Vượt mốc 200.000 ca/ngày, nước Pháp bước vào làn sóng Covid-19 thứ 7
Nước Pháp đang ở trong làn sóng dịch Covid-19 thứ 7. Đây là khẳng định của Bộ trưởng Y tế Pháp Francois Braun sau khi số ca mắc mới vượt mốc 200.000 ca trong ngày 5/7
Bộ trưởng Y tế Pháp đặc biệt khuyến cáo người dân cần đeo khẩu trang khi đến nơi đông người và tăng tốc chiến dịch tiêm mũi vắc-xin tăng cường thứ 2 cho người cao tuổi và dễ bị tổn thương.
Theo Cơ quan Y tế công Pháp, làn sóng dịch bệnh mới đang lan rộng trên toàn lãnh thổ. Số người mắc Covid-19 mới ngày hôm qua (5/7) đã vượt mốc 200.000 trường hợp, đưa số ca mắc trung bình lên 120.000 người/ngày trong vòng 1 tuần qua. Tổng số người nhập viện vì Covid-19 đã tăng lên hơn 17.000 trường hợp, trong đó hơn 1.000 ca phải điều trị tích cực.
Những khu vực bị ảnh hưởng mạnh nhất là vùng thủ đô Ile-de-France khi ghi nhận tỷ lệ dương tính với Covid-19 vượt 1.200 ca trên 100.000 dân, trong khi tại thành phố Lyon, đô thị lớn thứ 3 tại Pháp thì cứ 2 người đi xét nghiệm thì 1 người dương tính với virus.
Ngành y tế Pháp đang chuẩn bị đối phó với làn sóng Covid-19 thứ 7. (Ảnh: Le Monde)
Video đang HOT
Phát biểu trong phiên điều trần trước Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội, Bộ trưởng Y tế mới của Pháp ông Francois Braun cảnh báo nước Pháp đang thực sự bước vào làn sóng Covid-19 mới.
“Nước Pháp hiện đang phải đối mặt với làn sóng Covid-19 thứ 7. Các biến thể của biến thể Omicron như BA.4 và BA.5 hiện đã chiếm ưu thế và đang gây ra một đợt bùng phát dịch bệnh trên khắp cả nước. Tuy nhiên, nước Pháp không phải trường hợp duy nhất khi mà đợt bùng phát mới này hiện đang lan ra toàn châu Âu” – Bộ trưởng Y tế mới của Pháp ông Francois Braun nhấn mạnh.
Bộ trưởng Y tế Pháp Francois Braun cũng cho biết làn sóng dịch thứ 7 tại Pháp có thể đạt đỉnh trong vòng 6 tuần, tương tự diễn biến dịch bệnh diễn ra tại Bồ Đào Nha hay Nam Phi.
Để đối phó với làn sóng dịch bệnh mới, người đứng đầu ngành Y tế Pháp nhấn mạnh 2 nội dung chiến lược là đẩy mạnh công tác tuyên truyền, khuyến cáo người dân cần nâng cao ý thức tự bảo vệ, đặc biệt là đeo khẩu trang khi đến chỗ đông người hay tham gia các không gian kín.
Bộ Y tế Pháp cho biết cũng sẽ đẩy nhanh tốc độ tiêm mũi tăng cường thứ 2 cho những người dễ bị tổn thương và trên 60 tuổi. Các số liệu thống kê cho thấy, mới chỉ có gần 3 triệu trong tổng số 8,7 triệu người Pháp đủ điều kiện là đã tiêm vaccine thứ 4.
Ông Francois Braun cũng cho biết Dự thảo luật “Giám sát và an ninh y tế” mới đã được gửi tới Uỷ ban Luật pháp để xem xét trước khi Thủ tướng Elisabeth Borne trình lên Quốc hội. Hai nội dung chính dư luật này là cho phép kéo dài cơ chế giám sát và truy vết Covid-19 thông qua ứng dụng “Tous Anti-Covid” đến hết 3/2023 và thứ 2 là tuỳ theo diễn biến dịch bệnh sẽ thiết lập lại quy định kiểm tra giấy thông hành y tế trước khi hành khách nhập cảnh vào Pháp./.
Báo cáo mật tiết lộ tháp Eiffel rỉ sét nặng, cần sửa chữa toàn bộ?
Tháp Eiffel đang bị rỉ sét, tuy nhiên thay vì được sửa chữa toàn bộ, tòa tháp này chỉ được sơn lại để đón Olympic 2024 ở Paris (Pháp), theo một báo cáo mật.
Người ủng hộ Tổng thống Pháp Emmanuel Macron ăn mừng tại Champs de Mars gần tháp Eiffel sau khi ông tái đắc cử hồi tháng 4. Ảnh REUTERS
Theo một báo cáo mật được tạp chí Marianne của Pháp dẫn lại, tháp Eiffel đang bị rỉ sét và cần được sửa chữa toàn bộ. Tuy nhiên, công trình nổi tiếng của nước Pháp chỉ được sơn sửa lại với chi phí 60 triệu euro (62,6 triệu USD) trước Thế vận hội mùa hè 2024 ở Paris.
Tháp Eiffel cao 324 mét và làm bằng sắt. Công trình 133 tuổi này được kỹ sư Gustave Eiffel và các đồng nghiệp xây dựng vào cuối thế kỷ 19. Đây là một trong những địa điểm du lịch được ghé thăm nhiều nhất trên thế giới, đón khoảng 6 triệu du khách mỗi năm.
Tuy nhiên, báo cáo mật của các chuyên gia được tạp chí Marianne trích dẫn cho thấy công trình này đang bị rỉ sét và trong tình trạng tồi tệ.
"Nếu Gustave Eiffel đến thăm nơi đó, ông ấy sẽ lên cơn đau tim", Marianne dẫn lời một người quản lý giấu tên tại tòa tháp cho biết.
Công ty vận hành và quản lý tòa tháp, Societe d'Exploitation de la Tour Eiffel (SETE), không đưa ra bình luận về các thông tin trên.
Tháp Eiffel đang được sơn lại với chi phí 60 triệu euro để chuẩn bị cho Thế vận hội 2024. Đây là lần thứ 20 công trình này được sơn lại.
Khoảng 30% tòa tháp đáng lẽ đã được cạo bỏ lớp sơn cũ và sau đó được sơn hai lớp sơn mới. Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 và sự hiện diện của chì trong lớp sơn cũ đã khiến tiến độ công việc bị chậm trễ. Theo tạp chí Marianne, chỉ 5% tháp Eiffel được xử lý.
Tờ tạp chí này cũng đưa tin rằng trong một thời gian dài, SETE không muốn đóng cửa tòa tháp vì không muốn mất đi doanh thu từ khách du lịch.
Phi công Việt Đỗ Hữu Vị được đặt tên quảng trường ở Pháp Ngày 9-7-1916, giữa Thế chiến I khốc liệt, đại úy - phi công Đỗ Hữu Vị đã hy sinh dưới làn đạn chiến tranh ở vịnh Somme, miền bắc nước Pháp.106 năm sau, ông được nước Pháp tri ân bằng cách đặt tên cho một quảng trường ở Paris. Đại úy phi công Đỗ Hữu Vị đã được nước Pháp đặt tên cho...