Vượt nắng nóng, tăng tốc các công trình xây dựng cơ bản ở Hà Tĩnh
Chào mừng đại hội Đảng các cấp, trên các công trường xây dựng ở Hà Tĩnh, dù nắng nóng kéo dài nhưng công nhân lao động vẫn kiên trì vượt khó, đẩy nhanh tiến độ thi công, sớm hoàn thành trước mùa mưa bão.
Đơn vị thi công gấp rút hoàn thành công trình kè chống sạt lở khu vực trung tâm hành chính huyện Vũ Quang.
Từ 5 giờ sáng, công nhân làm việc tại công trình kè chống sạt lở khu vực trung tâm hành chính huyện Vũ Quang đã chuẩn bị cho một ngày làm việc mới.
Được xem là hạng mục quan trọng nhất trong dự án “Sống chung với lũ huyện Vũ Quang”, nên những ngày này, công nhân thi công đang gấp rút hoàn thiện những hạng mục còn lại, trước khi bước vào mùa mưa.
Dù gấp rút thi công, nhưng các hạng mục công trình đều được tiến hành cẩn trọng, đảm bảo chất lượng và tiến độ
Anh Phạm Quang Trung – công nhân thi công kè chống sạt lở chia sẻ: “Đối với công nhân xây dựng, vấn đề thời tiết có ý nghĩa quyết định rất lớn. Thế nên, dù trời nắng nóng, chúng tôi cũng phải tận dụng thời gian để đẩy nhanh tiến độ, hoàn thành công trình trước mùa mưa bão”.
Cũng theo anh Trung, hiện tại công trình kè chống sạt lở khu vực trung tâm hành chính huyện Vũ Quang đã hoàn thành được hơn 80%, dự kiến tháng 10/2020 sẽ hoàn thành tất cả các hạng mục.
Anh Phan Văn Định, công nhân thi công tại dự án đường nối quốc lộ 1A – Mỏ sắt Thạch Khê (giai đoạn II) chia sẻ: “Những ngày qua, nắng nóng kéo dài, anh em ai cũng mệt, nhưng chúng tôi vẫn cố gắng khắc phục, nỗ lực làm việc để hoàn thành các hạng mục công trình mà Ban quản ý dự án đã đặt ra.
Video đang HOT
Vượt lên những khó khăn về thời tiết, công nhân làm việc cần mẫn với niềm vui khi mỗi ngày nhìn thấy công trình dần hoàn thiện. Trong ảnh: Trên công trường dự án đường nối quốc lộ 1A – Mỏ sắt Thạch Khê (giai đoạn II).
Hiện, công trình đã hoàn thành được 70% tiến độ, chúng tôi đang tiến hành đổ đá dăm và dự kiến đến đầu tháng 8 có thể đưa vào sử dụng”.
Công nhân lát kè tại công trình cải tạo và nâng cấp hệ thống kênh tưới, tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp và thoát lũ cho vùng Bắc Thạch Hà “quên” nắng nóng nhiều ngày nay.
Để đạt hiệu quả công việc cao, Ban quản lý công trình cải tạo và nâng cấp hệ thống kênh tưới, tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp và thoát lũ cho vùng Bắc Thạch Hà (do UBND huyện Thạch Hà làm chủ đầu tư) đã điều chỉnh giờ làm việc hợp lý cho công nhân: buổi sáng làm từ 5 giờ đến 10 giờ; buổi chiều làm từ 15 giờ đến 18 giờ.
Anh Nguyễn Văn Nam – công nhân đội lát kè tại công trình chia sẻ: “Thời tiết những ngày gần đây đã xuất hiện mưa giông vào buổi chiều nên chúng tôi tranh thủ những lúc nắng, tập trung thi công đẩy nhanh tiến độ để tránh mùa mưa bão, vì khi mưa xuống, nước ngập, mọi hoạt động sản xuất trên công trường gần như phải dừng lại”.
Việc ban quản lý thay đổi giờ làm việc đã giúp anh Nguyễn Văn Nam và những công nhân khác làm việc hiệu quả hơn.
Ông Nguyễn Danh Phong – Phó Giám đốc Ban quản lý đầu tư xây dựng huyện Thạch Hà cho biết: Ban quản lý đã chỉ đạo các nhà thầu đẩy nhanh tiến độ, tranh thủ nắng nóng để hoàn thành các hạng mục quan trọng trước mùa mưa bão.
Công nhân miệt mài san lấp mặt bằng.
Để đảm bảo hiệu quả công việc trong tình hình nắng nóng dài ngày, chúng tôi đã bố trí, sắp xếp thời gian cho cán bộ, công nhân làm việc tại công trình một cách hợp lý, buổi sáng làm từ 5 giờ đến 10 giờ; buổi chiều làm từ 15 giờ đến 18 giờ”.
Cũng theo ông Phong, hiện tại, công trình cải tạo và nâng cấp hệ thống kênh tưới, tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp và thoát lũ cho vùng Bắc Thạch Hà đã đạt 40% tiến độ, dự kiến cuối tháng 8 sẽ hoàn thành tất cả các hạng mục – nếu thời tiết thuận lợi.
Trên nhiều công trường ở Hà Tĩnh, dù chịu ảnh hưởng lớn của thời tiết nắng nóng nhưng không vì thế mà tiến độ hoàn thành các dự án bị chậm lại.
Tất cả công nhân đều phải chạy đua với nắng, để hoàn thiện công trình. Trong ảnh: Công nhân đang gấp rút rải thảm trên tuyến đường huyện Thăng Dương (ĐH.125) ở xã Nam Phúc Thăng (Cẩm Xuyên) và dự kiến sẽ thông tuyến vào cuối tháng 7.
Ngoài huy động phương tiện, máy móc thay sức người, các chủ đầu tư dự án cũng có những giải pháp để vừa bảo vệ sức khỏe cho cán bộ, công nhân, vừa đáp ứng yêu cầu tiến độ thi công đề ra .
Lượng nước trong đập còn khá lớn, đất nông nghiệp gần cạnh vẫn "khát"
Nằm kế cận phía dưới đập nước gần 3 triệu m3 nhưng nhiều diện tích đất sản xuất nông nghiệp và đời sống dân sinh của hàng trăm hộ dân xã Kim Hoa (Hương Sơn, Hà Tĩnh) phải chịu cảnh "khát nước".
Đập Liên Hoàn ở xã Kim Hoa (Hương Sơn - Hà Tĩnh) có dung tích gần 3 triệu m3 nước
Mặc dù nắng nóng kéo dài hơn 1 tháng qua, nhưng đập Liên Hoàn ở xã Kim Hoa (Hương Sơn - Hà Tĩnh) vẫn đang tích trữ một khối lượng nước khá lớn, khoảng 1 triệu m3 nước trên tổng số 3 triệu m3 nước dung tích kỹ thuật của đập.
Trước đây, nguồn nước đập Liên Hoàn là "bầu sữa" giải khát cho 40 ha sản xuất lúa và tưới cho nhiều diện tích cây trồng cạn của 4 thôn: Bình Thủy, Minh Thủy, Trung Thủy và An Thủy. Không chỉ chống hạn cho cây trồng, đây còn là nguồn nước "giải khát" cho gia súc, gia cầm và sinh hoạt cho hàng trăm hộ dân trong mùa nắng nóng.
Hệ thống cống vận hành đập Liên Hoàn đóng mở không hiệu quả, gây sụt lún thân đập và làm tắc dòng chảy. (Ảnh: Phần thân đập bị sụt lún (khoanh màu đỏ) gây tắc cống, chặn dòng chảy cấp nước)
Tuy nhiên, 5 năm trở lại đây, cống đập Liên Hoàn bị hư hỏng, việc vận hành đóng mở không hiệu quả, thân đập sụt lún làm tắc dòng chảy. Hàng triệu khối nước phía thượng lưu không thể dẫn vào kênh tưới mà còn bị rò rỉ qua thân đập làm lãng phí nguồn nước, nguy cơ vỡ đập trong mùa mưa lũ.
"Đập Liên Hoàn được xây dựng từ năm 1968. Mặc dù đã qua một số lần sửa chữa nhưng 5 năm lại nay đã sụt lún, hư hỏng. Đặc biệt, cống không còn tác dụng đóng mở, điều tiết nước. Nhiều năm qua, khoảng 40 ha sản xuất lúa vụ hè thu của Nhân dân địa phương nằm ngay dưới thân đập phải bỏ hoang" - ông Nguyễn Xuân Linh, Phó Chủ tịch UBND xã Kim Hoa cho biết.
Hệ thống kênh mương kiên cố, dài hơn 2,5km trị giá hàng trăm triệu đồng để dẫn nước từ đập về các thôn nhưng nhiều năm qua bị bỏ hoang do không có nước
Không chỉ ruộng đất bị bỏ hoang vì thiếu nước mà người dân các thôn phía dưới đập Liên Hoàn cũng rất khổ sở vì nằm cạnh đập nước nhưng phải chịu "khát". Đặc biệt, vì cống không điều tiết được nước nên hệ thống kênh mương dẫn nước từ đập về các thôn cũng bị bỏ hoang, cây cối phủ kín mương từ nhiều năm nay.
"Nhà nước và Nhân dân địa phương đã chung tay đầu tư xây dựng hệ thống kênh mương kiên cố, dài hơn 2,5km trị giá hàng trăm triệu đồng để dẫn nước từ đập về các thôn nhưng nhiều năm qua bị bỏ hoang do không có nước. Mùa hè, nhiều diện tích cây rau màu, cây ăn quả bị cháy khô. Người và gia súc, gia cầm cũng "héo hon, bơ phờ" vì thiếu nước" - ông Võ Yên, trưởng thôn Bình Thủy, xã Kim Hoa cho hay.
Nhiều năm qua, 40 ha sản xuất lúa vụ hè thu của Nhân dân địa phương nằm ngay dưới thân đập phải bỏ hoang vì thiều nước tưới
Người dân và chính quyền xã Kim Hoa mong muốn sớm được cấp trên quan tâm đầu tư sửa chữa hệ thống vận hành đập Liên Hoàn để phục vụ sản xuất cũng như đời sống sinh hoạt, đặc biệt là trong mùa nắng nóng.
Nông dân Hà Tĩnh "gác lễ", nô nức xây công trình chào mừng đại hội Đảng Tranh thủ thời tiết thuận lợi, trong những ngày qua, nhiều nông dân Hà Tĩnh đã tạm gác kỳ nghỉ lễ, tập trung xây dựng công trình chào mừng đại hội Đảng các cấp, góp phần tạo không khí thi đua sôi nổi ở các địa phương... Thời tiết trong những ngày nghỉ lễ khá mát mẻ... ...là điều kiện thuận lợi để...