Vượt mặt giải đấu CS:GO, HPL Tập Kích 2016 có đang quá liều lĩnh?
HPL 2016 đang thực sự là ẩn số lớn trong các giải đấu eSports đang tổ chức khắp nơi trên thế giới. Một “kẻ vô danh”, mới tổ chức lần đầu nhưng đã dám đánh 1 trận rất lớn như vậy, cả gan vượt mặt CS:GO về giá trị tiền thưởng nhưng có đủ sức để thành công hay không?
Eleague đang là giải đấu CS:GO nổi tiếng nhất khi có tổng giá trị giải thưởng lên đến 1.4 triệu đô quy tụ 24 đội tuyển mạnh nhất thế giới. Tất cả mọi game thủ yêu thích CS:GO nói riêng và FPS nói chung đều đã hướng về đây như cái đích cuối cùng trong năm.
Nhưng tại sao CS:GO có thể tổ chức ra những giải đấu như vậy? Bởi vì đây là một game lâu đời, nó liên tục hoàn thiện để phù hợp với thời đại. Nó sở hữu 1 cộng đồng phát triển cực mạnh, những game thủ tâm huyết, những huấn luyện viên chuyên nghiệp, quan trọng hơn nó quy tụ những đơn vị tổ chức hàng đầu thế giới về các giải đấu tương tự. Nhờ nền tảng &’thể lực’ quá mạnh như vậy, thật dễ hiểu để có thể nói giải đấu CS:GO chưa từng ngán bất cứ một giải nào tương tự từ mức tiền thưởng cho đến quy mô.
Vậy mà, tại khu vực Châu Á bỗng nhiên xuất hiện một giải đấu trên mobile ít tiếng tăm. Thậm chí, mới chỉ là lần đầu được tổ chức đã có quy mô ngang tầm như vậy. Giá trị giải thưởng còn vượt mặt cả Eleague danh giá, lên đến 1,5 triệu đô. Đó có phải là một kiểu &’chơi quá tay’ hay nó thực sự đã quy tụ đầy đủ các yếu tố để sẵn sàng đi theo hướng chuyên nghiệp như CS:GO cho dù mới chỉ phát hành không được bao lâu?
HPL 2016 đang thực sự là một giải đấu liều lĩnh. Liều lĩnh vì lần đầu tiên một game mobile chuyển hướng sang eSports có số tiền thưởng cao đến như vậy, tới 35 tỷ đồng và đó mới chỉ là giá trị tiền thưởng cho VĐV chứ chưa phải số tiền chi ra để tổ chức. Liều lĩnh vì con số để tổ chức ước tính tới hơn 100 tỷ đồng, tương đương với 5 triệu đô. Ở mức tiền đó, buộc các nhà tổ chức phải dồn toàn lực trong tất cả các khâu và không thể để sai sót ở bất cứ đâu làm ảnh hưởng đến quá trình thi đấu của game thủ. Sự chuyên nghiệp phải được đẩy lên cao nhất, tương đồng với những gì mà Eleague tổ chức.
Video đang HOT
Tuy nhiên, sự liều lĩnh này hoàn toàn có cơ sở. Crisis Action, tên gốc củaTập Kích tại thị trường nước ngoài đã có một sự phát triển bùng nổ chỉ trong có vài tháng. Phát hành trên nền tảng di động, hoàn toàn miễn phí đã khiến nó đi rất xa, cơ chế gameplay đơn giản phù hợp với thị trường Châu Á khiến nó có mặt tại nhiều quốc gia như Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam, HongKong, Đài Loan, Singapore, Malaysia, Indonesia, thậm chí còn vươn cả đến những thị trường khó tính như Bắc Mỹ. Nhờ sự lớn mạnh không ngừng này mà cộng đồng Tập Kích quốc tế tăng trưởng cực kì nhanh chóng bao gồm cả Việt Nam.
Các giải đấu lớn nhỏ đã dần xuất hiện, sự cạnh tranh cũng vì thế được đẩy lên cao. Giờ đây, để chiến thắng, game thủ tham gia các giải này không chỉ phải sử dụng kĩ năng cá nhân mà còn phải sử dụng cả chiến thuật. Những HLV chuyên nghiệp ra đời từ đó và không ít người đã có kinh nghiệm chiến đấu từ những game như CS:GO tham gia khiến các giải càng tăng thêm phần kịch tính.
Nhờ sự bùng nổ trong một thời gian ngắn như vậy đã tạo ra sức ép rất lớn lên đơn vị phát triển và phát hành gốc khiến họ nghĩ đến việc cần phải có ngay 1 giải đấu chuyên nghiệp ở mức cao nhất do họ đứng ra tổ chức, chứ không thể nhỏ lẻ thêm được nữa. HPL 2016 đã ra đời. Quy tụ những đơn vị tổ chức hàng đầu khu vực bao gồm cả VTC Mobile với kinh nghiệm thực hiện giải lâu năm và đảm bảo chắc chắn sự chuyên nghiệp.
VTC Mobile đã tân dụng triệt để cơ hội này để thực hiện giải đấu game mobile eSports lớn nhất trong lịch sử ngành game tại Việt Nam, HPL Tập Kích 2016 với mức tiền thưởng lên đến 1 tỷ đồng từ VTC Mobile, trong đó 240 triệu tiền mặt dành cho đội vô địch là để chứng minh cho quyết tâm hiện thực hóa giải đấu cực lớn và không kém Eleague đó. Kinh phí tổ chức thực tế còn khủng khiếp hơn. Họ vạch ra một con đường rõ ràng khi chia thành 3 khu vực với hơn 5000 game thủ tham dự, chia làm 1000 đội, nhằm tiến tới trận chung kết quốc gia và tuyển ra đội mạnh nhất tham dự tại Bắc Kinh – Trung Quốc.
Lịch trình giải đấu HPL tại Việt Nam.
Trận chiến cuối cùng tại Trung Quốc sẽ quy tụ những đội mạnh nhất từ các quốc gia phía trên với tổng giải thưởng lên đến 1,5 triệu đô hay 35 tỷ đồng với hệ thống khán đài tiên tiến nhất. Từ một game mới chỉ phát hành cách đây ít lâu, nhưng đã sở hữu 1 cộng đồng mạnh, game thủ dày dạn kinh nghiệm, những HLV chuyên nghiệp tới từ các game FPS nổi tiếng khác và những đơn vị tổ chức giải đấu nhiều năm kinh nghiệm của khu vực hứa hẹn 1 giải đấu HPL 2016 chất lượng, hoàn toàn có thể sánh ngang với những gì mà Eleague của CS:GO đã thực hiện, thậm chí còn vượt mặt bởi tổng giá trị tiền thưởng.
Một sự liều lĩnh nhưng đầy tính toán và quy mô sẽ giúp cho giải đấu này trở nên hấp dẫn hơn bao giờ hết. Đừng ngại ngùng gì mà không tham gia ngay từ bây giờ thêm nữa, hỡi các game thủ yêu thích FPS, 240 triệu đang đợi bạn tới lấy về!
Thông tin chi tiết về giải đấu Tập Kích – Hero Pro League : http://giaidau.tapkich.vn/
Fanpage Tập Kích: https://www.facebook.com/tapkich.vn
Theo Game4V
Bạn sẽ không thể tặng key CS:GO cho gamer khác trong mùa Steam Sale
Nhiều game thủ đang thực sự thắc mắc khi họ có thể tặng mọi game cho những người chơi khác là bạn bè, người thân... ngoài trừ việc tính năng này hoàn toàn vô dụng với CS:GO. Tại sao lại như vậy? Valve đã có lời giải thích sau đó ít lâu.
Khá nhiều game thủ phàn nàn về việc họ không thể mua game dưới dạng quà tặng cho người chơi khác dù đã thử đủ mọi cách. Nhưng họ sớm nhận ra, Valve đã hoàn toàn tắt tính năng này đi từ khi Steam Summer Sale 2016 bắt đầu và dưới đây là lý do:
Bạn sẽ không thể tặng CS:GO trong dịp giảm giá lần này vì mục tiêu lớn nhất của chúng tôi là để phát triển cộng đồng và lịch sử bằng cách để cho người mới tự tìm hiểu, tự search và tự tìm ra cách để mua CS:GO cũng như hàng ngàn tựa game khác cho chính họ.
Hợp lý đấy, nhưng đó không phải là toàn bộ câu chuyện. Những người chơi lâu năm hoàn toàn có thể nhận ra được rằng, việc tắt tính năng tặng quà CS:GO có mục đích hạn chế những trader tiến hành mua game với mức giá rẻ tới 50%. Sau đợt sale, họ bán lại cho người khác nhằm kiếm lời và số lượng người mua thì chủ yếu là những cheater đã bị VAC (hệ thống chống hack của Valve) ban trước đó, hoặc thông qua một số đầu nậu thu mua để chuyển tới những game thủ có mong muốn lấy game giá rẻ rồi vào game tác oai tác quái tiếp.
Tính năng tặng game dưới dạng quà như vậy không khác gì là một hành động tiếp tay cho giặc khi người chơi có thể dễ dàng mùa game với mức giá rẻ mà bình thường không phải muốn là họ có thể mua được ngay. Cho nên, để hạn chế việc các cheater trong tương lai, Valve đã tạm tắt tính năng này đi cho dù đã bị kêu ca phàn nàn.
Thật khó để có thể trách họ được gì.
Theo Game4V
Moba trên Mobile mảnh đất lành cho gamer nghiệp dư Game thủ nghiệp dư và chuyên nghiệp chỉ khác nhau bởi cách gọi tên nhưng ranh giới và độ chênh lệch về trình độ giữa 2 khái niệm này chính là một trời một vực. Số tiền mà họ kiếm được bằng cách chơi game cũng khác xa nhau. Nếu như game thủ chuyên nghiệp có cơ hội tại vô số các giải...