Vượt ngục chấn động: Cắt khóa, trèo qua lưới điện trong 5 phút
Bốn phạm nhân vượt ngục khỏi trại tạm giam Công an tỉnh Vĩnh Phúc đều rất trẻ. “Tên cầm đầu” mới chỉ 21 tuổi nhưng đã có thành tích đáng nể và được gọi là “đàn anh” trong trại tạm giam. Được chuẩn bị khá kỹ lưỡng, Sơn “trô” đã dẫn các tên tù trốn ngục thành công và tiếp tục trượt dài trên con đường tội lỗi của mình, để ngày về như càng mù mịt hơn.
Sơn “trô” là ai?
Khuôn mặt lạnh, dáng người tầm thước và đôi mắt không hề toát lên một chút cảm xúc nào trước đông đảo ánh mắt nhìn mình trân trối, Trần Ngọc Sơn (còn có biệt danh Sơn “trô” hay Sơn “trù”, SN 1989, trú tại phường Tích Sơn, Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc) bình thản đón nhận quyết định tăng hình phạt của TAND tỉnh Vĩnh Phúc về hành vi trốn trại.
Gặp Sơn “trô” ngoài đời, người bình thường có lẽ không dám làm phật ý Sơn chứ đừng nói đến hai từ “gây gổ” bởi Sơn “trô” sẵn sàng dùng nắm đấm giải quyết vấn đề.
Sơn “trô” là một thanh niên mới chỉ học hết lớp 11 nhưng bỏ học giữa chừng để “thỏa mãn” thú vui được chơi bời, lâu lổng. Từ lúc nào không rõ, Sơn dần sa đà vào con đường tệ nạn xã hội.
Các phạm nhân trốn tù.
Ngày 30/6/2006, khi y tròn 18 tuổi cũng là lúc y đánh dấu sự trưởng thành của mình bằng 12 tháng tù nhưng được cho hưởng án treo của TAND thị xã Vĩnh Yên về tội “cưỡng đoạt tài sản”, thời gian thử thách cho y là 24 tháng. Hết hạn thử thách, Sơn không tu chí làm ăn mà tiếp tục phạm lỗi tại địa phương.
Ngày 26/8/2008, Sơn “trô” bị TAND TP Vĩnh Yên tuyên phạt 30 tháng tù giam về tội “cố ý gây thương tích”. Từ lúc này, tên tuổi của y bắt đầu nổi lên trong giới giang hồ Vĩnh Phúc về nhiều thành tích bất hảo. Tiếng tăm của Sơn khiến y tuy mới chỉ 20 tuổi khi bước vào trại tạm giam nhưng đã khiến nhiều phạm nhân tại đây kiêng nể, gọi Sơn bằng “anh” và một mực nghe lời.
Video đang HOT
Trong thời gian bị tạm giam tại trại giam Công an tỉnh Vĩnh Phúc, Sơn được cán bộ quản giáo tin tưởng giao cho việc giữ gìn trật tự tại khu giam B3. Bằng chất “giang hồ” có sẵn, lại rất trâng tráo nên các phạm nhân tại khu B3 sợ Sơn “trô” hết mực. Cũng tại khu B3, Sơn quen biết một số chiến hữu mới và thường lân la tâm sự.
Trong số chiến hữu của Sơn tại trại, có thể kể đến Trần Quang Hiếu (SN 1991, trú tại tổ 2, phường Trưng Trắc, Phúc Yên, Vĩnh Phúc). Hiếu cũng không “kém cạnh” đàn anh của mình là bao khi cũng mang trên mình 2 tiền án. Một án 24 tháng tù giam năm 2008 của TAND thị xã Phúc Yên về tàng trữ trái phép chất ma túy. Mãn hạn tù, thanh niên này không những không quay đầu làm lại cuộc đời mà tiếp tục dấn thân vào vòng xoáy của tội lỗi và ma túy.
Cuộc đời mới gần 20 tuổi của Hiếu được đánh dấu vào năm 2010 khi mà thanh niên này tiếp tục bị kết án 48 tháng tù giam về tội “mua bán trái phép chất ma túy”. Cuộc sống đều bắt đầu từ những sa ngã còn rất sớm đã đưa hai gã thanh niên trẻ đến với nhau và trở thành chiến hữu tại khu giam B3 của trại tạm giam.
Sau một thời gian bị giam tại khu B3, Sơn và Hiếu được chuyển sang khu giam B8 (trại giam chờ chuyển trại). Ngày đầu đến trại, ai ở khu B8 cũng đều đã biết Sơn “trô” là như thế nào nên đều “cung phụng” y. Duy chỉ có một phạm nhân tỏ ra bình thản, không khúm núm, thậm chí có phần thách thức Sơn. Tuy nhiên, khi mà ai cũng tưởng phạm nhân này sẽ bị nhừ đòn của Sơn thì bỗng chốc mọi thứ lại thay đổi. Sơn không đánh. Không những vậy, đại ca tuổi hai mươi này còn tỏ ra thích thú và lại gần hỏi han.
Chỉ sau một hồi hàn huyên, nhóm của Sơn có thêm một chiến hữu mới. Thanh niên này là Phùng Văn Hùng (tức “Ba đen”, SN 1990, trú tại phố Nguôi, phường Hội Hợp, TP. Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc). Hùng “ba đen” cũng có một tiền án về hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Hùng ít nói nhưng nổi tiếng nhiều “mưu” còn Hiếu là chiến hữu tích cực.
Do ngay từ khi mới bước chân vào trại tạm giam, Sơn đã có ý định trốn tù nên đôi mắt của gã thanh niên giang hồ này liên tục để ý và quan sát mỗi khi có cơ hội thích hợp. Làm nhiệm vụ đảm bảo an ninh trật tự tại buồng giam càng có điều kiện cho Sơn “trô” tìm hiểu thêm về những “chốt chặn” cần phải vượt qua.
Tuy nhiên, ý định là vậy nhưng vì chưa có cơ hội thích hợp nên cả ba đều kiên trì chờ đợi. Và rồi, ngày ấy cũng đã đến…
8h sáng ngày 18/8/2010, lợi dụng lúc các phạm nhân buồng giam B8 được ra “sân chim” (khoảng sân rộng trước khu giam) để tắm nắng và hít thở không khí ngoài trời, Sơn cùng Hiếu đã trèo lên cửa thông gió buồng giam bẻ 2 đoạn dây thép loại 5mm dài khoảng 15cm ở lưới thép B40 phía trên ô thoáng của “sân chim”.
Hai tên Hiếu và Sơn dùng 2 đoạn dây thép này cạy viên gạch lát hoa ở góc “sân chim” và dùng thừa nhựa múc đất đựng vào chậu nhựa với mục đích đào hố để cất giấu đồ vật cấm đem vào buồng giam. Trong lúc đó, tình cờ Sơn phát hiện một chiếc chìa khóa Việt Tiệp cũ rơi ở đó. Sơn liền nhanh tay cất giấu vào túi quần. Hai tên vừa cảnh giác vừa tiếp tục đào sâu xuống tạo thành một hố nhỏ có kích thước sâu 15cm, rộng 29 x 17 cm rồi đặt viên gạch lát hoa vào vị trí cũ để tránh cán bộ quản giáo phát hiện. Số đất đào ở hố lên, Sơn và Hiếu đem lên gác xép buồng giam, nắm thành từng nắm nhỏ và ném ra ngoài qua ô gió của buồng giam B8.
“Chìa khóa” của kế hoạch Sơn “trô”
Đến sẩm tối, khoảng 18h30′ cùng ngày, Sơn dùng chiếc chìa khóa cũ nhặt được ngoài sân chim mở thử khóa cửa buồng giam B8. Bất ngờ đã xảy ra khi chiếc chìa khóa này phát huy tác dụng, cửa mở được nên Sơn để như vậy cho các phạm nhân trong buồng ra sân chim chơi mà không gặp phải sự nghi ngờ của cán bộ quản giáo. Ý định trốn trại đối với gã phạm nhân 21 tuổi này vì thế mà càng lớn hơn.
Y dự định đến đêm thực hiện hành vi. Nhưng nếu chỉ mở cửa buồng giam B8 thì không thể trốn được, còn hai khóa lối đi chung giữa các khu giam khác (các B khác) và cổng khu giam.
Lúc này, Sơn nhờ đến nhân vật “thứ tư” nhưng có vai trò rất quan trọng trong việc trốn trại của chúng, phạm nhân Nguyễn Mạnh Đồng.
Đồng sinh năm 1992, trú tại xã Duy Phiên, Tam Dương, Vĩnh Phúc là người trẻ nhất trong kế hoạch của Sơn “trô”. Nếu nhìn bề ngoài, Đồng có khuôn mặt khá trẻ con và ngây thơ nhưng ẩn chứa đằng sau thanh niên 18 tuổi này là một “cao thủ hai ngón” với 1 tiền sự và hai tiền án.
15 tuổi, Đồng đã bắt đầu bước chân vào con đường tội lỗi khi giở trò trộm cắp và bị Công an huyện Tam Dương (Vĩnh Phúc) đưa đi giáo dưỡng tại trường giáo dưỡng số 2 Ninh Bình. Ra khỏi trường, Đồng “ngựa quen đường cũ” lại liên tiếp gây án. Trong hai năm 2009 – 2010, Đồng lần lượt bị tuyên phạt 4 tháng 15 ngày và 2 năm 6 tháng cũng vẫn về hành vi trộm cắp, tổng cộng hình phạt là 2 năm 10 tháng tù giam.
Biết Đồng nổi tiếng về tài ăn trộm và đặc biệt là có biệt tài mở khóa nên Sơn có ý định nhờ Đồng giúp sức cho mình trốn trại. Sơn, Hiếu cùng Hùng tính toán và lên các phương án thực hiện. Do buồng giam B8 có hai tầng, từ gác xép nhỏ là chỗ ngủ của mình, Hùng thông qua ô thoáng theo dõi lực lượng an ninh canh gác tại các chòi canh và cổng ra vào khu vực trại tạm giam.
Sơn “trô” cũng đã dự tính rằng, kế hoạch của hắn được thực hiện hay không chính là vấn đề then chốt ở chỗ hướng trốn chạy là hướng có nhóm canh gác lỏng lẻo nhất. Vì thế, hướng giữa chòi canh số 3 và số 4 là hướng được chọn. Nhóm phạm nhân liều lĩnh này cũng hết sức ranh ma, chúng không ngủ trong nhiều đêm liền để căn tính thời gian đổi gác của cán bộ quản giáo và lực lượng cảnh vệ bảo vệ vòng ngoài ở trại giam. Riêng Hiếu theo dõi cảnh vệ tại hai chòi canh số 3 và số 4.
Sau khi đã nắm được cơ bản lịch trực của cảnh vệ, Hiếu thông báo, mỗi ca gác thường kéo dài 2 tiếng và thời gian đổi gác chỉ vẻn vẹn có 5 phút. Như vậy, trong thời gian chỉ vẻn vẹn 5 phút ngắn ngủi, Sơn “trô” cùng các chiến hữu của mình phải mở được khóa, tiếp cận bờ tường rào, có dây leo lên và có vật cách điện qua hai dây điện trần vắt ngang chỗ thanh sắt hình chữ V…Ngày thứ sáu của kế hoạch trôi qua, Sơn “trô” quả quyết: “Nhất định đêm nay, tao sẽ trốn trại”. Hùng và Hiếu đồng tình, cả ba nhẩm tính: “21h đêm nay, chúng ta sẽ hành động…”.
Theo Giáo Dục VN
Vượt ngục chấn động: "Cắt" rừng, ôm súng tử thủ gần 30 ngày trên núi
Cắt rừng, lội suối, phạm nhân Sồng A Páo đã vượt hàng trăm cây số để về nhà. Để không bị bắt lại, y đã ôm súng rồi lên núi tử thủ.
Câu chuyện trốn tù của phạm nhân Sồng A Páo ở trại giam Hồng Ca cũng ly kỳ không kém gì phim hành động. Sau vụ trốn tù của Đàm Tuấn Nguyên khiến 1/3 số cán bộ, chiến sĩ của trại giam này phải bủa đi "bắt nã, cuộc đào tẩu của phạm nhân Sồng A Páo cũng khiến cán bộ trại giam Hồng Ca phải nằm phục suốt gần một tháng trời mới tóm được y.
Cắt rừng, lội suối, vượt hàng trăm cây số
Từ trung tâm TP.Yên Bái còn phải đi hơn 30km đường đèo núi quanh co mới tới được trại Hồng Ca. Trại giam được thành lập từ năm 1967, ban đầu nằm tại xã Hồng Ca, sau đó được chuyển về xã Hưng Khánh (thuộc huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái), được bao quanh bạt ngàn đồi núi trập trùng.
Đại tá Phạm Văn Khá, Giám thị trại Hồng Ca cho hay, đã gần 15 năm nay, trại không có phạm nhân trốn thoát (có trường hợp phạm nhân bỏ trốn song đều bắt lại thành công). Trại có đặc điểm, phạm nhân 100% là nam giới, chủ yếu là các đối tượng vùng Tây Bắc (trong đó có rất nhiều đối tượng là người dân tộc H'Mông, Thái...). Có khoảng 50% số phạm hoặc nguyên là con nghiện, hoặc liên quan đến án ma tuý.
Cũng như nhiều trại giam khác, tại trại giam Hồng Ca, những phạm nhân có án nhẹ có thể thuộc đội vệ sinh, được đi lại tự do quét dọn ở khu hành chính hoặc được lên đồi hái chè. Phạm nhân nào án nặng thì không được ra khỏi khu trại giam, tham gia sản xuất trong khuôn viên ấy. Lợi dụng điều này, rất nhiều tên đã âm mưu trốn trại.
Phạm nhân Sồng A Páo
Vụ trốn trại của Sồng A Páo (54 tuổi, dân tộc H'mông, trú tại xã Tân Lập, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La) xảy ra trong điều kiện ấy.Hồ sơ của Páo ghi rõ, phạm nhân này trước kia sống ở bản Piêng Cành, một bản có nhiều người liên quan đến ma túy và tù tội. Năm 2000 bị bạn bè cùng bản rủ rê, Sồng A Páo tham gia vận chuyển trái phép chất ma tuý tại cung đường quốc lộ 6 từ Lào qua Sơn La, Hòa Bình về xuôi.
Số lượng vận chuyển ma túy của Páo, y bảo không nhớ cụ thể là mấy cây nhưng y bị kết án tới 18 năm tù giam. Được di lý về trại giam Hồng Ca trả án từ tháng 8/2001, đến năm 2003 thì Páo bỏ trốn.
Khi đó, Páo thuộc quân số đội 12 (có trên 40 phạm nhân). Trong một lần được phép ra suối giặt quần áo cho các phạm nhân khác, thấy cán bộ lơ là, mất cảnh giác, khu suối lại vắng người nên Páo lập tức bỏ trốn.
Lúc y bỏ trốn, trên người mặc độc cái quần dân tộc dù trời lúc đó đã bắt đầu chớm lạnh. Có trong túi 70.000 đồng, Páo bắt xe ôm ngược Văn Chấn rồi ra Nghĩa Lộ. Sợ bị phát hiện, Páo bỏ xe và lúc đó cũng hết tiền, y cắt rừng, lội suốt, đi suốt mấy ngày đêm không nghỉ trở về bản của mình đúng một tuần sau đó.
Có vượt quãng đường gần mấy trăm cây số mới thấy sức bền của Páo. Sau này khi bị bắt lại, nghe Páo kể mà nhiều cán bộ, chiến sĩ trại giam Hồng Ca không khỏi ngạc nhiên và trầm trồ thán phục.
Về bản, sau một hồi thăm hỏi vợ con và họ hàng, Páo nghĩ thế nào cán bộ cũng sẽ đến để bắt y. Không muốn quay lại trại giam, Páo "thủ" một khẩu súng săn của Mỹ sản xuất và 20 viên đạn rồi leo thẳng lên một hang núi hiểm trở "lập căn cứ".
Ôm súng tử thủ gần 30 ngày trên núi
Ở trại giam Hồng Ca, lực lượng "bắt nã" được coi là một trong những đứa con cưng của trại. Công việc "bắt nã" (bắt can phạm trốn trại, có lệnh truy nã) vừa mất nhiều công sức, vừa nguy hiểm. "Nhưng nó là danh dự của người làm nghề này", cán bộ Trần Trọng Vượng (khi đó mang quân hàm Đại uý) đã tâm sự với chúng tôi như thế.
Thành tích của cán bộ Vượng ở trại giam Hồng Ca đều khiến anh em nể phục và yêu mến bởi anh đã cùng đồng đội trực tiếp bắt rất nhiều phạm nhân có lệnh truy nã và trốn trại. Vụ trốn trại của Sồng A Páo, chính Đại úy Vượng cũng là người trực tiếp bắt giữ.
Ngay sau khi phát hiện Páo bỏ trốn, phán đoán hướng đi của Páo khả năng cao là y sẽ quay về bản Piêng Cành nên 1/3 quân số của trại đã được lệnh chuẩn bị lên đường.
Đại úy Vượng và phạm nhân Páo tâm sự về câu chuyện cũ.
Biết Páo là đối tượng nguy hiểm nhưng rất tinh ranh. Đặc biệt, y thông thạo địa hình, lối đi và biết sử dụng vũ khí trong thời gian y đi vận chuyển ma túy nên lực lượng cảnh vệ của trại giam Hồng Ca được trang bị thêm vũ khí, thậm chí là lựu đạn cay từ Công an tỉnh Yên Bái.
Sau khi xác định được Páo về nhà và đã lên núi, lại có cả súng nên phương án đầu tiên của lực lượng "bắt nã" là thuyết phục hắn ra hàng. Tuy nhiên, suốt một tuần ròng rã bắc loa kêu gọi không có kết quả. Phương án tiêu diệt đã được đưa ra nhưng khi Đại úy Vượng cùng anh em chiến sĩ chuẩn bị phương án tác chiến thì nhận lệnh của lãnh đạo Cục V26 là tuyệt đối không được "dùng biện pháp mạnh" mà phải tìm mọi cách bắt sống!
Páo thông thạo địa hình, lại liên tục thay đổi chỗ ở, di chuyển rất khôn ngoan là dựa vào các vách đá dựng đứng nên lực lượng trinh sát, cảnh vệ và cán bộ chiến sĩ trại Hồng Ca bám theo rất vất vả.
Khi ập vào một hang nghi Páo ở thì y đã tẩu thoát trước đó có tích tắc. Gần 1 tháng liên tục, chiến sĩ người nào người ấy cũng cũng râu tóc xồm xoàm, phờ phạc vì nằm rừng.
Qua thông tin địa bàn, lực lượng truy bắt nắm được việc Páo sẽ di chuyển sang một hang mới, Đại úy Vượng và anh em thành lập một tổ phục kích. Trong khi đó, các tổ khác vẫn tiếp tục làm nhiệm vụ "nghi binh" lùng sục khắp các hang núi khác, trừ hang mà Páo sắp đến.
2h sáng, khi rừng núi Mộc Châu chìm trong sương mù, tiếng chim cú và những âm thanh đặc trưng của bóng đêm vây bủa, nhiều người nín thở chờ đợi một bóng đen sẽ di chuyển vào cửa hang.
Đúng như dự đoán, khi Đại úy Vượng nghe tiếng lá cây và những cành củi mục gãy rắc nhẹ ở cửa hang, một bóng đen khẽ khàng đặt bước chân đi vào. Lập tức, Đại úy Vượng lúc này ở gần vị trí cửa hang nhất đã lao lên quật ngã tên Páo. Biết mình bị phục kích, Páo điên cuồng chống trả, y thậm chí còn cắn vào tay Đại úy Vượng. Nhờ đồng đội hỗ trợ, Đại úy Vượng còng được tay tên Páo. Tên tội phạm nguy hiểm được giải đi ngay trong đêm, đề phòng đồng bọn của hắn đánh tháo...
Tính đến lúc bị bắt lại, Páo đã lập nên một kỷ lục của trại giam Hồng Ca: trốn được gần 1 tháng - chính xác là 26 ngày. Bị bắt lại, Páo bị kết thêm 15 tháng tù. Sau này, khi được hỏi: "Vì sao lại có ý định trốn trại", phạm nhân này thổ lộ rằng: "Hồi đó, tôi nghe trại Hồng Ca đang từ loại 2 bị chuyển xuống loại 3, không giam giữ phạm nhân có án dày nữa. Mà tôi lại mang án dày, dễ bị chuyển đi nơi khác. Ở đây, tôi đã quen từ cán bộ cho đến các phạm nhân, chuyển đi thì phải làm lại từ đầu, khổ quá. Vì thế, nảy sinh tư tưởng bỏ trốn". Thoạt nghe, có thể nghĩ câu chuyện của Páo như thành thật nhưng ai cũng bảo Páo rất quái, y rất thông minh khi câu trả lời đổ lỗi cho nguyên nhân khách quan. Và có lẽ vì vậy mà Páo nhận mức án đã được giảm nhẹ là 15 tháng tù thêm.
Về chi tiết cắn Đại úy Vượng lúc y bị bắt, Páo "hồn nhiên chối tội" và lại đổ cho nguyên nhân khách quan: "Khi đó, tôi bị còng tày. Cái còng chặt quá, đau cổ tay nên đưa lên miệng cắn (!?). Đúng lúc, cán bộ Vượng đưa tay vào ngăn lại nên thành ra cắn vào tay cán bộ".
Cán bộ quản giáo ở đây cho hay, Páo có một gia đình nhỏ ở bản Piềng Cành và có đến 7 đứa con vì đẻ cố cho được thằng con trai. Đến nay, vợ Páo đã bỏ đi lấy người khác, con cái thì đi lung tung mỗi đứa mỗi nơi.
Và còn những câu chuyện chưa kể
Câu chuyện của Páo kết thúc và xảy ra trước vụ trốn trại của Đàm Tuấn Nguyên. Thế nhưng, ở Hồng Ca, vẫn còn những câu chuyện trốn trại nhưng xảy ra đã lâu và những người làm công tác quản giáo cũng ít nhắc lại. Có chăng, thi thoảng trong những câu chuyện vui với chúng tôi, các anh nhắc lại như là những dư vị khó quên của cuộc đời làm nghề "bắt nã".
Kể thêm những vụ trốn trại ở Hồng Ca như vụ đào tẩu của Nguyễn Văn Bắc tức Bắc "Què". Hắn trốn trại, được đồng bọn ngoài xã hội chở bằng xe máy. Chính Đại uý Vượng là người đã phóng xe máy Win 100 rượt theo. Khi bị truy đuổi, Bắc hô đồng bọn bỏ đường cái, rẽ vào đường mòn. Rồi hắn vọt xuống, chạy thục mạng về phía rừng. Kiên quyết không để Bắc trốn trại thành công, Đại úy Vượng cũng nhảy khỏi xe, đuổi theo. Tên Bắc nhỏ thó nhưng chạy thoăn thoắt, nếu hắn vào được đến rừng thì xong! Đại úy Vượng vừa chạy vừa rút súng bắn chỉ thiên, hắn vẫn không dừng, buộc anh bắn thẳng. Viên đạn trúng bắp chân, Bắc ngã quỵ ngay bìa rừng. Đưa về trại, hắn có biệt danh Bắc "Què" từ ngày ấy.
Lại có vụ phải dùng mưu, như vụ bắt tên Đỗ Văn Thiện. Sau khi trốn trại, tên này lỉnh vào hồ Thác Bà. Hồ rộng mênh mông với hàng ngàn hòn đảo, hắn lại bơi lặn giỏi như rái cá. Thoáng thấy bóng ca nô cảnh sát là hắn "lặn" mất tăm. Đại úy Vượng và anh em điều tra .Biết hắn có cô bồ bán hàng ở ven hồ, anh em tổ chức phục kích. Mấy hôm yên yên, Thiện mò lên với bồ tranh thủ hú hí thì bị tóm sống.
Nhờ sự cương quyết truy bắt những phạm nhân trốn trại của các cán bộ trại giam mà gần 15 năm nay, Trại Hồng Ca rất ít phạm nhân bỏ trốn. Bởi họ biết, nếu có trốn cũng không thể nào thoát!
Sương mù bao trùm khắp miền núi của Hồng Ca vào một ngày chớm đông. Có nhiều dịp lên Hồng Ca công tác và tác nghiệp, chúng tôi được các quản giáo ở đây kể cho nhiều câu chuyện thú vị về người và đất Hồng Ca, trong đó nhiều kỉ niệm nhất là những câu chuyện trốn tù của phạm nhân.
Ở kỳ sau, chúng tôi sẽ tiếp tục câu chuyện trốn tù của một nhóm thanh niên tại Vĩnh Phúc. Một âm mưu được chuẩn bị kỹ lưỡng trong 1 tuần và thực hiện trót lọt ngay trong đêm đầu tiên thực hiện.
Theo Giáo Dục VN
Cuộc trốn tù ngoạn mục và tình lụy của tên cướp đẹp hút hồn Có một tiền án về tội sử dụng vũ khí trái phép, phạm nhân Đàm Tuấn Nguyên đã hai lần vượt ngục. Trong ngày tháng lang thang tìm nơi trú ngụ khi trốn tù, tên cướp có khuôn mặt điển trai đến giật mình đã nhận ra chân lý sống khi được một cô gái thề non hẹn biển. Trạigiam Hồng Ca (Yên...