Vượt qua “cuộc hành xác”, đến lúc thầy Park phải đối mặt với hiểm họa tự thân đầy rủi ro
Hóa ra “liều thuốc mê” mà Nhật Bản “tiêm” cho các cầu thủ Việt Nam êm ái hơn, chứ bản chất “Võ League” chưa bao giờ rời bỏ các học trò của HLV Park Hang-seo.
Sự thay đổi “quý như vàng”
Sau cú cào tươm máu cổ cầu thủ đội trưởng Saudi Arabia – Salman Ai-Faraj, Tuấn Anh đã có hành động rất đẹp khi chủ động xin lỗi và đỡ cầu thủ đội bạn dậy. Bởi thế, dù vết cào khá to và nhìn khá kinh dị, song cầu thủ đối phương không hề phản ứng thái quá với tiền vệ Việt Nam.
Ở hiệp 1 trận đấu với Saudi Arabia, sau pha va chạm và cầu thủ đối phương có vẻ muốn “cà khịa”, Quang Hải chỉ nhoẻn miệng cười. Nụ cười ấy thể hiện rõ sự bình tĩnh, bản lĩnh và thái độ của người chơi thể thao mã thượng.
Ngay sau trận đấu với Nhật Bản, một KOL là người sáng lập một trong những trung tâm bóng đá trẻ em có quy mô lớn nhất Việt Nam, đã hồ hởi khoe rằng: ” Có một sự thay đổi quý như vàng nhưng hiếm ai thấy ở đội tuyển Việt Nam“.
Ông viết: ” Năm trận thua liền là 5 bài học quý giá cho các cầu thủ Việt Nam. Nhưng có một sự thay đổi rất đáng giá mà tôi cho rằng ít người nhận ra. Ở 4 trận đầu, các cầu thủ của chúng ta phạm lỗi nhiều, thậm chí có những tình huống chơi xấu khó chấp nhận.
Tuy nhiên, tới trận Nhật Bản mọi thứ đã khác. Cầu thủ Việt Nam chơi bóng tự tin, dù đối phương đẳng cấp hàng đầu châu lục.
Thông thường, người ta chỉ dùng tới vũ lực khi không thể đưa ra cách giải quyết nào tốt hơn. Với các cầu thủ trên sân, khi cảm thấy thua kém về mọi mặt, không thể tranh đua với đối phương sẽ dẫn tới tâm lý ức chế, dễ đá bậy. Tuyển Việt Nam từng rơi vào hoàn cảnh như vậy, mà rõ nhất là ở trận gặp Oman ở lượt trận thứ tư.
Video đang HOT
Việc đội tuyển Việt Nam thay đổi cho thấy các cầu thủ đã trưởng thành hơn nhiều và tự tin vào khả năng của mình. Tôi tin rằng chơi được với Nhật Bản như vậy thì không có lý do gì chúng ta phải ngại các đối thủ còn lại”.
Quả tình ở trận gặp Nhật Bản, các cầu thủ Việt Nam chơi “tử tế” hơn hẳn so với các trận đấu trước. Không hề có “cánh tay thừa” hay “cú ra chân không nhằm vào bóng” nào, thậm chí bầu không khí trên sân có phần hòa nhã, dù đội chủ nhà sớm phải nhận bàn thua. Hóa ra là do “cái vía” của đội tuyển Nhật Bản quá lớn, và họ biết cách kiểm soát bóng khiến đối phương có “muốn nổi nóng” cũng chẳng được.
Giang sơn dễ đổi…
Song đối lập với Quang Hải và Tuấn Anh, đối đầu với Saudi Arabia, đội tuyển Việt Nam lại chẳng hề thiếu những “cái đầu nóng”, giúp khán giả gợi lại rõ ràng hình ảnh “Võ League” tai tiếng của bóng đá Việt Nam.
Ngay phút thứ 9, Công Phượng đã kịp lĩnh thẻ vàng vì pha đánh vào mang tai trung vệ đối phương trong một pha bóng không cần phải tranh chấp, khi Saudi Arabia triển khai bóng từ sâu phần sân nhà. Nếu “nạn nhân” ở pha bóng ấy là cầu thủ Việt Nam, chắc hẳn “thủ phạm” đã “ăn đủ gạch đá” từ người hâm mộ Việt Nam.
Chỉ 4 phút sau, đến lượt Duy Mạnh “cà khịa” cầu thủ đối phương sau khi để mất bóng. Không chỉ dừng ở đó, cả Quế Ngọc Hải lẫn Văn Thanh đều xô vào “góp vui”. Phút 39, đến lượt Quế Ngọc Hải phải nhận thẻ vàng vì tranh cãi với trọng tài, để rồi “lĩnh án” nghỉ trận gặp Australia vì nhận đủ 2 thẻ.
Những hình ảnh của Công Phượng, Duy Mạnh hay Quế Ngọc Hải là quá quen thuộc với V.League, khi cách “gây áp lực” lên đối phương quen thuộc là chủ động phạm lỗi, cùng những màn “cà khịa” để dằn mặt chẳng hề liên quan gì đến chuyên môn.
Hậu quả của lối chơi đậm chất “Võ League” ấy là ngoài Quế Ngọc Hải và Tuấn Anh phải nghỉ trận tới, thì còn đến 7 cầu thủ khác của đội tuyển Việt Nam đang lơ lửng “án treo” trên đầu khi đã phải nhận 1 thẻ vàng, gồm Văn Thanh, Duy Mạnh, Xuân Trường, Thành Chung, Công Phượng, Văn Toàn và Văn Đức.
Dù sao thì những sự vắng mặt hay nguy cơ bị treo giò này cũng chẳng mấy quan trọng, bởi sau 6 trận đã đấu, rõ ràng đấu trường World Cup là quá sức với đội tuyển Việt Nam, và dù đối thủ có là Nhật Bản hay Trung Quốc, Quế Ngọc Hải hay Công Phượng bị treo giò thì cũng không mấy khác biệt. Song có một nguy cơ trước mắt, ở đấu trường quan trọng hơn nhiều – AFF Cup.
Đội tuyển Việt Nam đang là nhà đương kim vô địch của AFF Cup, đồng thời đang là “cái gai” mà bất cứ đội bóng Đông Nam Á nào cũng “muốn nhổ”. Với vị thế số 1 Đông Nam Á hiện tại của bóng đá Việt Nam, bất cứ đội bóng nào cũng muốn chiến thắng thầy trò HLV Park Hang-seo, dù phải dùng đến bất kỳ thủ đoạn nào.
Về chơi tiểu xảo, chưa chắc Malaysia hay Indonesia đã chịu kém Việt Nam.
V.League nổi tiếng là “Võ League”, song về độ “quái” ngoài chuyên môn, chưa chắc các cầu thủ Việt Nam đã “ngang trình” với Malaysia hay Indonesia. Ở tư thế cửa trên, nếu bị kéo vào những xô xát ngoài chuyên môn, hẳn nhiên đội tuyển Việt Nam sẽ là người gặp bất lợi. Nên nhớ với kha khá trụ cột dính chấn thương phải nghỉ dài hạn, sức mạnh của đội tuyển Việt Nam đang mong manh hơn bao giờ hết.
Còn một câu hỏi nữa, rằng liệu HLV Park Hang-seo có vô can trong những pha bóng mang đậm chất “Võ League” của các học trò, từ đội tuyển quốc gia cho đến U23 Việt Nam.
Hãy nhớ lại VCK World Cup 2002, Hàn Quốc từng tạo nên kỳ tích khó tin với ngôi vị “đệ tứ anh hào” thế giới, song cũng để lại “vết nhơ” không thể tẩy xóa khi chơi một thứ bóng đá cực kỳ xấu xí, với sự hỗ trợ không nhỏ của trọng tài. Năm ấy, HLV Park Hang-seo là trợ lý số 1 của HLV trưởng đội tuyển Hàn Quốc – Guus Hiddink.
Hỏi, có thể đã là trả lời.
Các CLB V.League biết khai thác bản quyền hình ảnh
Những năm gần đây, rất nhiều CLB V.League đã biết cách khai thác hình ảnh đội bóng và đặc biệt là các ngôi sao đang thi đấu cho họ. Nguồn thu từ hoạt động thương mại này đang ngày càng gia tăng, đóng góp lớn vào ngân quỹ của các CLB.
Kể từ khi U23 Việt Nam gây chấn động bóng đá châu Á bằng vị trí á quân tại VCK U23 châu Á 2018, sức hút bóng đá nội ngày càng lớn và đi kèm với đó là rất nhiều hoạt động thương mại được đẩy mạnh. Sự quan tâm của NHM cũng như các nhãn hàng lớn đã giúp nhiều cầu thủ có thêm nguồn thu nhập từ hoạt động quảng cáo. Nhiều thương hiệu lớn đã lựa chọn cầu thủ làm đại diện hình ảnh trong chiến dịch Marketing và đương nhiên "tiền phí" cho hoạt động quảng cáo này không hề nhỏ.
Trước đây đã có công ty đứng ra khai thác hình ảnh cầu thủ, báo giá cho từng hạng mục với các nhãn hàng, nhưng sau đó phải dẹp bỏ bởi quy định chặt chẽ từ các CLB. Theo đó, cầu thủ khi trở về CLB sẽ thuộc quyền sở hữu của chính đội bóng đó và tất cả chiến dịch quảng cáo của cầu thủ phải thông qua CLB.
Hiện có rất nhiều CLB sở hữu các ngôi sao lớn của bóng đá Việt Nam như Hà Nội FC, HAGL, TP.HCM và suốt hơn 3 năm qua, nhiều hợp đồng quảng cáo với cầu thủ được thực hiện thông qua CLB. Đây được xem là cách làm chuyên nghiệp, bởi các CLB đã bỏ ra rất nhiều tiền để đào tạo, ký hợp đồng chuyên nghiệp nên đương nhiên họ được phép khai thác thương quyền từ chính cầu thủ của mình.
Trên các phương tiện truyền thông cũng như các nền tảng mạng xã hội, NHM không còn quá bất ngờ khi bắt gặp các ngôi sao của bóng đá Việt Nam xuất hiện. Đi đầu trong xu thế đó là Hà Nội FC nhờ sở hữu nhiều ngôi sao như Quang Hải, Duy Mạnh, Văn Quyết, Thành Chung, Thành Lương... HAGL cũng không hề kém cạnh khi có trong tay những "cỗ máy in tiền" trên mặt trận quảng cáo, tiếp thị như Xuân Trường, Tuấn Anh, Văn Thanh và đặc biệt là Công Phượng.
Các ngôi sao của HAGL được coi là những "cỗ máy in tiền" trên mặt trận quảng cáo - Ảnh: ĐỨC CƯỜNG
Theo quy trình, khi các nhãn hàng muốn "thuê" cầu thủ quảng cáo cho thương hiệu của họ sẽ liên hệ, làm việc với các đội bóng chủ quản. Họ sẽ tính toán, thống nhất về giá thành cho mỗi đợt quảng cáo và thường thì CLB được hưởng tỷ lệ 30% trên tổng số tiền mà nhãn hàng đưa cho cầu thủ.
Sức hút của bóng đá mang lại ngày càng lớn và với các nhãn hàng, việc "thuê" cầu thủ quảng cáo sẽ đem lại hiệu quả lớn về chiến dịch marketing nên "giá tiền" cho mỗi thương vụ càng cao. Ví dụ điển hình, một cầu thủ ngôi sao làm đại sứ hình ảnh cho một nhãn hàng trong thời gian 1 năm sẽ có giá không dưới 1 tỷ đồng và khi đó CLB sẽ được nhận 300 triệu đồng.
Dù dịch Covid-19 làm ảnh hưởng đến nhiều hoạt động kinh tế xã hội, nhưng giá trị của cầu thủ Việt Nam không hề xuống, nhất là khi lúc này bóng đá Việt Nam ngày càng được biết đến rộng rãi, có sức ảnh hưởng lớn với nhiều tầng lớp xã hội.
"Miếng bánh" từ hoạt động thương mại quảng cáo cầu thủ ngày càng lớn nên nhiều đội bóng đã phải lên kế hoạch, triển khai phòng khai thác thương quyền cầu thủ, CLB để vừa đi tìm khách hàng vừa trực tiếp đàm phán, thống nhất các điều khoản hợp đồng. Tính chuyên nghiệp trong cách làm của các CLB ngày càng được coi trọng và bước đầu đã có nguồn thu lớn từ hoạt động thương mại cầu thủ.
Tuyển Việt Nam và tâm thế 'biết người biết ta' Nhìn cách gọi quân, đấu tập và gút danh sách cuối cùng cho mỗi chiến dịch của vòng loại thứ 2 và thứ 3, có thể thấy HLV Park khá trung thành với cách làm lâu nay, cho dẫu áp lực về sự đổi mới lực lượng lúc nào cũng được đặt ra. Ông thầy người Hàn Quốc chỉ thực sự tin cậy...