày ngày ấy kiếm về cho hai bà cháu nhà vợ một bó củi và phát quang bờ rào phía sau nhà rồi anh lên đường nhận nhiệm vụ.
Những vết thương trên cơ thể ông Cờ hơn 40 năm sau chiến tranh.
Hôm tiễn anh lên đường, cô sơn nữ Hoàng Thị Cận hãy còn bẽn lẽn: “Lúc ấy, tôi cứ nghĩ rằng chắc chỉ 3 năm sau ngày nhập ngũ anh sẽ về, nên chúng tôi cũng không cần vội vàng chuyện chăn gối. Nhưng nào ngờ kể từ sau ngày đó thời gian cứ kéo dài dần khoảng cách, tôi càng trông mong thì lại càng không thấy anh về, kể cả tin tức hồi âm. Mặc dù tôi đã gửi rất nhiều thư theo địa chỉ đơn vị, nhưng rồi lại bị gửi lại, do đơn vị liên tục di chuyển và thay đổi địa chỉ…!”, bà Cận chia sẻ.
Nhập ngũ ngày 10/4/1963, tại C10 thuộc tỉnh đội Hà Giang, đến năm 1967, Hoàng Văn Cờ nhận nhiệm vụ nam tiến. Cuộc hành quân kéo dài 3 tháng ròng, với bao khó khăn gian khổ, lúc bấy giờ ông Cờ giữ vai trò là lính thông tin. Còn nhớ người đi cùng đợt với ông là Dương Đức Sằn (năm nay đã 70 tuổi), Hoàng Đình Tăng A (xã Việt Hồng), Hoàng Đình Tăng B (xã Tiên Kiều) huyện Bắc Quang…
Khi tình yêu chiến thắng đòn roi và “hóa” thành sức mạnh
Video đang HOT
Năm 1968, trong khi tham gia vào chiến dịch Mậu thân Thừa thiên Huế rồi bị bắt. Nhớ lại thời điểm đó ông kể: “Trong lúc chiến sự đang xảy ra khốc liệt ấy, ông nghe một tiếng nổ lớn, khiến ông choáng váng rồi không hề hay biết gì nữa. Lúc tỉnh dậy ông mới biết mình đã bị bắt và đang bị chúng cầm tù”.
Bị giặc dùng đủ mọi cách hòng khai thác được thông tin, từ mềm dẻo dụ dỗ: “Nếu khai hết chúng sẽ thả cho về với vợ con, với gia đình…”. Thấy không được, chúng chuyển sang những trận đoàn tra tấn: Dùng đinh đóng ngang qua khớp gối, dùng dao xẻo từng mảnh thịt nhỏ, và róc xương ở cánh tay và đùi, chân…
Phải hứng chịu những trận đòn đến “thừa sống thiếu chết”, nhưng không để quân địch được toại nguyện. Nhiều người vì thế mà bị chúng giết hoặc không thể chịu đựng được đoàn tra tấn tàn ác. Nhà tù không hôm nào cũng có người chết, những người bạn tù lúc ấy người thì bị chúng cắt tai, cụt tay, cụt chân, có người còn bị chúng móc mắt. Cảnh tượng thảm thương lắm…”, khuôn mặt ông Cờ như đanh lại, trầm ngâm, trán toát mồ hôi.
Tình yêu là thứ giúp cho anh lính thông tin ngày nào vượt qua tất cả để có ngày trở về đoàn tụ cùng gia đình.
“Bị tra tấn đánh đập, nhiều lúc tưởng chừng như không thể sống nổi ấy. Tôi đều nghĩ đến gia đình, người thân và nhất là người vợ của mình, nếu mình chết đi thì bà sẽ chịu cảnh đơn thân. Chính tình yêu đã cho tôi thêm sức mạnh vượt qua tất cả. Nó khiến tôi không còn sợ hãi với những đòn roi, mà ngược lại càng thêm cứng rắn hơn…” ông Cờ chia sẻ.
Trong lúc đó, kể từ sau ngày ông đi, gia đình cứ nghĩ ông đã hy sinh, nên không có một hồi âm hay lá thư nào trở về. Lúc ấy bà Cận đang là y tá ở bệnh viện đa khoa huyện Bắc Quang, nên cứ mong ngóng trong số người thương binh chuyển về có chồng mình, rồi sau mỗi ca trực là bà lại chạy đi hỏi thông tin về chồng, gửi thư và không ngừng hy vọng. Tình yêu và nghị lực của đôi vợ chồng trẻ được đền đáp khi bà nhận được thư ông Cờ báo đang được điều trị ở Thanh Hóa (sau Hiệp định Paris (năm 1973) ông được trao trả tù binh. Bà vừa mừng vừa tủi, rồi xin đăng ký được nghỉ phép để khăn gói vào Thanh Hóa thăm chồng…
Được một năm sau, đến cuối năm 1974 bà sinh được người con trai đầu, rồi 5 người con (4 trai, 1 gái) lần lượt ra đời. Trong số 5 người con của ông bà, có 2 người bị ảnh hưởng chất độc hóa học từ ông. Người con trai đầu không thể sinh con, còn người con trai thứ 3 thì bị dị tật bẩm sinh, còn bản thân ông thì bệnh tật hành hạ suốt hơn 40 năm qua.
Bà Đặng Thị San (Phó chủ tịch UBND xã Hương Sơn) cho biết: “Lãnh đạo địa phương hết sức tạo điều kiện để ông được hưởng đầy đủ quyền lợi của mình: xây nhà tình nghĩa, tổ chức đến thăm hỏi, động viên gia đình vào ngày lễ tết. Hiện, chúng tôi đã hướng dẫn phía gia đình làm thủ tục để được hưởng chế độ 142 của TTg- CP, ông Cờ là người cuối cùng vẫn chưa được hưởng chế độ này…”
Theo Khampha
Cận cảnh hình thức tra tấn kinh hoàng nhất lịch sử
Ít ai ngờ, giam cầm trong không gian im lặng là hình thức tra tấn còn đáng sợ hơn cả cái chết...
Trong lịch sử phát triển của nhân loại, chúng ta từng chứng kiến biết bao hình thức tra tấn dã man từ ngũ mã phanh thây, đóng đinh lên người, dìm xuống nước...
Thế nhưng, ít ai ngờ, nếu đem so các hình thức tra tấn trên với phương pháp biệt giam thì không thấm vào đâu. Nói cách khác, biệt giam là hình thức tra tấn đã được khoa học chứng minh là đáng sợ nhất trong lịch sử loài người...
Biệt giam là hình phạt dành cho các tù nhân đặc biệt (do vi phạm quy định của trại giam, phạm tội rất nghiêm trọng...). Nói đơn giản, biệt giam nghĩa là "tù trong tù". Các tù nhân nhận hình phạt này sẽ bị giữ trong một không gian chật hẹp, cách ly hoàn toàn với các tù nhân khác ít nhất 22 giờ/ngày.
Tuy nhiên, biệt giam không chỉ đơn giản là một hình phạt. Dưới góc nhìn khoa học, đây thực sự là một biện pháp tra tấn tâm lý đáng sợ ngay giữa thời hiện đại.
Biệt giam ra đời ở Mỹ từ thập niên 1820. Hình thức tra tấn tâm lý này được áp dụng với mong muốn tù nhân bị giam giữ sẽ tự đối mặt với bản thân và trước Chúa, từ đó nhận ra tội lỗi của mình.
Người thời ấy đánh giá biệt giam là một hình phạt thay thế án tử hình - một biểu hiện của tiến bộ xã hội. Theo thời gian, biệt giam nhanh chóng được áp dụng trên quy mô vô cùng rộng lớn, lan sang cả các nước châu Âu.
Nhà tù sở hữu công trình xây theo hình chữ X đồng nghĩa với việc sở hữu phòng biệt giam.
Cận cảnh một căn phòng biệt giam dành cho tù nhân.
Những người sáng tạo ra biệt giam chắc không thể lường trước hình phạt này có sức ảnh hưởng lớn tới như thế nào với các tù nhân. Qua nhiều nghiên cứu khoa học, người ta đã chứng minh rằng, đây là hình thức tra tấn khủng khiếp và đau khổ hơn cả cái chết.
Khác với các biện pháp tra tấn từng tồn tại trong lịch sử, biệt giam không trực tiếp gây ra những đau đớn thể chất mà phá hoại tinh thần, nhận thức của tù nhân, khiến họ dần dần muốn được "chết".
Theo thống kê, các tù nhân bị biệt giam ở California (Mỹ) có nguy cơ tự tử cao gấp 33 lần so với tù nhân thông thường. Đáng lo hơn, nếu quá trình biệt giam kéo dài quá 15 ngày thì không có cách gì cứu được tù nhân.
Nghiên cứu về vấn đề này, nhà tâm lý học Terry Kuipers đã từng kết luận "biệt giam phá hủy phần người trong mỗi con người". Theo các nghiên cứu khác của Peter Scharff (2006) và Sharon Shalev (2008), biện pháp tra tấn tâm lý này phá hủy con người theo 7 cấp độ tăng tiến dần.
Đầu tiên, tù nhân bị biệt giam sẽ cảm thấy lo lắng, căng thẳng liên tục. Đôi khi họ tỏ ra khó chịu, sợ hãi và hoảng loạn vì nghĩ rằng mình sắp phải chết.
Ở cấp độ thứ hai, tù nhân sẽ trải qua sự trầm cảm nặng. Họ không còn biểu lộ được cảm xúc, tỏ ra thờ ơ và tuyệt vọng do bị cắt đứt các mối liên hệ xã hội trong thời gian dài.
Theo thời gian, nạn nhân tiến tới cấp độ thứ ba - đó là khi phần "con" xuất hiện. Họ luôn tỏ ra tức giận, nổi cơn thịnh nộ và thường xuyên bộc lộ các hành động bạo lực thể chất như đánh, đấm, chửi, mắng...
Sau giai đoạn này, nạn nhân bắt đầu rối loạn nhận thức khi họ mất dần khả năng tập trung và chú ý, trí nhớ suy giảm, suy nghĩ lẫn lộn và nhầm lẫn về phương hướng.
Bốn bức tường giam "giải phóng" con thú trong mỗi nạn nhân...
... và giam cầm phần người của họ.
Cấp độ thứ năm đánh dấu sự biến dạng nhận thức nghiêm trọng của nạn nhân bị tra tấn tâm lý qua biệt giam. Họ bắt đầu mẫn cảm với tiếng ồn và mùi, năm giác quan gần như không hoạt động, mất phương hướng và thường xuyên gặp những ảo giác.
Họ nhanh chóng bước sang cấp độ thứ sáu - hoang tưởng và rối loạn tâm thần, thích đóng giả những nhân vật bạo lực và trút giận lên người khác.
Cuối cùng, những người này nếu tiếp tục bị giam giữ sẽ có hành động tự làm đau bản thân cũng như tìm tới cái chết. Đó chính là cấp độ cao nhất của hình thức tra tấn tâm lý khủng khiếp này.
Dẫu rằng sự nguy hiểm của hình phạt này đã được khoa học chứng minh song cho tới nay, biệt giam vẫn còn tồn tại ở rất nhiều quốc gia trên thế giới.
Tuy vậy, một tín hiệu đáng mừng là các quốc gia đã và đang có những cố gắng để hạn chế tiến tới xóa bỏ hình thức tra tấn tâm lý khủng khiếp này. Song, đó là câu chuyện của tương lai. Còn các bạn, các bạn nghĩ sao về biệt giam?
Theo_Báo Đất Việt
Hà Nội: Tra tấn bạn trai mới của người yêu cũ Là một đại ca, Tài "gỉ" không chấp nhận chuyện bị người yêu "đá". Tài cùng đàn em tìm bắt bạn trai mới của người yêu cũ Tài, thay nhau tra tấn nạn nhân. Ngày 27/5, Công an Hà Nội cho biết đang tạm giữ hình sự Chu Văn Tài (tức Tài, "gỉ", SN 1971), Chu Bạch Dương (SN 1982, trú tại phường...